SINGAPORE – Media OutReach – Ngày 2 tháng 10 năm 2019 – Công ty tư vấn kinh doanh có trụ sở tại Singapore why innovation! đã bắt đầu khóa huấn luyện có tên gọi Agile Adoption với Hãng hàng không Singapore Airlines (SIA) vào tháng 3 năm ngoái. SIA đặt mục tiêu chuyển đổi hoạt động kinh doanh theo hướng kỹ thuật số để tiếp tục lớn mạnh trong môi trường toàn cầu đang thay đổi nhanh chóng.
Công ty why innovation! khởi động chương trình chuyển đổi Agile (viết tắt của Agile Software Development có nghĩa là phương thức phát triển phần mềm linh hoạt) với SIA vào tháng 3 năm 2018, với các mục tiêu cụ thể là:
- Tăng cường hợp tác nhóm chéo trong các đơn vị Kinh doanh và Phát triển để đưa ra các kế hoạch làm việc hiệu quả và nhất quán
- Giúp các thành viên trong nhóm áp dụng các phương pháp và sản phẩm của Agile trong việc xác định lại các sáng kiến và sản phẩm
- Cải thiện tốc độ các bộ phận công nghệ thông tin để phát triển hệ thống và tung ra sản phẩm
- Theo kịp các thông lệ công nghệ mới nhất thông qua khung Agile đã được tùy chỉnh để phù hợp với bối cảnh và văn hóa của SIA
Quá trình thực thi
Trong bối cảnh các hãng hàng không không ngừng phải cạnh tranh, khách hàng được tiếp xúc với nhiều lựa chọn khác nhau. Vì thế, SIA luôn nắm bắt nhu cầu của khách hàng, trong khi vẫn duy trì thời gian quay vòng ngắn và hiệu quả.
Vai trò của Công ty why innovation! là thúc đẩy và tăng cường hợp tác và liên lạc giữa các bộ phận kinh doanh và công nghệ thông tin của SIA để cải thiện chất lượng và hiệu quả trong tất cả các quy trình làm việc. Với những thực tiễn mới này, SIA hiện có thể kiểm soát tốt hơn đầu ra của mình, đồng thời phản ứng nhanh hơn với các phản hồi và kết quả của tất cả các bên liên quan khác nhau.
Một ví dụ là ứng dụng 1SQ, ứng dụng dành cho nhân viên truy cập thông tin chính của công ty và các chức năng tự thao tác được trên di động – đây là ứng dụng đầu tiên dành cho các công ty Singapore. Các tính năng của ứng dụng này bao gồm thông báo tin tức và sự kiện của công ty, cơ hội bỏ phiếu, các công cụ tự thao tác như cập nhật vấn đề đi lại, đơn xin nghỉ. Việc hợp nhất các tính năng từ các hệ thống doanh nghiệp khác nhau trên SIA không dễ dàng, nhưng với sự huấn luyện nhanh nhạy, đội đã tung ra sản phẩm khả thi tối thiểu (minimum viable product – MVP), với các tính năng cốt lõi sau ba tháng phát triển, đạt chu kỳ phát hành hàng tháng vào tháng 2 năm 2019. Chu kỳ này giữ cho đội hình tập trung vào những cải tiến thực sự quan trọng đối với nhân viên của SIA.
Cho đến nay, các nhóm khác nhau trong các bộ phận kinh doanh và công nghệ thông tin của SIA do Công ty why innovation! huấn luyện, cải thiện được thời gian phản hồi, hiệu quả hệ thống và cấu trúc quy trình công việc ổn định hơn trong và trên các bộ phận của họ. Nhận thức của nhiều người trong số trong số gần 1.200 nhân viên được nâng lên, thông qua quá trình học tập kết hợp đào tạo chuyên nghiệp, hội thảo và thực hành huấn luyện. Việc đào tạo sẽ tiếp tục ở các phòng, ban khác trong doanh nghiệp này trong 6 đến 8 tháng tới. Họ cũng sẽ tiếp tục tham dự khóa huấn luyện ở mức độ học tập cao hơn và chu kỳ phản ứng nhanh hơn.
Vai trò của Công ty why innovation! trong việc thay đổi
Bên cạnh SIA, Công ty why innovation! còn làm việc với một số các khách hàng cao cấp khác, bao gồm DFS, ComfortDelgro, Prudential, BNP Paribas, Standard Chartered và Cathay Pacific, hỗ trợ họ chuyển đổi để áp dụng mô hình kinh doanh linh hoạt hơn, dễ thích nghi hơn.
Việc tư vấn chuyên để kích hoạt các khả năng nội bộ của gói Business Agility là quá trình biến đổi cấu trúc hoặc bản chất của một tổ chức, nhằm có thể nắm bắt và liên tục thích nghi trong môi trường thay đổi nhanh chóng. So với Phương pháp Thác nước (Waterfall Methodology) truyền thống thường được sử dụng bởi các tập đoàn lớn, tư duy Agile cho phép các tổ chức cải thiện thời gian quay vòng, cho phép khả năng thích ứng liên tục với thị trường thay đổi nhanh chóng và tự mình cải tiến số.
Ông Yann Hamon, Giám đốc điều hành của Công ty why innovation! cho biết: “Chương trình chuyển đổi tại SIA là một ví dụ tuyệt vời không chỉ cho ngành hàng không. Quy mô thay đổi, tốc độ áp dụng và tác động kinh doanh làm nên sự kết hợp khá độc đáo. Sự hỗ trợ vô điều kiện của quản lý cấp cao kết hợp với khả năng lãnh đạo mạnh tại SIA trong chương trình này là nguyên nhân chính tạo nên thành công. Là đối tác chuyển đổi của SIA, chúng tôi mang đến một cách tiếp cận chuyển đổi có hệ thống, bao gồm các công cụ quản lý chuyển đổi để tăng tốc áp dụng chuyển đổi ở mọi cấp độ tổ chức. Chúng tôi tự hào là một phần của hành trình thú vị này”.
Công ty why innovation! được mời tham dự Hội nghị thượng đỉnh đổi mới nhân viên kỹ thuật số, do Tổ chức Questex Asia tổ chức vào đầu tháng 3 năm 2019. Ông Yann Hamon được mời làm diễn giả cùng với 18 đại diện khác, bao gồm những chuyên gia đến từ ST Engineering, Standard Chartered và Pearson. Công ty tư vấn này cũng chuẩn bị kỷ niệm 5 năm vào năm nay, với các diễn giả là các khách hàng của Công ty và chính ông Yann
Hamon chia sẻ về các chiến lược mới của công ty.
Thông tin về ông Yann Hamon
Ông Yann Hamon là Giám đốc điều hành của Công ty why innovation! Ông là chuyên gia tư vấn thúc đẩy chuyển đổi kỹ thuật số bằng cách tăng sự linh hoạt trong kinh doanh và đổi mới số. Trong những năm qua, công ty của ông Yann Hamon đã giúp cho Singapore Airlines, DFS, BNP Paribas, HSBC, Channel, ComfortDelGro, Carrefour, Roche và nhiều công ty lớn giải quyết các thách thức đổi mới bằng cách nuôi dưỡng, tạo dựng văn hóa nhanh nhạy và tăng cường phát triển các sản phẩm, dịch vụ kỹ thuật số mới và các cách làm việc mới.
Với hơn 40 chuyên gia làm việc tại Singapore, Hồng Kông và Thượng Hải, Công ty đã mang lại kết quả bền vững và thiết thực thông qua các nhóm tư vấn, huấn luyện và đào tạo, các tổ chức và lãnh đạo.
Ông Yann Hamon có hơn 30 năm kinh nghiệm về kỹ thuật phần mềm, hệ thống và sản phẩm và 20 năm thực hành trong kỹ năng quản lý thay đổi tổ chức, tập trung vào Agile Enterprise, Tổ chức sản phẩm và Đổi mới kỹ thuật số. Thông qua sự nghiệp của mình tại nhiều quốc gia ở châu Âu, Australia và châu Á, ông đã làm việc và hỗ trợ nhiều cá nhân và đội ngũ trong lĩnh vực công nghệ và kinh doanh, từ các kỹ sư đến các giám đốc phụ trách nhiều lĩnh vực khác nhau. Ông sở hữu bằng Tiến sĩ Khoa học máy tính, chuyên ngành trí tuệ nhân tạo cho kỹ thuật phần mềm.
Phương pháp luận của Agile
Lịch sử của Agile
Bản tuyên ngôn (Manifesto) của Agile là một tập hợp các giá trị và nguyên tắc hướng dẫn, được tạo ra như một cách làm việc mới để đối phó với sự phức tạp hơn và không chắc chắn hơn trong các môi trường vận hành. Việc cung cấp liên tục phần mềm làm việc và do đó giá trị của khách hàng, có thể được mô tả là “chén thánh” (‘holy grail’) của phát triển phần mềm. Trong việc lấy con người làm trung tâm, thì thách thức lớn nhất đối với hầu hết các tổ chức muốn áp dụng Agile là thay đổi căn bản các hành vi và tư duy. 12 nguyên tắc hướng dẫn của Agile cho phép môi trường làm việc hợp tác và có động lực hơn, cho phép “phân phối sản phẩm và sáng tạo các sản phẩm có giá trị cao nhất có thể” (theo The Scrum Guide, 2017, Ken Schwaber & Jeff Sutherland).
So sánh Agile với Waterfall
Trong việc quản lý dự án theo kiểu truyền thống Waterfall, mỗi dự án tuân theo cùng một vòng đời bao gồm các giai đoạn như yêu cầu (phạm vi), thiết kế, thực hiện, xác minh và bảo trì như trong hình trên. Toàn bộ dự án được lên kế hoạch trước mà không có bất kỳ không gian nào để thay đổi yêu cầu. Cách tiếp cận này giả định rằng, thời gian, chi phí và phạm vi đều cố định.
Trong khi phương pháp luận truyền thống tập trung vào kế hoạch định trước, thì Agile mang đến sự nổi bật cho mọi người, sự hợp tác của khách hàng và tính linh hoạt. Nó tập trung nhiều hơn vào việc kết hợp phản hồi của khách hàng, thông qua việc phát hành liên tục sản phẩm gia tăng nhỏ, cho phép sản phẩm được thử nghiệm trên thị trường và có các điều chỉnh phù hợp.
Tư duy Agile
Việc làm chủ Agile không phải là nhiệm vụ dễ dàng. Điều này đòi hỏi sự thay đổi cơ bản trong tư duy sản phẩm theo hướng tiếp cận gia tăng và lặp lại. Đó là cách tiếp cận khác xa với cách làm việc của kiểu thác nước “truyền thống”. Ngay từ đầu, điều này cũng có nghĩa là đảm bảo các tổ chức thực sự lắng nghe tiếng nói của khách hàng. Các cách thức thực hiện như tư duy thiết kế và phòng thí nghiệm đổi mới giúp ích trong vấn đề này, nhưng không có ứng dụng phù hợp và luôn bị động theo chiều hướng thiên vị.
Công ty Why innovation! tập trung vào các hoạt động chuyển đổi để đẩy nhanh việc cung cấp giá trị kinh doanh – tối ưu hóa chiến lược tung ra sản phẩm và quản lý sản phẩm lấy khách hàng làm trọng tâm.
Thông tin về Công ty Why innovation!
Why innovation! là công ty tư vấn chuyển đổi kỹ thuật số chuyên tăng tốc chuyển đổi tổ chức bằng cách tăng sự linh hoạt trong kinh doanh và đổi mới kỹ thuật số. Trong những năm qua, công ty đã giúp Singapore Airlines, DFS, BNP Paribas, HSBC, Channel, ComfortDelGro, Carrefour, Roche và nhiều công ty lớn giải quyết các thách thức đổi mới bằng cách nuôi dưỡng, tạo dựng văn hóa nhanh nhạy và tăng cường phát triển các sản phẩm, dịch vụ kỹ thuật số mới và các cách làm việc mới.
Với hơn 40 chuyên gia làm việc tại Singapore, Hồng Kông và Thượng Hải, Công ty why innovation! đã mang lại kết quả bền vững và thiết thực thông qua các nhóm tư vấn, huấn luyện và đào tạo, các tổ chức và lãnh đạo.
Thông tin về Singapore Airlines (SIA)
Lịch sử của Tập đoàn SIA bắt đầu từ năm 1947 với chuyến bay đầu tiên của Malayan Airways Limited. Hãng hàng không này sau đó được đổi tên thành Malaysia Airlines Limited và sau đó là Malaysia-Singapore Airlines (MSA). Năm 1972, MSA tách ra thành Singapore Airlines (SIA) và Malaysia Airline System. Ban đầu vận hành một đội bay khiêm tốn gồm 10 máy bay với 22 điểm đến ở 18 quốc gia, SIA đã phát triển thành một tập đoàn hàng không quốc tế đẳng cấp thế giới.
Singapore Airlines cam kết tăng cường liên tục ba trụ cột chính trong thương hiệu: Dịch vụ xuất sắc, sản phẩm đi đầu và kết nối mạng. Đội tàu bay và mạng lưới của Tập đoàn SIA cũng đang mở rộng để hỗ trợ phát triển chiến lược danh mục đầu tư của mình, trong đó có các khoản đầu tư vào cả hoạt động hàng không đầy đủ dịch vụ và chi phí thấp. Danh mục đầu tư của các hãng hàng không phục vụ các thị trường tầm ngắn, trung và dài giúp SIA linh hoạt và nhanh nhẹn hơn, với các phương tiện phù hợp để phục vụ đúng thị trường.
Năm 2018, Singapore Airlines đã triển khai chuyến bay thương mại dài nhất thế giới, với các dịch vụ bay thẳng (non stop) giữa Singapore và New York, cũng như giữa Singapore đến Los Angeles và tăng các dịch vụ bay thẳng đến San Francisco, sử dụng máy bay hiện đại Airbus mới A350-900ULR (ultra-long-range). Vào tháng 9 năm 2019, Seattle đã trở thành thành phố thứ năm của Mỹ trong mạng lưới đường bay của Singapore Airlines – và là thành phố thứ tư được phục vụ bay thẳng từ Singapore.
Recent Comments