SINGAPORE – Media OutReach – Ngày 14 tháng 8 năm 2020 – Báo cáo mới nhất của F5 (có cổ phiếu giao dịch tại Sàn giao dịch chứng khoán NASDAQ, New York, Mỹ, với mã là FFIV) có tiêu đề Curve of Convenience 2020 Report: The Privacy-Convenience Paradox (tạm dịch: Báo cáo Đường cong thuận tiện năm 2020: Nghịch lý về Quyền riêng tư – Tiện lợi) đã phát hiện ra rằng, 43% người tiêu dùng ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương mong muốn các doanh nghiệp bảo vệ dữ liệu của họ, trong khi 32% khác tin rằng, điều đó là trách nhiệm của chính phủ. Trong khi đó, hơn 9 trong 10 (96%) người tiêu dùng cho biết, họ sẽ chọn sự tiện lợi và trải nghiệm người dùng của ứng dụng dễ dàng hoặc liền mạch thay vì bảo mật. Những phát hiện này cho thấy, một hành động cân bằng tinh tế giữa an ninh và tiện lợi mà các doanh nghiệp và chính phủ đang phải chịu trách nhiệm.

Môi trường đầy thách thức hiện nay, đặc biệt là khi đối mặt với đại dịch COVID-19 và những thay đổi tương ứng trong thói quen kỹ thuật số đã khiến nhiều hệ thống và người dùng bị phơi bày, gây áp lực buộc các doanh nghiệp và chính phủ phải củng cố khuôn khổ bảo mật của họ và thắt chặt hơn nữa các quy định và chính sách tuân thủ.

Ông Ankit Saurabh, chuyên gia trong ngành, Trợ lý Giảng viên, Trường Kỹ thuật và Công nghệ thuộc Học viện PSB nhận xét: “Với việc đại dịch COVID-19 thay đổi các khía cạnh khác nhau trong thói quen của chúng ta, hầu hết chúng ta đã thích nghi với quy tắc mới làm việc tại nhà và các ứng dụng ngân hàng, giải trí, mua sắm và giao đồ ăn trực tuyến đã trở thành phương tiện chính để truy cập hàng hóa và dịch vụ của chúng tôi hiện nay. Trong thời điểm quan trọng này, các doanh nghiệp cần phải nỗ lực hơn nữa để cải thiện các biện pháp bảo mật nhằm bảo vệ dữ liệu của khách hàng và tổ chức”.

Để duy trì tính cạnh tranh trong những hoàn cảnh này, các doanh nghiệp phải liên tục cung cấp trải nghiệm kỹ thuật số độc đáo, hiệu suất cao và an toàn, đồng thời chấp hành nghiêm các yêu cầu về tuân thủ và bảo mật phức tạp, cũng như đảm bảo trải nghiệm thuận tiện, không ma sát và thân thiện với người dùng. Để giúp đạt được mục tiêu này, các doanh nghiệp nên chuyển sang một nguồn lực chưa được khai thác nhiều: khách hàng.

Báo cáo Đường cong thuận tiện năm 2020 cho thấy, 27% người được hỏi thậm chí không biết về các vi phạm đối với các trang web của chính phủ hoặc các ứng dụng sử dụng nhiều. Điều đó khiến việc coi khách hàng là đồng minh trở nên quan trọng hơn bao giờ hết, hướng tới mục tiêu chung là trải nghiệm kỹ thuật số. Nếu được trang bị thông tin phù hợp, người dùng có thể nâng cao cảnh giác khi chia sẻ dữ liệu của họ, hoặc thậm chí yêu cầu minh bạch hơn về cách dữ liệu của họ sẽ được sử dụng.

Ông Ankit Saurabh nhận định: “Các doanh nghiệp không chỉ đào tạo và trang bị cho lực lượng lao động của mình những kỹ năng cần thiết, mà còn phải thu hút người tiêu dùng tham gia vào hành trình an ninh-tiện lợi này để ngăn chặn các mối đe dọa mạng đang theo dõi họ”.

Ông Adam Judd, Phó chủ tịch cấp cao của F5 khu vực châu Á – Thái Bình Dương, Trung Quốc và Nhật Bản cho biết: “Khi đại dịch COVID-19 xác định lại cuộc sống của chúng ta và các doanh nghiệp đẩy mạnh nỗ lực chuyển đổi kỹ thuật số, thì người tiêu dùng đang đòi hỏi nhiều hơn từ các ứng dụng mà họ sử dụng để làm việc, giải trí và kết nối. Để thực sự tích hợp tiện ích và bảo mật, các doanh nghiệp nên chủ động thu hút người tiêu dùng trong quá trình phát triển các ứng dụng, không chỉ ở khâu cuối cùng. Điều này đặc biệt xảy ra trong thời đại mà cả mức tiêu thụ ứng dụng và các lỗ hổng bảo mật đang tăng lên từng ngày”.

Ông Adam Judd cho biết thêm: “Hợp tác với người tiêu dùng có nghĩa là lĩnh vực này có thể phát triển mạnh và các doanh nghiệp cùng với các đối tác kỹ thuật số của họ có thể tạo ra các giải pháp tốt hơn, mang đến trải nghiệm liền mạch, nhưng an toàn, mọi lúc, mọi nơi. Cuối cùng, việc cho người dùng thấy những gì đang bị đe dọa sẽ giúp họ cảm thấy rằng họ nên được đầu tư vào việc bảo vệ chính mình”.

Cho dù người tiêu dùng đã chọn trao trách nhiệm về sự an toàn kỹ thuật số của riêng họ cho các thương hiệu và chính phủ, nhưng điều quan trọng là, các tổ chức này phải tiếp tục giáo dục và hợp tác với người dùng về hậu quả của việc họ lựa chọn giao dịch dữ liệu hoặc quyền riêng tư để có được trải nghiệm liền mạch hơn. Với mối quan hệ hợp tác này, các tổ chức có thể tiếp tục sử dụng các giải pháp công nghệ cấp độ tiếp theo để triển khai các biện pháp bảo mật mạnh mẽ, đồng thời mang lại trải nghiệm dễ dàng mà người tiêu dùng mong đợi.

Những điểm nổi bật của báo cáo

– Hầu hết người tiêu dùng ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương giao trách nhiệm bảo mật cho các doanh nghiệp và chính phủ. Có tới 43% người được hỏi tin rằng, trách nhiệm thuộc về các doanh nghiệp. Trong khi đó, 32% tin rằng, chính phủ phải bảo vệ dữ liệu của họ, chỉ có 25% cho rằng, người dùng có trách nhiệm bảo vệ dữ liệu của chính họ.

– Trung bình có tới 69% người dùng ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương đang chọn từ bỏ quyền riêng tư của mình để có được trải nghiệm tốt hơn. Những người trả lời đến từ Trung Quốc (82%), Ấn Độ (79%) và Indonesia (79%) là những người sẵn sàng chia sẻ dữ liệu của họ nhất, với những người trả lời đến từ Nhật Bản (43%), Australia (50%) và Singapore (58%) là ít có khả năng giao dịch dữ liệu để có trải nghiệm liền mạch hơn.

– Hơn một phần tư người dùng không biết về vi phạm. 27% số người được hỏi cho biết rằng, họ thậm chí không biết về các vi phạm mặc dù các vụ hack đã ảnh hưởng đến các cơ quan chính phủ hoặc các ứng dụng sử dụng nhiều.

– Người dùng ngày nay thường chọn trải nghiệm an toàn hơn là bảo mật, nhưng họ vẫn mong đợi các tổ chức bảo vệ dữ liệu của họ. Chỉ 4% số người được hỏi ngừng sử dụng ứng dụng do vi phạm, tuy nhiên, sự tin tưởng của họ vào khả năng bảo vệ dữ liệu của tổ chức đang suy yếu – với các công ty truyền thông xã hội chứng kiến ​​sự tin tưởng giảm mạnh nhất tới 19 điểm phần trăm.

Sau khảo sát năm 2018, nghiên cứu năm nay được thực hiện trực tuyến từ ngày 25 tháng 3 đến ngày 13 tháng 4, với hơn 4.100 người tham gia đến từ 8 thị trường là Australia, Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Hồng Kông, Nhật Bản, Singapore và Đài Loan. Nghiên cứu diễn ra khi đại dịch COVID-19 bùng phát.

Các nguồn bổ sung

Download the full F5 Curve of Convenience 2020 Report: The Privacy-Convenience Paradox (Tải xuống toàn bộ Báo cáo F5 Đường cong thuận tiện năm 2020: Nghịch lý về Quyền riêng tư-Tiện lợi).

Download the F5 Curve of Convenience 2020 Report: The Privacy-Convenience Paradox infographic (tải xuống Báo cáo F5 Đường cong thuận tiện năm 2020: Nghịch lý về Quyền riêng tư-Tiện lợi – đồ họa thông tin)

Download the F5 Curve of Convenience 2018: The Trade-Off between Security and Convenience Infographic (tải xuống Báo cáo F5 Đường cong thuận tiện năm 2018: Sự đánh đổi giữa An ninh và Tiện lợi – đồ họa thông tin).

“Đó không phải là vấn đề của tôi “- Một cái nhìn về hành vi bảo mật và quyền riêng tư dữ liệu của người tiêu dùng ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương

Click để tải xuống toàn bộ đồ họa thông tin (infographic)

Thông tin về F5

F5 (có cổ phiếu giao dịch tại Sàn giao dịch chứng khoán NASDAQ, New York, Mỹ, với mã là FFIV) hỗ trợ các ứng dụng phát triển trong toàn bộ vòng đời của chúng, trên bất kỳ môi trường đa đám mây nào. Vì vậy, khách hàng của F5 – là các doanh nghiệp, nhà cung cấp dịch vụ, chính phủ và thương hiệu tiêu dùng – có thể cung cấp trải nghiệm kỹ thuật số. Để biết thêm thông tin, hãy truy cập f5.com. Bạn cũng có thể theo dõi @F5_AsiaPacific trên Twitter hoặc ghé thăm F5 trên LinkedIn và Facebook để biết thêm thông tin về F5, các đối tác và công nghệ của F5.

F5 là nhãn hiệu hoặc nhãn hiệu dịch vụ của F5 Networks, Inc., ở Mỹ và các quốc gia khác. Tất cả các sản phẩm và tên công ty khác ở đây có thể là thương hiệu của các chủ sở hữu tương ứng.