KUALA LUMPUR, MALAYSIA – Media OutReach Newswire – Ngày 4 tháng 2 năm 2025 – Đại học Monash Malaysia (là cơ sở của Đại học Monash Australia) đánh dấu một cột mốc quan trọng với việc ra mắt Trung tâm nghiên cứu Đông Nam Á về công nghệ số và xã hội (Southeast Asia Research Centre for Digital Tech and Society – SEADS). Lễ khai trương SEADS được thực hiện với sự chứng kiến của bà YB Hannah Yeoh, Bộ trưởng Bộ Thanh niên và Thể thao Malaysia, trong một buổi lễ cam kết thúc đẩy một tương lai số an toàn hơn.
Đề cập về vai trò của SEADS, Giáo sư danh dự Dato’ Tiến sĩ Adeeba Kamarulzaman, Chủ tịch kiêm Phó hiệu trưởng của Đại học Monash Malaysia nhấn mạnh, trung tâm này không chỉ tôn vinh sự tiến bộ của công nghệ số, mà còn đảm bảo công nghệ hoạt động vì con người, chứ không phải chống lại họ. Bà cũng nhấn mạnh đến cam kết của SEADS trong việc hợp tác với các tập đoàn, nhà hoạch định chính sách và cộng đồng để thúc đẩy quá trình chuyển đổi số có đạo đức và toàn diện.
Một trong những điểm nhấn của sự kiện là cuộc trò chuyện thân mật giữa bà YB Hannah Yeoh và Giáo sư Meera Sivasothy từ Trường Nghệ thuật và Khoa học xã hội, Đại học Monash Malaysia. Cuộc thảo luận có tiêu đề “Tạo ra một Internet an toàn cho người trẻ Malaysia” đã khám phá các vấn đề liên quan đến quy định về không gian trực tuyến tại Malaysia và ý nghĩa của chúng đối với người trẻ.
Bà Hannah Yeoh nhấn mạnh: “Sự phối hợp và chia sẻ dữ liệu chặt chẽ hơn trong các cơ quan chính phủ là điều cần thiết để đưa ra quyết định sáng suốt hơn liên quan đến tác hại trực tuyến. Hành vi trực tuyến phải phản ánh các giá trị mà chúng ta trân trọng trong thể thao. Sự tôn trọng, công bằng và chính trực phải được duy trì, dù trên sân hay trực tuyến”. Với việc ưu tiên nghiên cứu toàn diện và tận dụng khuôn khổ xã hội số Đông Nam Á, các bên liên quan được khuyến khích hiểu rõ phạm vi tác hại trực tuyến trước khi ban hành các chính sách hoặc quy định.
Bà Hannah Yeoh cũng thảo luận về ranh giới thường bị xóa nhòa giữa không gian trực tuyến và ngoại tuyến, thách thức nhận thức của xã hội về tiêu dùng kỹ thuật số. Bà Hannah Yeoh nhận định: “Chúng ta thường chỉ trích trẻ em vì dành nhiều giờ trên điện thoại, nhưng chúng ta cũng phải xem xét hành vi của người lớn – như làm việc liên tục hai giờ mà không nghỉ giải lao – là một phần của vấn đề. Để đảm bảo một tương lai tốt đẹp hơn, chúng ta cần những nỗ lực chung trong việc hiểu và giải quyết những mối quan tâm này”.
Khi Malaysia đang tìm cách ứng phó với sự phức tạp của tương tác số, việc thúc đẩy phương pháp tiếp cận có hiểu biết và hợp tác đóng vai trò then chốt trong việc bảo vệ mọi công dân trong một thế giới ngày càng kết nối.
Phó giáo sư Emma Baulch, Giám đốc của SEADS và Phó hiệu trưởng (phụ trách Nghiên cứu) của Trường Nghệ thuật và Khoa học xã hội, thuộc Đại học Monash Malaysia cho biết: “Không gian trực tuyến là nơi những người trẻ tuổi sinh sống – thư giãn, giao lưu, mua sắm, tìm hiểu thông tin và bán đồ. Với tốc độ thay đổi nhanh chóng trong những môi trường này, cần có nhiều nghiên cứu cơ bản hơn để đánh giá cách những thay đổi ảnh hưởng đến chúng ta theo hướng tốt hơn hay xấu hơn. Các trường đại học có vai trò quan trọng trong việc xây dựng một tương lai kỹ thuật số toàn diện. Tại SEADS, chúng tôi không chỉ xuất bản các bài báo nghiên cứu, mà còn đồng thiết kế chúng với những cộng tác viên trong xã hội dân sự, chính phủ, ngành, lĩnh vực để thúc đẩy những thay đổi có ý nghĩa”.
Nghiên cứu của SEADS thuộc 3 chủ đề:
– Tác hại và sự an toàn trực tuyến, bao gồm bạo lực giới tính trực tuyến và tác hại do hình ảnh deepfake gây ra;
– Công lý dữ liệu, bao gồm nghiên cứu về danh tính kỹ thuật số, trung tâm dữ liệu và các mối đe dọa đối với quyền riêng tư dữ liệu; và
– Sự hòa nhập kỹ thuật số, bao gồm sự bất bình đẳng về khả năng tiếp cận và khả năng chi trả vẫn tồn tại khi ngày càng có nhiều người trực tuyến.
SEADS sẽ hợp tác với ngành, lĩnh vực, các nhà hoạch định chính sách và xã hội dân sự để đảm bảo nghiên cứu về các chủ đề này, cung cấp thông tin cho các cuộc trò chuyện, thái độ và thực hành của công chúng, cũng như phát triển chính sách. Các ưu tiên nghiên cứu này phản ánh cam kết của Đại học Monash Malaysia trong việc giải quyết các vấn đề xã hội quan trọng tác động đến cộng đồng. Thông qua các sáng kiến như SEADS, Đại học Monash Malaysia tiếp tục thực hiện nghiên cứu cần thiết để thúc đẩy sự thay đổi có tác động, kết nối các học giả với các giải pháp thực tế để giải quyết những thách thức cấp bách của thời đại.
Hashtag: #MonashUniversityMalaysia
Nguồn phát hành hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội dung của thông báo này.
Thông tin về SEADS
Trung tâm nghiên cứu Đông Nam Á về công nghệ số và xã hội (Southeast Asia Research Centre for Digital Tech and Society – SEADS) thực hiện nghiên cứu học thuật nhằm thúc đẩy sự hiểu biết về công nghệ số và xã hội ở Đông Nam Á. Trung tâm đóng vai trò là nền tảng kết nối nghiên cứu học thuật với xã hội dân sự, chính phủ và các tập đoàn trong các cuộc đối thoại, trao đổi và hợp tác đang diễn ra để khám phá các giải pháp thay thế và thông tin cho công chúng. SEADS có trụ sở tại Trường Nghệ thuật và Khoa học xã hội, thuộc Đại học Monash Malaysia và được tài trợ theo chương trình Trung tâm Tương lai cạnh tranh của Đại học Monash Malaysia.
Thông tin về Đại học Monash Malaysia
Được thành lập vào năm 1998, Đại học Monash Malaysia là cơ sở lớn thứ ba của trường đại học lớn nhất Australia và là cơ sở đại học nước ngoài đầu tiên tại Malaysia. Đây là một trường đại học nghiên cứu chuyên sâu hàng đầu của Australia được xếp hạng trong số 50 trường đại học hàng đầu trên thế giới theo Bảng xếp hạng Đại học Thế giới QS 2024 và là thành viên của Nhóm Tám đại học danh giá nhất của Australia (Go8).
Đại học Monash cũng được xếp hạng 58 trong Bảng xếp hạng Đại học Thế giới Times Higher Education mới nhất. Đại học Monash cung cấp một môi trường quốc tế và giàu văn hóa với khoảng 9.300 sinh viên đến từ 79 quốc gia và vùng lãnh thổ. Đại học Monash Malaysia, bao gồm Trường Y khoa và Khoa học Sức khỏe Jeffrey Cheah, do Đại học Monash sở hữu và điều hành hoàn toàn kể từ năm 2020.
Recent Comments