ĐẶC KHU HÀNH CHÍNH HỒNG KÔNG – Media OutReach – Đầu tư bền vững (Sustainable investing) từng được coi là khái niêm mới mẻ và xa lạ chỉ cách đây khoảng một thập kỷ, thì giờ trở nên rất “hot” và rất phổ biến. Theo nhà cung cấp dữ liệu ngành Morningstar, chỉ trong quý 1 năm 2021, các quỹ bền vững ở Mỹ đã thu hút được khoản đầu tư kỷ lục gần 2.000 tỷ USD. Khi xu hướng đầu tư vào môi trường, xã hội và quản trị (environmental, social and governance -ESG) tăng lên, thì nhu cầu về dữ liệu hiệu suất ESG có chất lượng tốt hơn cũng tăng lên.
Tuy nhiên, một nghiên cứu gần đây đã phát hiện ra rằng, việc xếp hạng ESG của các công ty do các cơ quan, tổ chức khác nhau thực hiện (dựa trên việc chấm điểm) có thể gây nhầm lẫn cho các nhà đầu tư và có thể cản trở lĩnh vực đầu tư bền vững phát huy hết tiềm năng của nó.
Không có gì là lạ khi xếp hạng của các nhà đánh giá ESG khác nhau lại rất khác nhau. Ví dụ, Tesla Inc. được xếp hạng trung bình theo xếp hạng của MSCI ESG, nhưng lại được Sustainalytics đánh giá là rủi ro cao. (nguồn: iStock)
Đầu tư bền vững, còn được gọi là đầu tư ESG hoặc đầu tư có trách nhiệm với xã hội, là một cách tiếp cận yêu cầu các nhà đầu tư xem xét hồ sơ ESG của công ty cùng với báo cáo tài chính của công ty trước khi đưa ra quyết định đầu tư. Các yếu tố bổ sung như vậy bao gồm mọi thứ từ việc sử dụng năng lượng, lượng phát thải, chất thải và mức độ gây ô nhiễm của một công ty, đến điều kiện làm việc, sự tham gia vào cộng đồng và sự đa dạng trong ban giám đốc của công ty.
Vì những cân nhắc, xem xét nhiều mặt này, nên không có gì lạ khi các nhà đầu tư quan tâm đến tính bền vững đặt ra các ngưỡng tối đa hoặc thậm chí tránh hoàn toàn khỏi các lĩnh vực kém “đạo đức” hơn như than đá, quốc phòng, game, cờ bạc hoặc thuốc lá…
Có lẽ do sự xuất hiện tương đối gần đây của nó trong thế giới tài chính – thuật ngữ đầu tư ESG lần đầu tiên được U.N. Global Compact (Hiệp ước Toàn cầu của Liên hợp quốc) đặt ra như một phần của nghiên cứu mang tính bước ngoặt năm 2004 có tiêu đề Who Cares Wins (tạm dịch Ai quan tâm thì sẽ thắng cuộc), thì dường như không có tiêu chuẩn chung cũng như phương pháp luận được chấp nhận một cách phổ biến để tính điểm, xếp hạng ESG giữa các cơ quan, tổ chức khác nhau.
Theo KPMG, vào năm 2020 có khoảng 30 nhà cung cấp dữ liệu ESG lớn trên toàn thế giới. Các cơ quan, tổ chức xếp hạng này thường áp dụng các phép đo khác nhau khi xây dựng điểm ESG của họ. Nên không có gì là bất ngờ khi họ cung cấp các xếp hạng ESG khác nhau cho cùng một công ty. Ví dụ, Tesla Inc. được đánh giá là trung bình theo xếp hạng của MSCI ESG nhưng lại bị Sustainalytics coi là rủi ro cao.
Nghiên cứu mới có tiêu đề Sustainable Investing with ESG Rating Uncertainty (tạm dịch: Đầu tư bền vững với mức độ không chắc chắn của Xếp hạng ESG) được đồng thực hiện bởi bà Si Cheng, Trợ lý Giáo sư Khoa Tài chính của Trường Kinh doanh, thuộc Đại học Trung Quốc Hồng Kông (The Chinese University of Hong Kong – CUHK); Giáo sư Doron Avramov của IDC Herzliya, Đại học Reichman (Israel); Giáo sư Abraham Lioui của Trường Kinh doanh EDHEC (Ecole De Hautes Etudes Commerciales du Nord) của Pháp và Giáo sư Andrea Tarelli đến từ tại Đại học Công giáo Milan (Italia).
Trong nghiên cứu của mình, bà Si Cheng và các đồng tác giả đã kiểm tra giả thuyết của họ bằng cách sử dụng số liệu của thị trường chứng khoán Mỹ từ năm 2002 đến năm 2019 và kiểm tra xếp hạng từ 6 nhà cung cấp xếp hạng ESG lớn là – Asset4 (Refinitiv), MSCI KLD, MSCI IVA, Bloomberg, Sustainalytics và RobecoSAM. Cùng với các nghiên cứu hiện có về xếp hạng ESG, nhóm nghiên cứu cũng nhận thấy có sự chênh lệch đáng kể giữa các nhà cung cấp xếp hạng ESG khác nhau.
Các giáo sư nhận thấy rằng, có sự nhầm lẫn trong các xếp hạng khác nhau do các cơ quan xếp hạng ESG cung cấp khiến đầu tư bền vững trở nên rủi ro hơn và giảm nhu cầu của nhà đầu tư đối với cổ phiếu xanh (cổ phiếu gắn với các công ty thân thiện với môi trường, tuân thủ tốt ESG).
Sự bất đồng trong xếp hạng
Bà Si Cheng nhận xét: “Nói chung, vì thiếu sự đồng thuận trong việc báo cáo, đo lường và diễn giải thông tin ESG, nên có rất nhiều dữ liệu ESG về các công ty và những dữ liệu này có thể tạo ra khó hiểu hoặc thiếu nhất quán trong cách hiểu. Đó là lý do tại sao các nhà đầu tư có thể cảm thấy khó hiểu, phân vân trước khi đưa ra quyết định đầu tư. Điều này lại tạo ra sự mong muốn của nhà đầu tư trong việc đầu tư bền vững. Nếu một nhà đầu tư đang tìm kiếm cổ phiếu của công ty tuân thủ ESG tốt và lại không rõ, không chắc chắn về tính bền vững của cổ phiếu mà họ sắp đổ tiền vào, thì rõ ràng họ sẽ phải suy nghĩ đi, suy nghĩ lại. trước khi tiếp tục cuộc chơi”.
Với việc sử dụng dữ liệu từ 6 nhà cung cấp xếp hạng ESG hàng đầu thế giới, các nhà nghiên cứu đã tạo ra điểm ESG cho mỗi cổ phiếu, cũng như điểm số để đo lường sự khác biệt về điểm ESG giữa 6 cơ quan nhằm tính toán mức độ không chắc chắn, độ sai lệch trong xếp hạng ESG. Theo kết quả, mối tương quan xếp hạng trung bình chỉ là 0,48 và độ không chắc chắn xếp hạng ESG trung bình là 0,18.
Xét về quan điểm, điều này có nghĩa là một công ty có thể được một nhà cung cấp dữ liệu xếp hạng ở vị trí thứ ba nhưng có thể lại bị xếp hạng ở thứ hạng 59 bởi một nhà cung cấp dữ liệu khác.
Với việc sử dụng các điểm số này, các nhà nghiên cứu đã xem xét mức độ không nhất quán trong xếp hạng ESG ảnh hưởng như thế nào đến việc một nhà đầu tư tổ chức sẽ đầu tư vào một cổ phiếu cụ thể và tác động đến hoạt động thực tế của cổ phiếu trên thị trường.
Nghiên cứu đã xem xét 3 loại nhà đầu tư khác nhau. Loại thứ nhất là các tổ chức như quỹ hưu trí cũng như các quỹ hỗ trợ trường đại học, hạn chế đầu tư của họ theo các tiêu chuẩn được xã hội chấp nhận (chẳng hạn như bằng cách tham gia đầu tư có trách nhiệm với xã hội) khi so sánh với các nhà đầu tư tổ chức khác quan tâm chủ yếu đến việc tạo ra lợi nhuận tài chính, chẳng hạn như quỹ đầu cơ (hedge fund).
Nghiên cứu phát hiện ra rằng, các tổ chức bị hạn chế bởi các định mức đầu tư thực sự có lợi cho các công ty xanh hơn, nhưng ít có khả năng nắm giữ cổ phiếu xanh hơn khi có sự không nhất quán cao trong xếp hạng ESG. Đối với các công ty có điểm ESG cao nhất, các tổ chức bị ràng buộc về tiêu chuẩn chỉ nắm giữ trung bình 22,8% cổ phần của họ, nhưng chỉ có được điều này khi xếp hạng do các cơ quan đánh giá ESG khác nhau có sự thống nhất cao. Khi mối tương quan trong xếp hạng ESG giữa các cơ quan xếp hạng khác nhau thấp, thì mức độ sở hữu cổ phần của tổ chức đã giảm xuống mức 18,1%.
Ngược lại, các quỹ đầu cơ trung bình đầu tư nhiều hơn vào các cổ phiếu màu nâu và sự không chắc chắn về xếp hạng chủ yếu ảnh hưởng đến việc họ nắm giữ các cổ phiếu màu nâu. Đối với các công ty có điểm ESG thấp nhất trong nghiên cứu, các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng các quỹ đầu cơ sở hữu trung bình 15,7% cổ phần khi có sự thống nhất cao giữa điểm ESG từ các cơ quan xếp hạng khác nhau. Con số này một lần nữa giảm xuống còn 13% khi mối tương quan trong xếp hạng từ các cơ quan khác nhau có sự khác biệt đáng kể. Các tác giả kết luận rằng sự không chắc chắn trong xếp hạng quan trọng nhất đối với các nhà đầu tư trong lĩnh vực đầu tư ưa thích của họ.
Và trong khi các công ty tập trung vào việc cải thiện hiệu suất ESG của họ dự kiến sẽ mang lại lợi nhuận đầu tư thấp hơn, vì họ cung cấp lợi ích phi tiền tệ cho các nhà đầu tư, thì nghiên cứu cho thấy, điều này không phải lúc nào cũng đúng. Cụ thể, nghiên cứu phát hiện thực tế rằng, cổ phiếu nâu luôn tốt hơn cổ phiếu xanh chỉ khi ESG xếp hạng môi trường xung quanh thấp. Khi có sự thống nhất cao giữa xếp hạng của các cơ quan xếp hạng ESG khác nhau, cổ phiếu nâu vượt qua cổ phiếu xanh 0,59% mỗi tháng về lợi nhuận tuyệt đối và 0,40% mỗi tháng về lợi nhuận điều chỉnh theo rủi ro. Nhưng khi sự không nhất quán giữa các xếp hạng ESG tăng lên, không có mối liên hệ rõ ràng nào giữa sự nghiêng về ESG của một công ty và hiệu suất cổ phiếu của họ.
Các ảnh hưởng, tác động đến thị trường
Cuối cùng, nghiên cứu ngụ ý rằng, sự không rõ ràng trong xếp hạng ESG có tác động tổng thể đến toàn bộ thị trường chứng khoán. Đặc biệt, mức độ nhầm lẫn, chênh lệch về xếp hạng cao hơn có liên quan đến phần bù thị trường cao hơn, cũng như mức độ tham gia thị trường chứng khoán thấp hơn và phúc lợi kinh tế thấp hơn cho các nhà đầu tư nhạy cảm với ESG.
Nhóm cổ phiếu xanh bị tổn hại nhiều nhất khi sự chênh lệch thiếu, nhất quán trong xếp hạng ESG ở mức cao. Các công ty có con đường trách nhiệm hơn trong hoạt động của họ sẽ bị thiệt hai một cách không tương xứng nếu các cơ quan xếp hạng không nhất trí về hồ sơ ESG của họ. Điều này sẽ hạn chế hơn nữa khả năng đầu tư vốn và tạo ra tác động xã hội thực sự của họ.
Bà Si Cheng nhận xét: “Khi đối mặt với sự không chắc chắn về hồ sơ ESG của một công ty, các nhà đầu tư nhạy cảm với ESG có khả năng ngừng đầu tư ESG hoặc ngừng tham gia vào các vấn đề ESG của công ty. Đầu tư bền vững đang gia tăng, do đó, tác động tổng thể của sự không nhất quán trong xếp hạng ESG sẽ càng trở nên nổi bật hơn, gây sự chú ý nhiều hơn”.
Nhìn chung, kết quả nghiên cứu có ý nghĩa quan trọng đối với việc phân bổ tài sản, phúc lợi của nhà đầu tư và định giá tài sản. Để giảm thiểu những mặt trái từ việc xếp hạng không nhất quán mang lại cho việc đầu tư vào ESG, bà Si Cheng và các đồng tác giả của bà đề nghị các công ty tiết lộ các báo cáo một cách thẳng thắn hơn, chuẩn xác hơn về hiệu suất ESG của họ. Đối với các nhà cung cấp xếp hạng ESG, các nhà nghiên cứu khuyên họ nên công bố và giải thích thêm về các phương pháp và cách thức đo lường cụ thể của họ. Hơn nữa, các tác giả nghiên cứu cũng khuyến cáo nên thảo luận công khai nhiều hơn về cách đo lường hiệu suất ESG của các công ty, qua đó sẽ giúp nâng cao chất lượng của việc xếp hạng ESG.
Tài liệu tham khảo:
Avramov, Doron; Cheng, Si; Lioui, Abraham và Tarelli, Andrea, Sustainable Investing with ESG Rating Uncertainty (Đầu tư bền vững với mức độ không chắc chắn của Xếp hạng ESG); Ngày 26 tháng 7 năm 2021. Có tại SSRN: https://ssrn.com/abstract=3711218 or https://dx.doi.org/10.2139/ssrn.3711218
Bài viết này lần đầu tiên được xuất bản trên trang web Kiến thức kinh doanh Trung Quốc (China Business Knowledge – CBK) bởi Trường Kinh doanh, CUHK: https://bit.ly/3kq2Y12.
Thông tin về CUHK Business School (Trường Kinh doanh, thuộc CUHK)
Trường Kinh doanh thuộc CUHK bao gồm 2 trường – Kế toán và Quản lý khách sạn và Du lịch – và 4 khoa – Khoa Kinh tế quản lý và khoa học phục vụ việc ra quyết định, Tài chính, Quản lý và Marketing. Được thành lập tại Hồng Kông vào năm 1963, đây là trường kinh doanh đầu tiên cung cấp các chương trình cử nhân về quản trị kinh doanh (BBA), thạc sỹ về quản trị kinh doanh (MBA) và thạc sỹ cao cấp về quản trị kinh doanh (Executive MBA) trong khu vực. Hiện tại, Trường cung cấp 9 chương trình đại học và 18 chương trình sau đại học, bao gồm MBA, EMBA, Master, MSc, MPhil và Ph.D.
Trong bảng xếp hạng MBA điều hành của Financial Times năm 2020, CUHK EMBA được xếp hạng thứ 15 trên thế giới. Trong Bảng xếp hạng MBA toàn cầu năm 2021 của FT, MBA CUHK được xếp hạng 48. Trường Kinh doanh CUHK có số lượng cựu sinh viên kinh doanh lớn nhất (khoảng 40.000) trong số các trường đại học / trường kinh doanh ở Hồng Kông – nhiều người trong số họ là các nhà lãnh đạo kinh doanh chủ chốt.
Thông tin thêm có sẵn tại http://www.bschool.cuhk.edu.hk hoặc bằng cách kết nối với CUHK Business School trên:
Facebook: www.facebook.com/cuhkbschool
Instagram: www.instagram.com/cuhkbusinessschool
LinkedIn: www.linkedin.com/school/cuhkbusinessschool
WeChat: CUHKBusinessSchool
#CUHKBusinessSchool
Recent Comments