KUALA LUMPUR, MALAYSIA – Media OutReach – Từ năm 2019 đến nay, với sự hợp tác của Hiệp hội Tự nhiên Malaysia (Malaysian Nature Society – MNS), MSIG Insurance (Malaysia) Bhd “(MSIG Malaysia)” đã trồng khoảng 6.247 cây giống rừng ngập mặn trên khắp Malaysia. Chương trình trồng rừng ngập mặn đã tăng quy mô hàng năm kể từ khi thành lập, nhằm mục đích bảo vệ các cộng đồng ven biển khỏi thiệt hại về tài sản do lũ lụt và đóng vai trò là nguồn đa dạng sinh học quan trọng trong tương lai.
Trong năm 2022, MSIG đã hợp tác với MNS để trồng 3.415 cây giống rừng ngập mặn ở Penang, Kedah, Negeri Sembilan, Melaka, Johor, Terengganu và Perak và có kế hoạch tiếp tục trồng với số lượng cây giống tương tự trong năm 2023. MSIG dự định sẽ duy trì hỗ trợ MNS như một phần trong cam kết của mình tới Mục tiêu Phát triển Bền vững (SDG) 13 của Liên hợp quốc (UN): Hành động vì khí hậu.
Ngoài việc hỗ trợ tài chính cho chương trình trồng cây giống rừng ngập mặn, nhiều nhân viên của MSIG cũng dành thời gian ngoài công việc thường ngày của họ để tình nguyện tham gia các hoạt động trồng cây do MNS hỗ trợ ở nhiều nơi trên lãnh thổ Malaysia.
Nhận xét về sáng kiến trồng cây giống rừng ngập mặn, ông Chua Seck Guan, Giám đốc điều hành (CEO) của MSIG cho biết: “Nhân Ngày Quốc tế Bảo tồn hệ sinh thái rừng ngập mặn được tổ chức hàng năm vào ngày 26 tháng 7, MSIG mong muốn bày tỏ sự quan tâm liên tục của mình trong việc hỗ trợ bảo tồn rừng ngập mặn và nâng cao nhận thức về vai trò then chốt của rừng ngập mặn trong hệ sinh thái của chúng ta. Rừng ngập mặn là nguồn tài nguyên quan trọng đối với Malaysia nhờ vai trò bảo vệ các cộng đồng ven biển khỏi xói mòn và lũ lụt bằng cách ổn định bờ sông và bờ biển. Chúng cũng đóng vai trò là nguồn đa dạng sinh học quan trọng và là nơi sinh sản và môi trường sống của nhiều loại cá và sinh vật biển khác. Do đó, điều quan trọng là chúng phải được bảo vệ và bảo tồn để đảm bảo an sinh cho các cộng đồng ven biển và các thế hệ tương lai của chúng ta”.
Ông Chua Seck Guan cho biết thêm: “Ngoài việc bảo vệ các cộng đồng ven biển và khôi phục đa dạng sinh học, rừng ngập mặn còn là bể hấp thụ carbon tuyệt vời. Chúng là một trong những loại cây hiệu quả nhất trên thế giới để hấp thụ carbon dioxide trong khí quyển, vốn là nguyên nhân gây ra biến đổi khí hậu. Do đó, việc bảo vệ và phát triển rừng ngập mặn đóng vai trò một phần quan trọng trong việc chống lại và giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu”.
Ông Chua Seck Guan nhấn mạnh: “Với những lợi ích to lớn mà rừng ngập mặn mang lại cho con người và môi trường, chúng tôi mong muốn tiếp tục nỗ lực trồng rừng ngập mặn với MNS trong năm 2023 để hỗ trợ bảo tồn những loài cây này. Điều này phản ánh nỗ lực không ngừng của MSIG trong việc cung cấp phúc lợi cho người dân Malaysia, cả thông qua các sản phẩm bảo hiểm và hành động của chúng tôi với tư cách là một doanh nghiệp có trách nhiệm, luôn nỗ lực đóng góp cho xã hội và bảo vệ môi trường, nơi chúng tôi hoạt động,
Sáng kiến trồng rừng ngập mặn là một trong nhiều chương trình bền vững mà MSIG đã thực hiện trong vài năm qua. Các chương trình này được lên kế hoạch và xem xét cẩn thận để đảm bảo rằng, chúng phù hợp với các Mục tiêu Phát triển Bền vững của Liên hợp quốc. Một số chương trình tập trung vào việc đẩy mạnh phong trào không rác thải trong nhân viên MSIG, thông qua các hoạt động giáo dục và cuộc thi khác nhau. Cách tiếp cận có ý thức về môi trường này cũng có thể được thấy trong các sản phẩm của MSIG như MSIG EZ-Mile Motor Add-On (Pay As You Drive) và Solar Photovoltaic (PV) All Risks (bảo vệ, bảo hiểm cho hệ thống điện mặt trời khỏi mất mát hoặc hư hỏng do hỏa hoạn, trộm cắp và thiệt hại do tai nạn).
Như một nỗ lực nhằm nâng cao hơn nữa nhận thức về tầm quan trọng của rừng ngập mặn, MSIG sẽ trồng một cây rừng ngập mặn cho mỗi hợp đồng bảo hiểm MSIG EZ-Mile Motor Add-On được mua thông qua MSIG Online trong khoảng thời gian từ ngày 26 tháng 7 đến ngày 25 tháng 8 năm 2023 để ghi nhận Ngày Quốc tế về Rừng ngập mặn nhằm bảo tồn hệ sinh thái rừng ngập mặn.
Hàng năm, MSIG cũng đóng góp tiền và quyên góp bằng hiện vật cho nhiều tổ chức phi chính phủ (NGO) tập trung vào phúc lợi cộng đồng, chăm sóc y tế và các mục đích khác.
Chương trình trồng rừng ngập mặn là một phần trong các sáng kiến bảo tồn đa dạng sinh học của MSIG tại Malaysia, phù hợp với nỗ lực của công ty trong việc bảo vệ và tăng cường vốn tự nhiên của trái đất.
Hashtag: #MSIG
Nguồn phát hành hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội dung của thông báo này.
Thông tin về MSIG Insurance (Malaysia) Bhd
MSIG Insurance (Malaysia) Bhd là công ty con của Công ty Bảo hiểm Mitsui Sumitomo Limited và là thành viên của MS & AD Insurance Group Holding, Inc., một trong 10 công ty bảo hiểm chung hàng đầu trên thế giới (tính đến thời điểm tháng 12 năm 2022).
Với hơn 100 năm kinh nghiệm bảo hiểm chung và mạng lưới 20 chi nhánh trên toàn lãnh thổ Malaysia, MSIG Insurance (Malaysia) là một trong những công ty bảo hiểm hàng đầu về cháy nổ, kỹ thuật, động cơ và số 1 trong bảo hiểm hàng hóa được vận chuyển bằng đường biển (Theo Fortune Global 500, 2021), cung cấp nhiều sản phẩm và dịch vụ cho nhu cầu cá nhân và kinh doanh.
Chuyên môn của MSIG Malaysia được công nhận thông qua việc công ty được nhận nhiều giải thưởng danh giá. Đó là Giải thưởng Dịch vụ Chất lượng của Reader’s Digest năm 2020 – Người chiến thắng giải Bạc trong hạng mục Bảo hiểm Xe hơi. MSIG được công nhận là có một trong những dịch vụ chất lượng cao nhất. Công ty cũng đã được trao giải thưởng “Công ty bảo hiểm tai nạn và tài sản xuất sắc tại Malaysia” năm 2018 tại lễ trao Giải thưởng InsuranceAsia News Awards.
Để biết thêm thông tin về MSIG Insurance (Malaysia), hãy truy cập www.msig.com.my hoặc facebook.com/MSIGmy.
Thông tin về Hiệp hội Tự nhiên Malaysia (Malaysian Nature Society – MNS)
Hiệp hội Tự nhiên Malaysia (MNS) là tổ chức phi chính phủ về môi trường lâu đời nhất và có số lượng thành viên lớn nhất ở Malaysia. Nguồn gốc của MNS có trước nền độc lập của Malaysia –có từ một nhóm người nước ngoài chủ yếu là người Anh quan tâm sâu sắc đến di sản thiên nhiên đa dạng của Malaysia đã ra quyết định rằng, bộ sưu tập phong phú các ghi chú thực địa và hồ sơ lịch sử tự nhiên mà họ đã tích lũy được là rất quan trọng đối với di sản của đất nước và nên được xuất bản. Năm 1940, với việc xuất bản Tập 1 Tạp chí Tự nhiên Malayan, Hiệp hội Tự nhiên Malaysia đã ra đời.
Hiệp hội Tự nhiên Malaysia được điều hành bởi các thành viên được bầu trên cơ sở tự nguyện, phi lợi nhuận và được hỗ trợ bởi 26 nhân viên làm việc toàn thời gian. Nhiệm vụ của Hiệp hội là thúc đẩy nghiên cứu, đánh giá cao, bảo tồn và bảo vệ di sản thiên nhiên của Malaysia. MNS là lực lượng chính đằng sau việc bảo vệ môi trường sống quan trọng cũng như các công viên quốc gia, biển và tiểu bang ở Malaysia. Hiệp hội cũng tích cực tham gia vào việc bảo tồn các loài (đặc biệt là các loài chim) cũng như phê chuẩn công ước về biến đổi khí hậu ở Malaysia.
Để biết thêm thông tin về MNS, hãy truy cập www.mns.my or facebook.com/MalaysianNatureSociety.Official
Recent Comments