DARMSTADT, ĐỨC – Newsaktuell – Công ty Passive House (tạm dịch Ngôi nhà thụ động) của Đức đang kỷ niệm 30 năm thành lập. Dự án đầu tiên mang tính đột phá của Công ty do Giáo sư Wolfgang Feist thực hiện đã mở đường cho các tòa nhà có hiệu quả năng lượng cao. Các tòa nhà của Công ty Passive House tiêu thụ ít năng lượng hơn một cách đáng kể để sưởi ấm và làm mát và do đó, đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ khí hậu toàn cầu.
Tiêu chuẩn Nhà thụ động đang dẫn đầu trong việc giảm đáng kể tỷ trọng phát thải CO2 của lĩnh vực xây dựng, vốn được đánh giá chiếm tới 40% lượng phát thải CO2 trên toàn cầu. Nhiều năm qua, Giải thưởng Nhà thụ động quốc tế đã được tổ chức và thu hút nhiều kiến trúc sư, công ty kiến trúc trên khắp thế giới tham gia. Giải thưởng Ngôi nhà thụ động năm 2021 đã được khởi xướng và tính đến thời điểm này, đã có hơn 80 dự án đến từ 19 quốc gia tham gia dự thi.
Lễ công bố và trao giải cho người chiến thắng Giải thưởng năm nay sẽ được thực hiện bởi Viện Nhà thụ động trong khuôn khổ Hội nghị Nhà thụ động quốc tế (International Passive House Conference) lần thứ 25 sẽ được tổ chức vào tháng 9 tới đây.
Tòa nhà thụ động (Passive House) đầu tiên trên thế giới đã có 30 năm tuổi. Nhà vật lý xây dựng, Giáo sư Wolfgang Feist (ảnh bên phải) và gia đình đã xây dựng dự án thử nghiệm này vào đầu những năm 1990. Hiện tại, tòa nhà ở Darmstadt, Đức (ảnh bên trái) đã được trang bị hệ thống điện mặt trời trên mái và được chứng nhận là Ngôi nhà thụ động vào năm 2015. © Bản quyền của Peter Cook, có thể sử dụng miễn phí
Các dự án quốc tế được xây dựng theo tiêu chuẩn Nhà thụ động: (ảnh trên bên trái) tòa nhà chung cư với hệ thống điện mặt trời trên mái ở Seoul, Hàn Quốc. (ảnh trên bên phải) Khu Nhà thụ động ở Nidderau, Đức: phần lớn trong số hơn 120 ngôi nhà ở đây đều được trang bị hệ thống điện mặt trời và tự tạo ra năng lượng tái tạo. (ảnh dưới, bên trái) Bể bơi trong Nhà thụ động ở Bamberg, Đức và (ảnh dưới, bên phải): Vườn ươm Rocking Horse ở Aberdeen, Scotland.© Bản quyền: Viện Nhà thụ động) và nhiếp ảnh gia Graeme MacDonald (Đại học Aberdeen); có thể sử dụng miễn phí.
Giáo sư Wolfgang Feist giải thích: “Tất nhiên, tôi rất vui vì sự phát triển này: nhìn thấy sự tiến bộ từ tòa nhà dân cư thử nghiệm đầu tiên đến các dự án và quận trên toàn thế giới được thiết kế theo tiêu chuẩn Ngôi nhà thụ động. Song, nếu không có cam kết lớn hơn từ phía các chính phủ, thì sẽ có rất ít tiến bộ trong việc xây dựng các tòa nhà thụ động mang lại hiệu quả năng lượng, thân thiện với môi trường”.
Thông tin về Giải thưởng Passive House
Hiện tại, 30 năm sau khi Tòa nhà thụ động đầu tiên được xây dựng, rất nhiều nhà trẻ, trường học, nhà thi đấu thể thao, siêu thị, bể bơi trong nhà, bảo tàng và toàn bộ khu dân cư theo tiêu chuẩn Nhà thụ động đã mọc lên trên khắp thế giới. Các tòa nhà này góp phần quan trọng vào việc bảo vệ môi trường, chống lại biến đổi khí hậu một cách hiệu quả và bình đẳng xã hội. Mức độ thoải mái với tiên nghị sống cao là một phần thưởng thêm cho Nhà thụ động.
Tính đến thời điểm này, có hơn 80 dự án đến từ 19 quốc gia tham gia dự thi tranh Giải thưởng Ngôi nhà thụ động năm 2021. Việc trao Giải thưởng này với trọng tâm đặc biệt là năng lượng tái tạo sẽ được thực hiện trong khuôn khổ Hội nghị Ngôi nhà thụ động Quốc tế lần thứ 25. Hội nghị sẽ diễn ra vào tháng 9 tại Wuppertal, Đức theo hình thức trực tiếp và trực tuyến. Dự kiến, sẽ có 16 bài thuyết trình về các chủ đề xây dựng đi kèm với năng lượng hiệu quả, thân thiện với môi trường.
https://passivehouseconference.org
Hình ảnh có sẵn tại AP Images (http://www.apimages.com) –
#PassiveHouse
Recent Comments