MILAN, ITALia – Media OutReach – Ngày 31 tháng 3 năm 2020 – Đại dịch do virus Corona chủng mới (COVID-19) đang bùng phát trên toàn thế giới, gây ra sự lây lan trong cộng đồng theo cấp số nhân và số người chết đang tăng nhanh lên từng ngày. Tính đến sáng ngày 31/3/2020, theo số liệu thống kê chính thức, Italia đã có tổng cộng 101.739 người nhiễm virus Corona chủng mới và 11.591 người tử vong. Tỷ lệ tử vong do COVID-19 tại Italia là gần 11,4%, mức cao nhất thế giới và gấp hơn 2 lần tỷ lệ tử vong trên toàn cầu. Italia cũng là quốc gia thứ hai trên thế giới có hơn 100.000 người nhiễm dịch, chỉ sau Mỹ.
Trước thảm họa rất đau lòng này, ông Kamel Ghribi, Phó chủ tịch Gruppo San Donato (Italia), Chủ tịch Gruppo San Donato Bộ phận chăm sóc sức khỏe khu vực Trung Đông đã có bức thư ngỏ mang tính chất cá nhân, với nội dung như sau:
“Đại dịch COVID-19 đã bùng phát và ảnh hưởng đến toàn nhân loại. Không một quốc gia nào có thể tránh được thảm họa này, vì thế nên toàn thế giới phải đoàn kết, sát cánh bên nhau cùng chung sức chống chọi để đánh bại kẻ thù vô hình này. Chúng ta phải mở các biên giới ảo của chúng ta, mặc dù những đường biên giới và cửa khẩu thực tế đang bị đóng cửa hàng ngày.
Giờ đây không phải là lúc để trách móc và oán giận, mà chính là lúc cần đến sự đoàn kết và thống nhất trong suy nghĩ và hành động. COVID-19 đã cho thế giới thấy tầm quan trọng của các hệ thống chăm sóc sức khỏe và hệ thống ứng phó khẩn cấp mạnh mẽ. Tình hình hiện tại cũng đã chỉ ra rằng, sự hợp tác giữa các chính phủ, các tổ chức quốc tế, xã hội dân sự và khu vực tư nhân đều có thể với ý chí đúng đắn.
COVID-19 có lẽ là cuộc thử thách thời bình lớn nhất cho xã hội của chúng ta; rồi đây thế giới sẽ không còn giống như trong năm 2019 và các năm trước đó.
Đã quá lâu rồi, các quốc gia phát triển đều chỉ có những lời đãi bôi, động viên qua quýt cho những khó khăn, thách thức mà các quốc gia kém phát triển phải đối mặt. Đã quá lâu rồi, các quốc gia phát triển đã bỏ qua, không đoái hoài đến hoàn cảnh của các quốc gia nghèo ở châu Phi, nơi dịch bệnh đã tấn công người dân yếu ớt, không có khả năng kháng cự với hậu quả vô cùng tàn khốc. Trước đây, sự tàn phá của dịch bệnh chỉ giới hạn ở các quốc gia nghèo, trong khi những người giàu hơn được bảo vệ bằng cách dễ dàng tiếp cận với các hệ thống y tế, chương trình tiêm chủng và công nghệ tiên tiến. COVID-19 là một vị khách vô hình, không được chào đón, không tôn trọng ranh giới đã nhanh chóng và không ngừng đập tan mọi rào cản nhân tạo…
Trong bối cảnh hiện nay, sự hợp tác giữa các quốc gia có tầm quan trọng đặc biệt. Chúng ta cần phải quên quốc tịch cá nhân, hoàn cảnh xuất thân của mình và đến với nhau như những con người có giá trị như nhau. Điều quan trọng hiện nay là tạo ra một liên minh, nơi tất cả chúng ta là họ hàng với nhau, một liên minh thực sự của các quốc gia không có biên giới và điều đó mở ra cho tất cả mọi người và không từ chối một ai.
Như chúng ta đã biết, có lẽ hơi muộn, các hệ thống chăm sóc sức khỏe là tuyến phòng thủ đầu tiên chống lại kẻ thù vô hình như COVID-19. Đội ngũ nhân viên y tế và các dịch vụ khẩn cấp của chúng ta là tuyến đầu của trận chiến khủng khiếp này và đang phải đối phó với một tình huống chết chóc, thương vong hàng loạt mà trong những năm gần đây chỉ được chứng kiến trong chiến tranh.
Chúng ta phải bảo vệ các bác sỹ, điều dưỡng viên, nhân viên y tế của mình; chúng ta không thể cho phép họ chấp nhận rủi ro to lớn mà họ đang phải chịu đựng trong tương lai. Những anh hùng thời hiện đại này đôi khi phải hy sinh hết mình, thường là do thiếu vật tư, thiết bị, trang thiết bị khiến họ dễ bị lây nhiễm. Thế giới đã mất cảnh giác, nhưng chúng ta sẽ không có lý do này một khi đại dịch kết thúc. Chúng ta không còn có thể giả vờ rằng, việc cắt giảm các khoản đầu tư chăm sóc sức khỏe là hợp lý và chúng ta không bao giờ được để các chuyên gia, đội ngũ nhân viên y tế phải tiếp xúc và chịu trận một cách tàn nhẫn như vậy một lần nữa.
Đã đến lúc, chúng ta cần phải xem lại các mô hình chăm sóc sức khỏe của mình và áp dụng các hệ thống hiệu quả nhất. Các lĩnh vực y tế tư nhân đang giữ chìa khóa. Lấy ví dụ về vùng Lombardia (ở phía bắc Italia với thủ phủ là thành phố Milan), nơi khu vực tư nhân đã và đang đóng góp rất nhiều trong việc giúp chính phủ đối phó với cuộc khủng hoảng rất tồi tệ này.
Các tổ chức, tập đoàn chăm sóc sức khỏe như Gruppo Ospedaliero San Donato (có trụ sở tại Milan) đã chỉ ra rằng, các đơn vị, tổ chức chăm sóc sức khỏe tư nhân có thể được tích hợp hoàn toàn vào hệ thống y tế công cộng. Hệ thống chăm sóc sức khỏe tư nhân có thể đóng vai trò trung tâm trong cuộc khủng hoảng bằng cách điều trị cho một tỷ lệ cao bệnh nhân. Lấy ví dụ như trường hợp Gruppo Ospedaliero San Donato. Mặc dù về quy mô, Tập đoàn chỉ chiếm 13% trong hệ thống chăm sóc sức khỏe tư nhân, nhưng đã tiếp nhận 18% số bệnh nhân COVID-19 ở Lombardia trong trường hợp khẩn cấp này. Những số liệu như vậy chứng minh mức độ hiệu quả của khu vực tư nhân về khả năng đáp ứng, khi được tích hợp một cách trơn tru vào hệ thống y tế công cộng.
Tôi hy vọng rằng, chúng ta có thể học hỏi được rất nhiều từ những sai lầm của mình. Trong một thế giới hậu COVID-19, chúng tôi sẽ không có lựa chọn nào khác.
Tuy nhiên, khi tôi nghĩ về khả năng của con người về tình yêu và lòng vị tha, tôi tràn đầy hy vọng cho tương lai. Khi tôi nghĩ về những người tôi đã thấy ở các nước đang phát triển đấu tranh để giành giật sự sống giữa muôn trùng khó khăn và thấy nó xảy ra ngày hôm nay ở các nước phát triển. Tôi nhớ rằng, đó không phải là sự yếu đuối hay tàn nhẫn hay sự dễ mua chuộc bằng tiền bạc của những người xuất hiện trong thời kỳ khủng hoảng, nhưng sự hào phóng, nhân văn và đoàn kết xảy ra khi chúng ta ít mong đợi nhất”.
Recent Comments