KUALA LUMPUR, MALAYSIA – Media OutReach – Ung thư đã trở thành nguyên nhân hàng đầu gây tử vong sớm, với gần 10 triệu người chết vì căn bệnh này vào năm 2020 [Nguồn: https://www.who.int/news-room/fact-sheets/detail/cancer]. Khi thế giới kỷ niệm Ngày Sức khỏe Thế giới năm 2023 với chủ đề Sức khỏe cho Mọi người, điều đáng chú ý là các bác sĩ chăm sóc sức khỏe đang bắt kịp với những tiến bộ công nghệ, vốn đang ngày càng mở ra khả năng tiếp cận các phương pháp điều trị tiên tiến nhất các bệnh ung thư.

MHTC-Press-Release-General-Cancer-Awareness#5.jpg

Trong năm 2020, các nhà nghiên cứu tại Đại học Sains Malaysia (Universiti Sains Malaysia-USM) ở Malaysia đã tìm ra một phương pháp điều trị đột phá cho bệnh ung thư lưỡi. Được dẫn đầu bởi Tiến sĩ Gokula Kumar Appalanaido, Chuyên gia tư vấn về Ung thư bức xạ tại Bệnh viện Cơ đốc Phục lâm Penang (Penang Adventist Hospital), kỹ thuật này đã chứng tỏ thành công, với hai bệnh nhân hồi phục trong vòng 6 tháng sau thử nghiệm lâm sàng [Nguồn:https://news.usm.my/index.php/english-news/6592-hybirt-usm-develops-new-pioneering-technique-in-treating-tongue-cancer].

Được gọi là Liệu pháp xạ trị điều biến cường độ bằng liệu pháp áp sát lai (Hybrid Brachytherapy Intensity Modulated Radiation Therapy – HyBIRT), kim của liệu pháp áp sát được đưa trực tiếp vào khối u, sau đó là xạ trị và hóa trị.

Tiến sĩ Gokula Kumar Appalanaido cho biết: “Lĩnh vực điều trị bệnh ung thư đã có những bước phát triển vượt bậc. Thật đáng ngạc nhiên là giờ đây các khối u có thể được loại bỏ mà không cần phẫu thuật”.

Được củng cố bởi một hệ thống đào tạo chuyên nghiệp, Malaysia được hưởng lợi từ nhiều chuyên môn y tế, điều này hỗ trợ đắc lực cho nhiều đổi mới về điều trị bệnh ung thư.

Tiến sĩ Ng Soo Chin, chuyên gia tư vấn huyết học tại Trung tâm Y tế Subang Jaya nhận xét: “Về phần chúng tôi, việc cấy ghép tủy xương dị loại hiện có thể thực hiện được, ngay cả từ những người hiến tặng chỉ tương thích một phần về mặt di truyền. Được giới thiệu để điều trị các bệnh ung thư máu khác nhau, bao gồm cả bệnh bạch cầu, phương pháp này được phát hiện là làm giảm tới 22% nguy cơ tái phát ung thư, vì các mô ghép từ cấy ghép dị gen không chứa các tế bào gây ô nhiễm [Nguồn: https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK12844/], [Nguồn:https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4697888/]. Điều này cho phép mở rộng nhóm người hiến tặng tiềm năng, chẳng hạn như những người họ hàng xa, và hơn thế nữa, nó gần như hiệu quả như một ca cấy ghép phù hợp hoàn toàn”.

Mặc dù đôi khi không thể tránh được phẫu thuật, song nhiều kỹ thuật đã được phát triển qua nhiều năm để tạo điều kiện cho kết quả tốt hơn. Một trong số đó là phẫu thuật cứu chi. Kỹ thuật này liên quan đến việc loại bỏ khối u có mục tiêu mà không ảnh hưởng đến phần còn lại của chi, do đó không cần phải cắt cụt chi trong các trường hợp ung thư liên quan đến chỉnh hình. Theo các nhà nghiên cứu tại USM, tỷ lệ sống sót của bệnh nhân sarcoma xương đã trải qua phẫu thuật cứu chi là 85% sau hai năm, cao hơn đáng kể so với người cụt tay [Nguồn:https://msprs.org.my/wp-content/uploads/2018/06/2015-Osteosarcoma-HUSM.pdf.

Tiến sĩ Prashant Narhari, Chuyên gia Tư vấn Chỉnh hình, Bác sĩ Chấn thương và Bác sĩ Ung thư tại Bệnh viện Cơ đốc Phục lâm Penang, cho biết thêm: “Giờ đây, chúng tôi có thể loại bỏ các phần lớn của xương hoặc mô, sau đó phần khiếm khuyết được tái tạo, đôi khi sử dụng các tế bào của người hiến tặng”.

Khi công nghệ y tế phát triển, các phương pháp điều trị ung thư cũng phát triển song song với việc các bác sĩ chăm sóc sức khỏe chạy đua để tăng cường khả năng tiếp cận dịch vụ chăm sóc ung thư cho tất cả mọi người. Sự sẵn có ngày càng tăng của các phương pháp điều trị ung thư khác nhau ở Malaysia là một bước tiến phù hợp với lời kêu gọi Sức khỏe cho tất cả mọi người trong Ngày Sức khỏe Thế giới năm nay, trở thành minh chứng cho cam kết chung nhằm cải thiện kết quả điều trị cho bệnh nhân trong nước.

Có thể tìm hiểu thêm về các dịch vụ điều trị ung thư của Malaysia tại https://www.youtube.com/watch?v=zP9MZ35Xfv0.

Để biết thêm thông tin về Malaysia Healthcare và các dịch vụ của họ, hãy truy cập https://malaysiahealthcare.org.my hoặc truy cập nguồn cấp dữ liệu xã hội tại:  www.facebook.com/MHTCMalaysia hoặc tại LinkedIn (Malaysia Healthcare Travel Council).

Nguồn phát hành hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội dung của thông báo này.

Thông tin về The Malaysia Healthcare Travel Council – MHTC (Hội đồng Du lịch chăm sóc sức khỏe Malaysia)

Hội đồng Du lịch chăm sóc sức khỏe Malaysia (MHTC) là cơ quan chính phủ trực thuộc Bộ Y tế Malaysia được giao trách nhiệm quản lý lĩnh vực du lịch chăm sóc sức khỏe của Malaysia Được thành lập vào năm 2009, MHTC hoạt động để sắp xếp hợp lý những đơn vị, bệnh viên trong ngành và nhà cung cấp dịch vụ nhằm tạo điều kiện thuận lợi và phát triển ngành du lịch chăm sóc sức khỏe của Malaysia dưới thương hiệu “Malaysia Healthcare” với mục tiêu đưa Malaysia trở thành điểm đến chăm sóc sức khỏe hàng đầu thế giới. MHTC hợp tác chặt chẽ với hơn 80 cơ sở chăm sóc sức khỏe tư nhân ở Malaysia (là thành viên đã đăng ký của MHTC).