HỒNG KÔNG, TRUNG QUỐC – Media OutReach – Câu thành ngữ “Jack of all trades, master of none” (tạm dịch: Một nghề thì sống, đống nghề thì chết hay Một nghề cho chín, hơn chín, mười nghề) đã từng rất đúng trong quá khứ, nhưng giờ đây có thể không hoàn toàn đúng nữa. Một công trình nghiên cứu nghiêm túc, có tính khoa học được thực hiện mới đây đã chỉ ra rằng, những cá nhân biết nhiều nghề, nhưng chưa ở mức thành thục- nói nôm na có nhiều tài lẻ – thì có khả năng bắt đầu kinh doanh và thành công như một doanh nhân hơn là những người chỉ thành thạo một kỹ năng chuyên môn ở mức độ cao. Nguyên nhân là gì? Những cá nhân này có thể nhìn thấy nhiều cơ hội hơn và tháo vát hơn khi giải quyết các vấn đề trong một tình huống không chắc chắn như thành lập một doanh nghiệp khởi nghiệp (start- up) mới. Và mọi chuyện vẫn chưa dừng lại ở đó,
Một công trình nghiên cứu có tiêu đề Jack-of-all-trades’ with passion: Keener to pursue startup in a team (tạm dịch Người của bách nghệ với niềm đam mê: Con người sắc sảo theo đuổi khởi nghiệp trong một nhóm) được thực hiện bởi ông Kevin Au, Phó giáo sư tại Khoa Quản lý, đồng thời là giám đốc cho cả Trung tâm Tinh thần doanh nhân và Trung tâm Kinh doanh gia đình thuộc Trường Kinh doanh, Đại học Hồng Kông Trung Quốc (The Chinese University of Hong Kong – CUHK) và các cộng tác viên. Đội ngũ công tác viên gồm cô Anna Hsu, nghiên cứu sinh do ông hướng dẫn; Giáo sư Yingzhao Xiao của Đại học Thiên Tân; và Giáo sư Marta Dowejko, Trợ lý Giáo sư nghiên cứu của Khoa Quản lý của Trường Kinh doanh, thuộc Đại học Baptist Hồng Kông. Nghiên cứu này là một phần trong chương trình
Empowering Young Entrepreneurs (tạm dịch: Trao quyền cho doanh nhân trẻ) của Trường Kinh doanh, thuộc CUHK.
Các nhà nghiên cứu đã rất tò mò tìm hiểu về những gì nằm ngoài những phát hiện trong quá khứ của nghiên cứu về tiềm năng của con người. Nghiên cứu như vậy cho thấy, với tư cách là nhân viên, những người có tài lẻ, biết nhiều nghề, nhưng không làm tốt công việc chuyên môn bằng những người có kỹ năng chuyên môn cao. Nghiên cứu trong quá khứ cũng chỉ ra rằng, những cá nhân có được nhiều kỹ năng thông qua đào tạo có nhiều khả năng bắt đầu kinh doanh riêng. Tuy nhiên, nếu một người có khả năng trở thành một doanh nhân, anh ấy hoặc cô ấy cũng nên giỏi trong việc khởi động các startup.
Đi sâu hơn vào phát triển khởi nghiệp
Với mong muốn biết nhiều hơn về cách thức những người biết nhiều nghề xoay xở trong giai đoạn đầu của quá trình khởi nghiệp, các nhà nghiên cứu đã thiết kế công trình nghiên cứu của họ để tìm hiểu làm thế nào để người sở hữu hàng loạt các kỹ năng có thể góp phần phát triển ý tưởng ngay từ đầu trong bối cảnh khởi nghiệp.
Nghiên cứu đã sử dụng nhiều dữ liệu của chương trình Trao quyền cho Doanh nhân trẻ) của Trường Kinh doanh, thuộc CUHK.
Mục tiêu của chương trình là đánh thức tinh thần khởi nghiệp của những người trẻ tuổi ở Hồng Kông, tạo cơ hội cho đối tượng này tham gia vào các hoạt động đào tạo và khởi nghiệp. Được phối hợp tổ chức bởi Google và CUHK vào năm 2013, có tổng cộng 902 sinh viên, doanh nhân và nhân viên toàn thời gian đã đăng ký tham gia chương trình. Nhiều vòng câu hỏi đã được gửi cho những người tham gia trong khoảng thời gian 5 tháng, từ tháng 12 năm 2013 đến tháng 4 năm 2014. Kết quả cuối cùng đến từ một phân tích về một nhóm nhỏ hơn những người trưởng thành đang làm việc. Nhóm này tiếp tục tiếp tục chương trình sau cuộc khảo sát và được coi là tập dữ liệu đáng tin cậy nhất.
Nghiên cứu đã tìm thấy bằng chứng cho thấy, các cá nhân có phạm vi kỹ năng lớn hơn thường có xu hướng thích kinh doanh. Đặc biệt, xét trên góc độ thống kê, họ có nhiều khả năng để theo dõi các ý định kinh doanh của mình và đóng vai trò tích cực hơn trong việc thành lập một nhóm trong quá trình khởi nghiệp.
Phó giáo sư Kevin Au giải thích: “Việc có nhiều kỹ năng giúp các cá nhân này dễ dàng khám phá và khai thác các cơ hội hơn. Cứ như thể họ có nhiều ăng ten hơn để phát hiện các vấn đề và tìm kiếm tài nguyên mà không ai nhìn thấy. Nhìn thấy được những vấn đề đó đem lại cho họ một lợi thế trong việc tìm kiếm các giải pháp sáng tạo. Đó là nơi cơ hội cho các start-up mới ra đời”.
Đúng loại đam mê
Cũng thú vị như sự đa dạng của các kỹ năng, niềm đam mê là một yếu tố quan trọng góp phần vào sự thành công của doanh nhân. Tuy nhiên, niềm đam mê loại nào mới là quan trọng.
Các nghiên cứu trước đây đã xác định có 3 loại niềm đam mê kinh doanh khác nhau. Đó là: niềm đam mê phát minh, được liên kết với sự thừa nhận ban đầu về các cơ hội làm cho các hoạt động kinh doanh có thể thực hiện được; niềm đam mê sáng lập, liên quan đến khả năng một người có thể thành lập một doanh nghiệp nhỏ để khám phá cơ hội được xác định; và đam mê phát triển, liên quan đến việc phát triển một doanh nghiệp nhỏ phù hợp với tầm nhìn ban đầu được đưa ra.
“Bất kỳ doanh nhân nào cũng có thể thể hiện mức độ đam mê khác nhau ở các giai đoạn khác nhau của quá trình khởi nghiệp”, ông Kevin Au nhận xét và lưu ý rằng, có ý định khởi nghiệp không giống như có khả năng cảm xúc để vượt qua những trở ngại có thể xuất hiện trong giai đoạn khởi nghiệp của một doanh nghiệp kinh doanh.
Cụ thể, nghiên cứu cho thấy rằng, khi các doanh nhân có niềm đam mê mạnh mẽ để phát triển một doanh nghiệp, có một mối quan hệ tích cực thậm chí còn mạnh mẽ hơn giữa sự đa dạng về kỹ năng và đội hình. Phó giáo sư Kevin Au cho rằng: “Nói cách khác, các doanh nhân với nhiều kỹ năng có nhiều khả năng đưa các kỹ năng của họ vào sử dụng để thành lập một nhóm, nếu họ cũng có một niềm đam mê mạnh mẽ để phát triển”.
Làm thế nào mà nó thực sự hoạt động? Ông Kevin Au giải thích rằng, khi các doanh nhân đa tài thể hiện niềm đam mê lớn để phát triển một doanh nghiệp, họ thu hút những cá nhân có cùng chí hướng thành lập các nhóm để biến ý tưởng của họ thành hiện thực. Và khi các nhà đầu tư tiềm năng chứng kiến tinh thần đồng đội vững chắc và sức mạnh tổng hợp sáng tạo trong các nhóm, họ có nhiều khả năng bơm vốn vào các start-up này.
Phó giáo sư Kevin Au bình luận: “Cổ nhân đã dạy ‘Đồng thanh tương ứng đồng khí tương cầu’. Khi các thành viên trong nhóm tiềm năng chứng kiến niềm đam mê và sự tự tin của người đứng đầu, họ sẽ tập hợp nhau lại quanh vị thủ lĩnh này. Ngược lại, các doanh nhân tỏ ra hờ hững, thiếu đam mê trong việc phát triển doanh nghiệp của họ thì sẽ không có động lực để thành lập các nhóm. Điều này hoàn toàn có thể, cho dù trên thực tế họ rất đa tài. Do đó, người nhiều tài lẻ cũng phải có một niềm đam mê lớn để phát triển thành công các dự án của họ về lâu dài”.
Ở đây có một công thức cho sự thành công của doanh nhân: Nếu bạn là người biết nhiều nghề và có niềm đam mê cao để phát triển doanh nghiệp, hãy hợp tác với những người tương tự, có cùng loại niềm đam mê. Cơ hội khởi nghiệp của bạn trở thành một doanh nghiệp thành công về lâu về dài sẽ tăng lên dần theo thời gian.
Tài liệu tham khảo
Yingzhao Xiao, Marta K. Dowejko, Kevin Au & Anna J. C. Hsu (2019): Jack-of-all-trades’ with passion: Keener to pursue startup in a team (tạm dịch Người của bách nghệ với niềm đam mê: Con người sắc sảo theo đuổi khởi nghiệp trong một nhóm). Tạp chí Quản lý doanh nghiệp nhỏ, DOI: 10.1080 / 00472778.2019. 1672708.
Bài viết này lần đầu tiên được Trường Kinh doanh CUHK xuất bản trên trang web Kiến thức kinh doanh Trung Quốc (China Business Knowledge – CBK): https://bit.ly/30UoT7d.
Thông tin về CUHK Business School (Trường Kinh doanh, thuộc CUHK)
Trường Kinh doanh thuộc CUHK bao gồm 2 trường – Kế toán và Quản lý khách sạn và Du lịch – và 4 khoa – Khoa Kinh tế quản lý và khoa học phục vụ việc ra quyết định, Tài chính, Quản lý và Marketing. Được thành lập tại Hồng Kông vào năm 1963, đây là trường kinh doanh đầu tiên cung cấp các chương trình cử nhân về quản trị kinh doanh (BBA), thạc sỹ về quản trị kinh doanh (MBA) và thạc sỹ cao cấp về quản trị kinh doanh (Executive MBA) trong khu vực. Hiện tại, Trường cung cấp 8 chương trình đại học và 20 chương trình sau đại học, bao gồm MBA, EMBA, Master, MSc, MPhil và Ph.D.
Trong Bảng xếp hạng MBA toàn cầu của Financial Times năm 2020, chương trình đào tạo của CUHK được xếp hạng thứ 50. Trong bảng xếp hạng EMBA năm 2019 của Financial Times, CUHK EMBA được xếp hạng 24 trên thế giới. Trường Kinh doanh thuộc CUHK có số lượng cựu sinh viên kinh doanh lớn nhất (hơn 36.000 người) trong số các trường đại học / trường kinh doanh tại Hồng Kông. Nhiều người trong số họ là lãnh đạo chủ chốt doanh nghiệp . Trường hiện có khoảng 4.400 sinh viên đại học và sau đại học và Giáo sư Lin Zhou là Hiệu trưởng Trường Kinh doanh thuộc CUHK.
Thông tin thêm có sẵn tại http://www.bschool.cuhk.edu.hk hoặc bằng cách kết nối với CUHK Business School trên:
Facebook: www.facebook.com/cuhkbschool
Instagram: www.instagram.com/cuhkbusinessschool
LinkedIn: www.linkedin.com/school/3923680
WeChat: CUHKBusinessSchool
Recent Comments