SINGAPORE – Media OutReach Newswire – Aon plc (có cổ phiếu giao dịch tại Sàn giao dịch chứng khoán NYSE, New York, Mỹ, với mã: AON) – công ty dịch vụ chuyên nghiệp hàng đầu thế giới vừa công bố những thông tin chuyên sâu về châu Á – Thái Bình Dương từ Báo cáo tóm tắt thảm họa toàn cầu quý 1 – tháng 4 năm 2025 (Q1 Global Catastrophe Recap – April 2025), trong đó phân tích các sự kiện thiên tai xảy ra trên toàn thế giới trong quý 1 năm 2025.

Trong giai đoạn này, khu vực châu Á – Thái Bình Dương đã trải qua các vụ cháy rừng lớn, đặc biệt là ở Hàn Quốc và Nhật Bản. Hàn Quốc đã phải đối mặt với các vụ cháy rừng tàn khốc khiến 31 người tử vong, 49 người bị thương và phá hủy hơn 7.700 công trình, với thiệt hại ước tính khoảng 1 tỷ USD.

Trận động đất xảy ra vào tháng 3 vừa qua tại Myanmar là vụ thiên tai tốn kém nhất tính từ đầu năm 2025 đến nay. Dự kiến​​, thiệt hại sẽ lên tới hàng tỷ USD và chỉ một phần nhỏ được bảo hiểm. Vụ thiên tai tốn kém nhất đối với các công ty bảo hiểm ở châu Á – Thái Bình Dương là cơn bão nhiệt đới Alfred, với tổn thất được bảo hiểm khoảng 1 tỷ dollar Australia (AUD).

Dữ liệu quý 1/2025 theo sau báo cáo 2025 Climate and Catastrophe Insight (tạm dịch: Thông tin chi tiết về khí hậu và thảm họa năm 2025) của Aon, trong đó xác định xu hướng thiên tai và biến đổi khí hậu trên toàn cầu để định lượng rủi ro và tác động của con người đối với các vụ thiên tai, thời tiết khắc nghiệt trong năm 2024, trong đó tổng thiệt hại kinh tế ở châu Á – Thái Bình Dương là 74 tỷ USD, trong khi bảo hiểm chỉ chi trả khoảng 4 tỷ USD.

Tác nhân chính gây ra thiệt hại kinh tế năm 2024 là lũ lụt, với sự đóng góp đáng kể từ lũ lụt theo mùa ở Trung Quốc. Hai sự kiện lớn: trận động đất Noto ở Nhật Bản và cơn bão Yagi ở Đông Nam Á và Trung Quốc cũng chiếm một tỷ lệ lớn trong các thiệt hại.

Bão Yagi là một trong những cơn bão lớn nhất đổ bộ vào Đông Nam Á kể từ cơn bão Rammasun năm 2014. Cơn bão này đã gây ra thiệt hại lớn trên khắp Việt Nam, Trung Quốc, Myanmar, Philippines và Thái Lan, dẫn đến tổn thất kinh tế và bảo hiểm rất lớn. Vụ thiên tai này nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc cân nhắc cả rủi ro gió và lũ lụt ở những khu vực dễ xảy ra bão.

Ông George Attard, Giám đốc điều hành (CEO) của Bộ phận Giải pháp Tái bảo hiểm khu vực châu Á – Thái Bình Dương của Aon, cho biết: “Trận động đất tàn khốc ở Myanmar khiến ít nhất 5.400 người tử vong và thiệt hại đáng kể về kết cấu và cơ sở hạ tầng, nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc chuẩn bị ứng phó với các rủi ro liên quan đến thảm họa thiên tai. Thời tiết khắc nghiệt và các sự kiện địa chấn luôn là yếu tố chính thúc đẩy sự phức tạp và biến động mà các doanh nghiệp và cộng đồng phải đối mặt và nhấn mạnh đến nhu cầu cấp thiết về các giải pháp giảm thiểu mang tính sáng tạo để giải quyết thách thức ngày càng gia tăng này”.

Báo cáo Thông tin chi tiết về khí hậu và thảm họa năm 2025 của Aon nêu bật một số xu hướng liên quan đến tổn thất do thảm họa thiên nhiên:

Tổn thất do thiên tai ngày càng tăng: Tổn thất bảo hiểm toàn cầu năm 2024 cao hơn 54% so với mức trung bình của thế kỷ 21, chi trả 145 tỷ USD trong tổng số 368 tỷ USD thiệt hại. Mặc dù tổn thất được bảo hiểm vượt xa mức trung bình, nhưng khoảng cách bảo vệ vẫn chỉ ở mức 60%, gây trở ngại tài chính đáng kể cho cộng đồng, doanh nghiệp và chính phủ. Ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương, khoảng cách bảo vệ cao hơn nhiều với 95% tổn thất không được bảo hiểm. Mật độ dân số gia tăng ở các khu vực ven biển, sự giàu có và mức độ tiếp xúc chung với các mối nguy hiểm tự nhiên ở các khu vực có nguy cơ cao tiếp tục là một thành phần quan trọng của tổn thất do thiên tai ngày càng tăng.

Rủi ro động đất: Tháng 4 năm 2024 chứng kiến ​​một trận động đất đáng kể ở Đài Loan, trong khi Nhật Bản đã trải qua trận động đất ở Bán đảo Noto vào ngày 1 tháng 1 năm 2024. Thực tế này nhấn mạnh đến nhu cầu phải liên tục cảnh giác và chuẩn bị ứng phó với các thảm họa động đất.

Thay đổi về mức độ phơi nhiễm: Những thay đổi về mức độ phơi nhiễm là một thách thức ngày càng tăng đối với các công ty bảo hiểm và khách hàng. Những thay đổi này, không chỉ là rủi ro về khí hậu, đang thúc đẩy sự thay đổi trong các mô hình mất mát. Ví dụ, cơn bão Yagi đã nhấn mạnh đến tầm quan trọng của cách tiếp cận quản lý rủi ro khu vực vượt ra ngoài biên giới có chủ quyền.

Những tiến bộ trong mô hình hóa lũ lụt: Bất chấp các thách thức, trong những năm gần đây, những tiến bộ trong mô hình hóa lũ lụt đã có những bước tiến đáng kể. Các công cụ tiên tiến và phân tích dữ liệu có thể giúp các doanh nghiệp và chính phủ hiểu được sự phức tạp của rủi ro lũ lụt và chuẩn bị ứng phó cho các vụ lũ lụt trong tương lai.

Tác động kinh tế: Mức độ tiếp xúc của cơ sở hạ tầng thương mại với thời tiết khắc nghiệt đã tăng lên, đòi hỏi các công ty và công ty bảo hiểm phải tìm hiểu tác động của các kiểu thời tiết thay đổi đối với tài sản. Trong khi Bão Yagi gây ra tác động đáng kể đến tổn thất kinh tế và được bảo hiểm ở Trung Quốc, Việt Nam và Philippines, thì năm 2024 là một năm tương đối yên tĩnh đối với các thảm họa thiên nhiên ở châu Á khi so sánh với xu hướng khu vực dài hạn.

Những tổn thất về kinh tế và bảo hiểm trong khu vực cũng trái ngược với số liệu toàn cầu, trong đó tổn thất kinh tế do thiên tai trong năm 2024 ước tính là 368 tỷ USD, cao hơn 10% so với mức trung bình dài hạn kể từ năm 2000. Với khả năng chống chọi, phục hồi và các biện pháp giảm thiểu lớn hơn, các nền kinh tế trên thế giới có thể giảm thiểu thiệt hại và mất mát về người. Trong năm 2024, 18.100 người đã thiệt mạng do các mối nguy hiểm tự nhiên, chủ yếu là do nắng nóng và lũ lụt trên toàn cầu. Con số này thấp hơn mức trung bình của thế kỷ 21 là 72.400. Sự sụt giảm về số ca tử vong trên toàn cầu trong dài hạn có thể là do các hệ thống cảnh báo, dự báo thời tiết và kế hoạch sơ tán được cải thiện, nhấn mạnh đến giá trị của dữ liệu về khí hậu đáng tin cậy, thông tin chi tiết và phân tích.

Các vụ thiên tai lớn ở châu Á trong năm 2024

Thời gian Sự kiệnĐịa điểmSố người chếtThiệt hại kinh tế

(tỷ USD)
Thiệt hại được bảo hiểm chi trả

(tỷ USD)
Từ ngày 09/6 đến ngày 14/7Lũ lụt miền Nam Trung Bộ Trung QuốcTrung Quốc47015,70,4
Từ ngày 01/9 -đến ngày 09/9Bão YagiTrung Quốc, Đông Nam Á81612.90,7
Ngày 01/01Động đất Noto Nhật Bản 48918,01,5
Từ ngày 01/3 đến ngày 30/6Đợt nóng ở Ấn Độ Ấn Độ733
20/06 – 30/06Đợt nóng ở Karachi Pakistan568

Ông Peter Cheesman, Giám đốc phân tích Risk Capital của Aon châu Á – Thái Bình Dương, nhận định: “Châu Á đang đi đầu trong việc mô hình hóa lũ lụt. Mặc dù vậy, vẫn cần có các công cụ và sự hợp tác tốt hơn với các quan hệ đối tác công – tư để giúp thu hẹp khoảng cách bảo hiểm. Một chiến lược toàn diện, đa quốc gia, cùng với mô hình hóa tiên tiến và dữ liệu đầu vào, đóng vai trò quan trọng trong việc giúp các nhà quản lý rủi ro chuẩn bị cho các sự kiện trong tương lai, khi xu hướng biến đổi khí hậu và mức độ tiếp xúc tiếp tục phát triển”.

Báo cáo Thông tin chi tiết về khí hậu và thảm họa năm 2025 của Aon có thể được tìm thấy tại đây.

Hashtag: #Aon #climaterisks #climate #catastrophe #catastropherisks #flooding

Nguồn phát hành hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội dung của thông báo này.

Thông tin về Aon

Aon plc (có cổ phiếu giao dịch tại Sàn giao dịch chứng khoán NYSE, New York, Mỹ, với mã: AON) tồn tại để định hình các quyết định tốt hơn để bảo vệ và làm phong phú cuộc sống của mọi người trên khắp thế giới. Các nhân viên, đồng nghiệp của Aon cung cấp cho khách hàng tại hơn 120 quốc gia và vùng lãnh thổ những lời khuyên và giải pháp mang lại cho họ sự rõ ràng và tự tin để đưa ra quyết định tốt hơn nhằm bảo vệ và phát triển doanh nghiệp của họ.

Có thể theo dõi Aon trên LinkedInXFacebook và Instagram. Luôn cập nhật thông tin bằng cách truy cập Aon Newsroom và đăng ký nhận Thông báo tin tức tại đây