SINGAPORE – Media OutReach – Theo Báo cáo đánh giá an toàn & vận chuyển 2019 (Safety & Shipping Review 2019) của Allianz Global Corporate & Special SE (AGCS ), vùng biển châu Á – Thái Bình Dương vẫn là khu vực chịu tổn thất vận chuyển hàng hải cao nhất thế giới, chiếm 45% tổn thất trên toàn cầu trong năm 2018. Nghiên cứu hàng năm phân tích báo cáo các tổn thất vận chuyển với tàu có trọng tải ở mức trên 100 tấn.
Năm 2018, có 21 tổng thiệt hại đường biển đã được báo cáo ở châu Á – Thái Bình Dương, giảm so với 46 vụ trong 12 tháng trước đó, một phần do hoạt động vận chuyển tại Đông Nam Á giảm đáng kể, một phần do thời tiết và mùa mưa bão không diễn biến phức tạp như các năm trước.
Dù tổng thiệt hại giảm là điều đáng khích lệ, song số sự cố vận chuyển được báo cáo ở châu Á trên thực tế đã tăng 22% trong bốn năm qua, theo phân tích dữ liệu từ 4.000 tàu được bảo hiểm của AGCS [Dựa trên dữ liệu khiếu nại từ tất cả các tàu được bảo hiểm từ các văn phòng AGCS châu Á trong giai đoạn 2015-2018. Yêu cầu bồi thường có tổng giá trị khoảng 500 triệu USD, khoản khấu trừ ròng. Điều này thể hiện tổng chi phí cho ngành bảo hiểm, không chỉ AGCS, vì có nhiều hơn một công ty bảo hiểm có thể liên quan đến một rủi ro cụ thể]. Tuy nhiên, tổn thất tăng lên do lưu lượng tàu đi qua khu vực nhiều hơn, chứ không phải vì các tiêu chuẩn an toàn ở dưới mức trung bình.
Ông Tom Taberner, Trưởng phòng Năng lượng và Hàng hải của AGCS châu Á – Thái Bình Dương cho biết: “Chúng tôi thường thấy nhiều sự cố mắc cạn và va chạm ở châu Á hơn các địa điểm khác trên thế giới, nhưng điều này thường phản ánh mức độ thương mại cao hơn tại nơi các chủ tàu đang giao dịch. Bên cạnh đó, cơ sở hạ tầng cảng ở châu Á đều là các cơ sở mới hoặc đang mở rộng tại Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản và Malaysia… Cơ sở hạ tầng mới hơn cũng đồng nghĩa với ít vấn đề hơn, hoạt động cảng tốt hơn và biểu đồ cập nhật hơn, sẽ giải quyết được các thách thức”.
Các địa điểm tổn thất nặng nhất và nguyên nhân tai nạn phổ biến
Vùng biển châu Á – Thái Bình Dương vẫn là điểm nóng của các khiếu nại đòi bồi thường trong lĩnh vực hàng hải, chiếm 4 trong số 10 tổn thất hàng đầu toàn cầu và chiếm nửa trong số 10 tổn thất giá trị lớn nhất vào năm 2018. Khu vực hàng hải Nam Trung Quốc, Đông Dương, Indonesia và Philippines vẫn là khu vực tổn thất hàng đầu. Cứ 4 vụ tổn thất trên toàn cầu xảy ra vào năm 2018 (12) thì 1 vụ nằm trong khu vực này. Tuy nhiên, tình trạng này đã giảm đáng kể so với 29 năm trước, đánh dấu lần đầu tiên khu vực này chứng kiến sự sụt giảm trong bốn năm. Các khu vực tổn thất lớn khác ở châu Á – Thái Bình Dương bao gồm Nhật Bản, Hàn Quốc và Bắc Trung Quốc (thứ 4 trên toàn cầu), cũng như Vịnh Ả Rập và các vùng biển lân cận (thứ 5).
Tàu chở hàng (8) chiếm hơn 1/3 số tàu bị mất trên khắp châu Á – Thái Bình Dương trong năm qua. Đắm tàu là nguyên nhân chính, chiếm 14 trong số 21 vụ tổn thất trong khu vực, cao gấp ba lần so với lý do tiếp theo là bị mắc cạn/bị tai nạn, va chạm. Kết quả toàn cầu cũng tương tự như vậy, hiện tượng đắm tàu chiếm hơn một nửa (551) trong số 1.036 vụ mất tàu trên toàn cầu trong thập kỷ qua và là nguyên nhân gây tổn thất đắt đỏ nhất cho các công ty bảo hiểm, chiếm 1,56 tỷ USD trong 5 năm [Dựa trên phân tích của 230.961 khiếu nại đòi bồi thường của ngành bảo hiểm hàng hải có AGCS và các công ty bảo hiểm khác trong khoảng thời gian từ tháng 7 năm 2013 đến tháng 7 năm 2018].
Mặc dù có sự suy giảm về tổng số thiệt hại, song tần suất và chi phí va chạm, mắc cạn và sự cố hỏa hoạn lại tăng lên ở một số địa điểm với các chủ tàu và nhà quản lý tàu châu Á. Đã có 425 vụ va chạm hoặc sự cố trong 12 tháng qua, với chi phí trung bình cho các vụ khiếu nại va chạm cao nhất trên các tàu container (840.000 USD). Nhìn chung, các sự cố va chạm là nguyên nhân thường gặp thứ hai trong các khiếu nại trong khu vực sau sự cố máy móc / hư hỏng động cơ (462 sự cố).
Hỏa hoạn cũng tiếp tục là một vấn đề với 34 sự cố được báo cáo trong bốn năm, với tổng chi phí cho ngành bảo hiểm của khu vực là gần 50 triệu USD. Đặc biệt, các vụ cháy hàng hóa đã gia tăng trên tàu container và hãng vận tải ô tô, với một số thiệt hại đáng chú ý trong năm 2018 và 2019.
Số lượng các vụ cướp biển trong khu vực cũng đã giảm, dẫn đầu là Indonesia, với tỉ lệ cướp biển giảm 64% trong 5 năm qua tại thời điểm năm 2018 và không còn là điểm nóng cướp biển hàng đầu trên thế giới. Tuy nhiên, khu vực Đông Nam Á và châu Phi vẫn chiếm hơn 3/4 tổng số vụ cướp biển trên toàn thế giới (77%, trong đó Đông Nam Á có 67 sự cố và châu Phi có 87 sự cố). Hiện tượng cướp biển và đột nhập lên tàu vẫn gắn liền với sự bất bình đẳng và tình hình kinh tế ở các vùng của châu Phi và châu Á, có nghĩa là kinh tế và địa chính trị toàn cầu tiếp tục đóng vai trò trong an ninh vận tải biển.
Xu thế toàn cầu và thách thức về tuân thủ và an ninh gia tang
Trên phạm vi toàn cầu, xu hướng tổn thất tương tự như châu Á, với 46 tàu lớn bị mất trên toàn thế giới vào năm 2018, giảm so với 98 vụ tại thời điểm 12 tháng trước đó. Tuy nhiên, số lượng sự cố vận chuyển được báo cáo nói chung (2.698 trong năm 2018) cho thấy, sự sụt giảm rất ít, ít hơn 1% theo năm. Được biết, sự hư hỏng, sự cố về máy móc là nguyên nhân chính, chiếm hơn 1/3 trong số hơn 26.000 sự cố trong thập kỷ qua và là một trong những nguyên nhân gây tốn kém nhất với bảo hiểm hàng hải ( hơn 1 tỷ USD trong 5 năm).
Trong tương lai, quy định hạn chế lượng khí thải oxit lưu huỳnh từ tháng 1 năm 2020 có thể sẽ là yếu tố làm thay đổi cuộc chơi cho ngành vận tải, với ảnh hưởng lớn về chi phí, sự tuân thủ và thuỷ thủ đoàn. Ngoài ra, rủi ro chính trị cũng gia tăng trên thế giới và ngày càng gây ra mối đe dọa đối với an ninh trong vận chuyển, thương mại và chuỗi cung ứng thông qua những xung đột, tranh chấp lãnh thổ, tấn công mạng, biện pháp trừng phạt, cướp biển và thậm chí phá hoại. Bằng chứng là các cuộc tấn công gần đây vào tàu chở dầu ở Trung Đông. Số lượng người di cư trên biển ngày càng tăng và sự gia tăng của số lượng người trốn trên các tàu thương mại cũng gây ra hậu quả nghiêm trọng cho các chủ tàu, dẫn đến sự chậm trễ, chuyển hướng và áp lực đối với thủy thủ đoàn. Trái ngược với châu Á, các vụ cướp biển đã tăng lên hơn 200 vụ trong năm 2018. Nigeria hiện là điểm nóng hàng đầu toàn cầu.
Các chủ đề rủi ro khác trong Đánh giá vận chuyển và an toàn của AGCS bao gồm:
- Số lượng sự cố trên các tàu lớn hơn ngày càng tăng. Khả năng chuyên chở container đã tăng gần gấp đôi trong một thập kỷ và một vụ mất mát lớn nhất có thể tiêu tốn tới 4 tỷ USD trong tương lai.
- Độ tin cậy của công nghệ: Công nghệ tăng cường an toàn trong vận chuyển là điều tích cực cho sự an toàn, tuy nhiên, các tai nạn vẫn tiếp tục xảy ra do quá phụ thuộc vào công nghệ – thậm chí tổn thất có xảy ra chỉ vì thuỷ thủ đoàn sử dụng điện thoại một cách bất cẩn.
- Ngày càng nhiều công nghệ đổi mới sáng tạo được áp dụng, nhưng công nghệ không phải là thuốc chữa bách bệnh nếu nguyên nhân gốc rễ của sự cố và tổn thất không được giải quyết.
- Mối đe dọa an ninh mạng gia tăng – Với những tổn thất không gian mạng ngày càng trở nên rõ nét, các công ty đang tập trung nhiều hơn vào các đánh giá an ninh mạng, trong khi một số công ty bảo hiểm đang tìm cách làm rõ các phơi nhiễm “âm thầm”. Tuy nhiên, việc lập kế hoạch dự phòng và việc kiểm tra nguy cơ nghiêm túc cần được thực hiện triệt để nhằm chống lại số lượng kịch bản tổn thất ngày càng tăng.
AGCS cung cấp bảo hiểm hàng hải và vận chuyển toàn cầu cho tất cả các loại rủi ro hàng hải, từ các tàu và lô hàng đến các đội tàu phức tạp nhất và các doanh nghiệp logistics đa quốc gia. Mảng bảo hiểm hàng hải đóng góp 11% trong tổng doanh số phí mua bảo hiểm 8,2 tỷ euro của AGCS trong năm 2018.
Thông tin về Allianz Global Corporate & Special
Allianz Global Corporate & Special (AGCS) là một công ty bảo hiểm doanh nghiệp toàn cầu hàng đầu và là đơn vị kinh doanh chính của Allianz Group.
AGCS cung cấp tư vấn rủi ro, giải pháp bảo hiểm tài sản-tai nạn và chuyển giao rủi ro thay thế cho một loạt các rủi ro thương mại, doanh nghiệp và đặc biệt trên 12 ngành nghề kinh doanh chuyên dụng.
Khách hàng của AGCS gồm các loại doanh nghiệp đa dạng từ các công ty có trong danh sách Fortune Global 500 đến các doanh nghiệp nhỏ và cá nhân. Trong số đó không chỉ có các thương hiệu hàng tiêu dùng lớn nhất thế giới, các công ty công nghệ và ngành hàng không và vận chuyển toàn cầu, mà còn có các nhà máy sản xuất rượu vang, nhà điều hành vệ tinh hoặc sản xuất phim Hollywood. Tất cả đều dựa vào AGCS để có câu trả lời thông minh cho những rủi ro lớn nhất và phức tạp nhất của họ trong môi trường kinh doanh đa quốc gia đầy năng động. Tất cả các khách hàng đều tin tưởng
AGCS trong việc giải quyết các khiếu nại một cách hợp tình, hợp lý.
Trên toàn thế giới, AGCS hoạt động với các nhóm riêng tại 34 quốc gia thông qua mạng lưới Allianz Group và các đối tác tại hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, sử dụng hơn 4.400 lao động. Năm 2018, AGCS đã đạt doanh số
phí mua bảo hiểm toàn cầu là 8,2 tỷ euro
Để biết thêm thông tin, hãy truy cập http://www.agcs.allianz.com/ hoặc theo dõi AGCS trên Twitter @AGCS_Insurance và LinkedIn.
Recent Comments