SINGAPORE – Media OutReach – Ngày 28 tháng 9 năm 2020 – Bằng cách ra mắt các trang web được bản địa hóa trên khắp các nước ASEAN như Indonesia, Singapore, Malaysia và Hồng Kông, Maritime Fairtrade đặt ra mục tiêu giảm thiểu các hành vi tham nhũng trong ngành vận tải biển. Với sự thiếu minh bạch và thiếu chuẩn mực đạo đức chống các hiện tượng tiêu cực, ngành vận tải biển được coi là còn dung túng cho nhiều hoạt động bất hợp pháp, tham nhũng.

Là một trung tâm hợp tác ủng hộ các hoạt động vận chuyển có đạo đức, Maritime Fairtrade hoạt động để có tác động tích cực đến các doanh nghiệp thông qua giáo dục. Là một phần của mục tiêu rộng lớn hơn là chống tham nhũng trong ngành hàng hải châu Á, việc thiết lập các trang web được bản địa hóa trong khu vực ASEAN tạo ra một kênh để chia sẻ tài nguyên, nâng cao hiệu quả nhận thức về các hành vi phi đạo đức.

Với hơn 90% hoạt động thương mại được thực hiện bằng đường biển, điều đặc biệt quan trọng là các doanh nghiệp liên quan phải tính đến khoản lỗ phát sinh do những sai sót phi đạo đức. Các hành vi tham nhũng, bao gồm hối lộ một lần và lâu dài, các hiện tượng vòi vĩnh, yêu cầu ngoại lệ và các khoản thanh toán ngầm để bỏ qua các sai sót về thủ tục. Môi trường bất ổn không chỉ làm tăng chi phí thương mại, mà còn cản trở hiệu quả kinh tế do làm giảm lợi nhuận và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trong tương lai.

Sự gia tăng của hiện tượng buôn bán bất hợp pháp và các hành vi tham nhũng ngày càng gia tăng, đặc biệt là trong giai đoạn đại dịch COVID-19 bùng phát và hoành hành, khi có sự gia tăng các hoạt động vận chuyển và gian lận. Đồng thời, đại dịch đang hướng người tiêu dùng đến các mô hình mua hàng bền vững, đây là thời điểm hàng đầu để các công ty vận chuyển và đối tác xem xét các chính sách có tính đạo đức.

Khả năng tiếp cận các nguồn thông tin phù hợp, nơi bạn có thể hiểu một cách đáng tin cậy những thách thức và cơ hội cho một ngành công nghiệp không có tham nhũng là yếu tố quyết định trong việc lật ngược tình thế. Chiến lược của Maritime Fairtrade nhằm đẩy mạnh các trang web được bản địa hóa để đạt được mục tiêu này, bằng cách tiếp cận đối tượng và tầm ảnh hưởng rộng hơn. Bằng cách tối ưu hóa các trang web bằng ngôn ngữ địa phương được sử dụng ở các nước ASEAN, những người truy cập trang web có thể truyền tải và hiểu rõ hơn các thông điệp chống tham nhũng. Nội dung bản địa hóa ngôn ngữ phù hợp không chỉ đơn giản là bản dịch, nó còn xem xét các khía cạnh xã hội, chính trị, lịch sử và văn hóa của thị trường nước ngoài – điều chỉnh các sắc thái này vào cách xem và đọc trang web.

Việc thay đổi có mục đích mang lại hiệu quả trong ngành hàng hải sẽ ảnh hưởng tích cực đến việc định giá tài chính của các công ty vận tải biển, loại bỏ các quy định và quản lý vi mô có thể làm suy giảm sự phát triển thương mại vốn không thể thiếu của nền kinh tế toàn cầu. Maritime Fairtrade đang thực hiện điều đó thông qua việc chia sẻ thông tin đáng tin cậy được truyền đạt hiệu quả thông qua nội dung trang web được bản địa hóa ở các nước ASEAN.

Đầu mối thông tin- truyền thông: 

Eunice Gilbert, Giám đốc Marketing

eunice@maritimefairtrade.org

Thông tin về Maritime Fairtrade

Với trọng tâm là ngành hàng hải ở khắp châu Á và Trung Đông, Maritime Fairtrade là tổ chức phi lợi nhuận tin tưởng vào sức mạnh của giáo dục trong việc nâng cao nhận thức và thay đổi trong các cá nhân và công ty. Maritime Fairtrade được kỳ vọng là một khái niệm có thể làm cho các doanh nghiệp thành công hơn, nhân viên làm việc hiệu quả hơn và các ngành công nghiệp có đạo đức và minh bạch hơn. Maritime Fairtrade chủ trương chống lại mọi hành vi, biểu hiện của nạn tham nhũng.

Các thành viên của Maritime Fairtrade là tác giả của các bài xã luận, đồng thời cũng chọn lọc và xuất bản nội dung của đối tác, nhằm nâng cao nhận thức về các vấn đề chính và trao quyền cho độc giả để đưa ra các quyết định có tính đạo đức, giáo dục.

Để biết thêm thông tin, hãy truy cập trang web của Maritime Fairtrade ở đây.