HỒNG KÔNG, TRUNG QUỐC –  Media OutReach –  Theo một báo cáo vừa được Đơn vị tình báo kinh tế (The Economist Intelligence Unit – EIU) công bố, sự đồng thuận về nhu cầu áp dụng các phương pháp giáo dục tập trung trong tương lai đã tăng lên ở các nước trên toàn cầu, nhưng việc thực thi chính sách để tạo ra những thay đổi như vậy vẫn là thách thức lớn nhất để chuẩn bị cho giới trẻ phải đối phó trong công việc và xã hội.

Với chủ đề “Từ chính sách đến thực tiễn”, báo cáo được Quỹ giải thưởng Yidan ủy quyền cho EIU thực hiện và dựa trên những phát hiện của Chỉ số giáo dục toàn cầu cho tương lai (The Worldwide Educating for the Future Index – WEFFI) lần thứ 3. Với việc tập trung vào những người trẻ trong độ tuổi từ 15 đến 24 ở 50 nền kinh tế, báo cáo đo lường 3 trụ cột của hệ thống giáo dục – phương pháp tiếp cận chính sách, điều kiện giảng dạy và các biện pháp rộng rãi hơn về tự do xã hội và cởi mở – một phương tiện sẵn sàng để đáp ứng những thách thức của công việc và xã hội trong tương lai. Đây được coi là bảng xếp hạng chính duy nhất để đánh giá đầu vào cho các hệ thống giáo dục và trái ngược với các biện pháp như Chương trình Đánh giá sinh viên quốc tế của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (Organization for Economic Cooperation and Development – OECD), xem xét các kết quả đầu ra giống như kỳ thi.

Chỉ số Giáo dục toàn cầu cho tương lai năm 2019 (WEFFI 2019): Xếp hạng 10 nền kinh tế hàng đầu thế giới

Thứ hạng Nền kinh tế
1Phần Lan
2Thụy Điển
3New Zealand
4Singapore
5Hà Lan
6Canada
7Thụy Sỹ
8Australia
9Đức
10Nhật Bản

Báo cáo cho thấy rằng, nhu cầu phát triển các kỹ năng trong tương lai, như tư duy phê phán, sáng tạo, kinh doanh và phân tích là quan trọng hơn bao giờ hết, khi có những tiến bộ liên tục trong công nghệ và trí tuệ nhân tạo (AI). Một số quốc gia, bao gồm Phần Lan, Thụy Điển và New Zealand, đang chấp nhận thách thức giáo dục này thông qua các chính sách toàn diện, giáo viên được đào tạo tốt và khung đánh giá mạnh mẽ để kiểm tra các kỹ năng trong tương lai. Một bảng xếp hạng được điều chỉnh theo thu nhập mới cũng cho thấy, nhiều quốc gia có thu nhập thấp hơn, bao gồm Philippines, Ghana, Mexico và Việt Nam, cũng đang hoạt động tốt, với những thế mạnh đặc biệt trong chính sách và môi trường giảng dạy của họ.

Chỉ số Giáo dục toàn cầu cho tương lai (WEFFI) 2019: Xếp hạng được điều chỉnh theo thu nhập

Thứ hạng Thứ hạng tổng quát Nền kinh tế
11Phần Lan
223Philippines
326Ghana
43New Zealand
520Mexico
62Thụy Điển
731Việt Nam
828Indonesia
910Nhật Bản
106Canada

Trong số các quốc gia phát triển, Vương quốc Anh và Mỹ đã ghi nhận sự sụt giảm thứ hạng đáng chú ý, giảm lần lượt từ thứ 10 và 18 vào năm 2018 xuống thứ 15 và 22 trong năm 2019. Với việc Brexit là vấn đề chính trị, xã hội, kinh tế nóng bỏng ở Anh trong suốt thời gian gần đây và một hệ thống giáo dục phi tập trung làm suy yếu các mục tiêu chính sách quốc gia ở Mỹ, sự không tập trung vào giáo dục đang bắt đầu có tác động đáng kể, như được phản ánh trong sự suy giảm trong môi trường chính sách giáo dục ở các quốc gia này.

Bà Georgia McCafferty, biên tập viên báo cáo nhận xét: “Phiên bản thứ ba của Chỉ số Giáo dục toàn cầu cho tương lai cho thấy, trong khi nhiều nền kinh tế đã kết hợp chương trình nghị sự kỹ năng trong tương lai vào chính sách giáo dục của họ trong 2 năm qua, thì việc thực thi chính sách vẫn còn yếu ở nhiều nền kinh tế. Tiến bộ trong việc thích ứng các khung đánh giá, khung đảm bảo chất lượng và đào tạo giáo viên đều cần phải tăng tốc. Sự gia tăng gần đây của chủ nghĩa tự nhiên và chủ nghĩa dân túy ở một số khu vực trên thế giới, cùng với sự từ chối toàn cầu hóa, khiến cho sinh viên cần phát triển các kỹ năng định hướng trong tương lai, như tư duy phê phán và phân tích thậm chí còn cấp bách hơn để họ chống lại các lực lượng này”.

Có thể tìm hiểu thêm chi tiết và bản tóm tắt chính của báo cáo ở đây.

Chỉ số Giáo dục toàn cầu cho tương lai năm 2019 đánh giá mức độ mà các hệ thống giáo dục đang trang bị cho thanh thiếu niên trong độ tuổi từ 15 đến 24, với các kỹ năng cần thiết trong tương lai. Báo cáo đánh giá 50 nền kinh tế chiếm 93% GDP toàn cầu, 88% dân số toàn cầu và 81% dân số thanh niên toàn cầu. Các nền kinh tế đã được lựa chọn để cân bằng trên nhiều yếu tố, bao gồm mức thu nhập, quy mô dân số, dân số thanh niên và đại diện địa lý. Chỉ số bao gồm 20 chỉ tiêu và 57 chỉ số phụ thuộc 3 loại chủ đề: môi trường chính sách, môi trường giảng dạy và môi trường kinh tế – xã hội. Một lời giải thích đầy đủ về phương pháp có thể được tìm thấy trong phần phụ lục của báo cáo.

Thông tin về Đơn vị tình báo kinh tế (EIU)

EIU là bộ phận nghiên cứu, phân tích và lãnh đạo về tư tưởng của The Economist Group và là đơn vị hàng đầu thế giới về thông tin tình báo kinh doanh toàn cầu dành cho các giám đốc điều hành, nhà quản lý cao cấp. EIU phát hiện ra những viễn cảnh mới và hướng tới tương lai với quyền truy cập vào hơn 650 chuyên gia phân tích và biên tập viên tại hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Thông tin chi tiết có thể được tìm thấy tại .eiuperspectives.economist.com. Có thể theo dõi EIU trên TwitterLinkedIn và Facebook.

Thông tin về Quỹ Giải thưởng Yidan (the Yidan Prize Foundation)

Được thành lập vào năm 2016 bởi Tiến sĩ Charles CHEN Yidan, người sáng lập cốt lõi của Tập đoàn Tencent, Giải thưởng Yidan có sứ mệnh tạo ra một thế giới tốt hơn thông qua giáo dục. Giải thưởng Yidan bao gồm 2 giải thưởng, Giải thưởng Yidan cho nghiên cứu giáo dục và Giải thưởng Yidan cho phát triển giáo dục. Mỗi người đoạt giải Yidan đều nhận được huy chương vàng và tổng số tiền là 30 triệu dollar Hồng Kông, trong đó một nửa là giải thưởng tiền mặt, nửa còn lại đóng góp vào quỹ dự án. Để đảm bảo tính minh bạch và bền vững, giải thưởng được quản lý bởi Quỹ Giải thưởng Yidan (the Yidan Prize Foundation) và được quản lý bởi một công ty ủy thác độc lập, với khoản tiền tài trợ trị giá 2,5 tỷ dollar Hồng Kông. Thông qua một loạt các sáng kiến, giải thưởng nhằm mục đích thiết lập một nền tảng cho cộng đồng toàn cầu tham gia vào cuộc trao đổi xung quanh chủ đề giáo dục và đóng một vai trò quan trọng trong hoạt động từ thiện ở lĩnh vực giáo dục.