ĐẶC KHU HÀNH CHÍNH HỒNG KÔNG – Media OutReach Newswire – Một nhóm các nhà nghiên cứu do Giáo sư Zhiqin Chu, Phó giáo sư Khoa Kỹ thuật Điện và Điện tử và Giáo sư Yuan Lin, Giáo sư Khoa Kỹ thuật Cơ khí, Khoa Kỹ thuật của Đại học Hồng Kông (University of Hong Kong – HKU) đứng đầu đã phát triển một phương pháp mang tính đột phá để sản xuất hàng loạt màng kim cương siêu mỏng và siêu linh hoạt. Nhóm các nhà nghiên cứu này hợp tác với Giáo sư Kwai Hei Li, Trợ lý giáo sư của Đại học Khoa học và Công nghệ miền Nam và Giáo sư Qi Wang, Giáo sư của Viện Quang điện tử Đông Quan (Dongguan) thuộc Đại học Bắc Kinh.

HKU engineering researchers develop revolutionary diamond fabrication technology

Những màng kim cương siêu mỏng và siêu linh hoạt này tương thích với các công nghệ sản xuất chất bán dẫn hiện có và do đó, về nguyên tắc, có thể được chế tạo thành nhiều loại thiết bị điện tử, quang tử, cơ học, âm thanh và lượng tử.

Phương pháp bóc tách cạnh (edge-exposed exfoliation) sáng tạo do nhóm nghiên cứu phát hiện giúp sản xuất nhanh chóng các màng kim cương có thể mở rộng, độc lập. Phương pháp này vượt trội hơn các phương pháp truyền thống vốn thường tốn thời gian, chi phí và hạn chế về kích thước. Đáng chú ý là, quy trình mới có thể sản xuất một tấm wafer hai inch trong vòng 10 giây, mang lại hiệu quả và khả năng mở rộng vô song.

Những bề mặt kim cương siêu phẳng này, thiết yếu cho sản xuất vi mô có độ chính xác cao, cùng với tính linh hoạt của màng, mở ra những khả năng mới cho các thiết bị điện tử và quang tử linh hoạt và thiết bị có thể đeo được (wearable) thế hệ tiếp theo. Nhóm nghiên cứu hình dung ra các ứng dụng công nghiệp quan trọng trong điện tử, quang tử, cơ học, nhiệt học, âm học và công nghệ lượng tử.

Giáo sư Zhiqin Chu cho biết: “Chúng tôi hy vọng sẽ thúc đẩy việc sử dụng màng kim cương có giá trị cao trong nhiều lĩnh vực khác nhau, đồng thời thương mại hóa công nghệ tiên tiến này và cung cấp màng kim cương cao cấp, thiết lập một tiêu chuẩn mới trong ngành công nghiệp bán dẫn. Chúng tôi mong muốn hợp tác với các đối tác học thuật và công nghiệp để đưa sản phẩm mang tính cách mạng này ra thị trường và đẩy nhanh sự ra đời của kỷ nguyên kim cương”,

Được biết đến trên toàn cầu như loại đá quý có giá trị, kim cương sở hữu tính linh hoạt đặc biệt trong nhiều ứng dụng khoa học và kỹ thuật. Kim cương là vật liệu tự nhiên cứng nhất, có độ dẫn nhiệt vô song ở nhiệt độ phòng, tính di động của hạt mang cực cao, cường độ đánh thủng điện môi, khoảng cách dải cực rộng và độ trong suốt quang học trải dài từ phổ hồng ngoại đến phổ cực tím sâu.

Những đặc tính đáng chú ý này khiến kim cương trở nên lý tưởng để chế tạo các thiết bị điện tử công suất cao, tần số cao tiên tiến, thiết bị quang tử và bộ tản nhiệt để làm mát các linh kiện điện tử mật độ công suất cao, chẳng hạn như các linh kiện trong bộ xử lý, laser bán dẫn và xe điện. Tuy nhiên, bản chất trơ và cấu trúc tinh thể cứng của kim cương đặt ra những thách thức đáng kể trong việc chế tạo và sản xuất hàng loạt, đặc biệt là đối với màng kim cương siêu mỏng và độc lập, do đó hạn chế việc sử dụng rộng rãi của chúng.

Có thể truy cập toàn bộ công trình nghiên cứu https://www.nature.com/articles/s41586-024-08218-x

Thông tin về Giáo sư Zhiqin Chu

Giáo sư Zhiqin Chu nhận bằng Cử nhân và Tiến sĩ Vật lý của Đại học Tây Bắc (Trung Quốc) và Đại học Trung Quốc Hồng Kông (The Chinese University of Hong Kong – CUHK) lần lượt vào tháng 7 năm 2008 và tháng 7 năm 2012. Sau một năm làm nghiên cứu sinh sau tiến sĩ trong cùng nhóm, ông đã tiến hành nghiên cứu sau tiến sĩ tại Đại học Stuttgart (Đức) từ tháng 4 năm 2014 đến tháng 9 năm 2016. Từ tháng 11 năm 2018, ông là Trợ lý Giáo sư tại Khoa Kỹ thuật Điện và Điện tử (với chức danh chung tại Trường Khoa học Y sinh) tại Đại học Hồng Kông (HKU) và được thăng chức Phó giáo sư có thời hạn vào tháng 11 năm 2024.

Kể từ khi gia nhập HKU, Giáo sư Zhiqin Chu đã xuất bản hơn 60 bài báo được bình duyệt trên các tạp chí như Nature, Nature Communications và Science Advances, đồng thời đã nộp 14 hồ sơ xin cấp bằng sáng chế liên quan đến công nghệ kim cương. Giáo sư đã được nhận nhiều giải thưởng, bao gồm Huy chương vàng tại Cuộc thi sáng chế quốc tế Canada năm 2023 ( Innovation Competition in Canada – iCAN), Giải thưởng Top 10 sáng chế xuất sắc nhất tại iCAN năm 2023, Huy chương bạc tại Ngày đánh giá sáng chế Geneva năm 2022 và Huy chương vàng tại Triển lãm sáng chế quốc tế Geneva năm 2024.

Thông tin về Giáo sư Yuan Lin

Giáo sư Yuan Lin đã lấy bằng Cử nhân và Thạc sĩ về Cơ học Kỹ thuật tại Đại học Thanh Hoa (Tsinghua University), sau đó là bằng Thạc sĩ Toán ứng dụng và Tiến sĩ về Cơ học rắn tại Đại học Brown. Ông gia nhập Đại học Hồng Kông (HKU) vào năm 2008 và hiện là Giáo sư chính thức tại Khoa Kỹ thuật Cơ khí. Nghiên cứu của ông về cơ học tế bào/mô và cơ học của vật liệu chức năng đã dẫn đến các ấn phẩm trên các tạp chí hàng đầu, bao gồm Nature, PNAS, Nature Communications, Science Advances và PRL.

Giáo sư Yuan Lin đã từng là Chủ tịch Hội nghị Nghiên cứu Gordon về Giao diện cơ học nano và là diễn giả chính tại nhiều hội nghị quốc tế. Với tư cách là PI hoặc Co-PI, ông đã bảo đảm được hơn 15 khoản tài trợ nghiên cứu. Giáo sư hiện đang giữ chức Thư ký của Hiệp hội Cơ học lý thuyết và ứng dụng Hồng Kông.

Hashtag: #HKU

Nguồn phát hành hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội dung của thông báo này.