ĐẶC KHU HÀNH CHÍNH HỒNG KÔNG – Media OutReach Newswire – Ngày 17 tháng 6 năm 2024 – Centre for Asian Philanthropy and Society – CAPS (Trung tâm Xã hội và Từ thiện châu Á) – một tổ chức tư vấn và nghiên cứu độc lập, định hướng hành động, độc lập ở châu Á, đã phát hành ấn phẩm Doing Good Index (tạm dịch: Chỉ số Làm việc tốt) năm 2024. Đây là nghiên cứu hàng đầu của CAPS cho thấy, bất chấp tốc độ số hóa nhanh chóng của khu vực xã hội ở châu Á, song các tổ chức cung cấp dịch vụ xã hội (social delivery organization – SDO là các đơn vị tham gia cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ đáp ứng nhu cầu xã hội) đang gặp không ít khó khăn trong việc theo kịp những thay đổi công nghệ do khả năng tiếp cận cơ sở hạ tầng kỹ thuật số không đầy đủ, thiếu năng lực và không đủ sự hỗ trợ của nhà tài trợ.
Khi công nghệ tiếp tục phát triển, một loại thiếu hụt kỹ thuật số mới đang được tạo ra làm cản trở khả năng của khu vực xã hội trong việc cung cấp sản phẩm và dịch vụ cho hầu hết mọi người thuộc đối tượg dễ bị tổn thương và yếu thế trong xã hội.
Chỉ số Làm việc tốt năm 2024 nhận thấy rằng, công nghệ kỹ thuật số đã trở nên phổ biến trong lĩnh vực xã hội ở châu Á. Có tới 95% tổ chức được khảo sát sử dụng công nghệ kỹ thuật số để thực hiện công việc của mình, với 88% có ý định tăng cường sử dụng công nghệ kỹ thuật số trong 2 năm tới. Tuy nhiên, các tổ chức cung cấp dịch vụ xã hội (SDO) ở châu Á thiếu các nguồn lực cần thiết để tận dụng tối đa lợi ích của công nghệ kỹ thuật số và tự bảo vệ mình trước những rủi ro có liên quan.
Có tới 59% SDO được khảo sát cho biết, nhân viên của họ thiếu kỹ năng sử dụng các công cụ kỹ thuật số một cách hiệu quả và 70% không có hoặc không biết về chiến lược an ninh mạng của tổ chức. Khi được hỏi về nhu cầu công nghệ hàng đầu của tổ chức, thì phần cứng, phần mềm vận hành và đào tạo nhân viên nổi lên là 3 nhu cầu hàng đầu.
Theo Chỉ số Làm việc tốt năm 2024, việc tiếp cận nguồn tài trợ hoạt động là điều cần thiết để các tổ chức có thể ứng phó một cách thỏa đáng với bối cảnh kỹ thuật số đang thay đổi nhanh chóng. Gần một nửa số SDO báo cáo rằng, các nhà tài trợ của họ không tài trợ cho chi phí công nghệ kỹ thuật số và công nghệ thông tin. Thực tế này cho thấy sự thiếu hụt trong tài trợ là rất rõ ràng.
Tiến sĩ Ruth Shapiro, Đồng sáng lập và Giám đốc điều hành (CEO) của CAPS cho biết: “Lĩnh vực xã hội của châu Á chưa được chuẩn bị cho sự thay đổi công nghệ trong bối cảnh quá trình số hóa nhanh chóng trong khu vực. Chúng tôi tin rằng, hoạt động từ thiện có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc đáp ứng nhu cầu công nghệ kỹ thuật số. Các nhà tài trợ nên nhận ra rằng, những thách thức trong việc đảm bảo kinh phí hoạt động cản trở các tổ chức mà họ hỗ trợ đầu tư vào công nghệ kỹ thuật số có thể cải thiện năng suất và tác động của họ. Nguồn tài trợ hoạt động và quyên góp bằng hiện vật có thể giúp các tổ chức hoạt động xã hội đầu tư vào việc xây dựng năng lực nhằm tận dụng triệt để các công nghệ kỹ thuật số để đáp ứng sứ mệnh giúp đỡ cộng đồng của chúng ta”.
Ngoài những thách thức về công nghệ, Chỉ số Làm việc Tốt cũng chia sẻ về việc các nền kinh tế trong khu vực đang hoặc chưa tạo ra môi trường thuận lợi cho việc cho và nhận đầu tư xã hội tư nhân như hoạt động từ thiện và trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR).
Trong bối cảnh những năm đầy biến động do hậu quả của đại dịch COVID-19, 4 chỉ số phụ (Các quy định, Chính sách thuế và tài chính, Hệ sinh thái và Mua sắm) của Chỉ số Làm việc Tốt có rất ít thay đổi trong hai năm qua. Ngoài Sri Lanka, quốc gia đã cải thiện hiệu quả hoạt động, tất cả các nền kinh tế khác vẫn ở trong cùng nhóm kể từ năm 2022.
Nguồn tài trợ cho lĩnh vực xã hội hầu như không thay đổi. Nguồn tài trợ trong nước (từ các cá nhân, tổ chức và công ty) vẫn là nguồn tài trợ chính cho các SDO trên khắp châu Á, chiếm 64% tỷ lệ ngân sách trung bình của SDO. Tỷ lệ tài trợ của chính phủ (20%) và tài trợ nước ngoài (15%) trong ngân sách của SDO cũng vẫn ổn định.
Thiếu hụt kinh phí, thách thức về nhân sự và nâng cao/đào tạo lại kỹ năng cho nhân viên là những thách thức hàng đầu mà khu vực xã hội phải đối mặt. Gần 3/4 (73%) SDO gặp khó khăn trong việc tuyển dụng nhân viên và 69% cho biết gặp khó khăn trong việc giữ chân nhân viên.
Các chính phủ tiếp tục gửi đi những thông điệp trái chiều về các quy định trong lĩnh vực xã hội. Trong khi một số chính phủ coi khu vực xã hội là đối tác, thì một số chính phủ khác lại thể hiện cách tiếp cận nóng và lạnh, đôi khi khuyến khích sự phát triển của khu vực này và những lúc khác lại thực hiện các quy định và hạn chế quá nặng nề.
Vai trò của SDO vẫn quan trọng và nhìn chung họ cảm thấy được hỗ trợ. Ngoài ra, còn có sự lạc quan mạnh mẽ trong lĩnh vực này, ngay cả sau những biến động trong vài năm qua. Điều này thể hiện khả năng phục hồi của SDO trước những thách thức chưa từng có.
Ông Ronnie Chan, Đồng sáng lập và Chủ tịch của CAPS, nhận định: “Với các cuộc khủng hoảng đang diễn ra, từ xung đột khu vực đến biến đổi khí hậu, châu Á phải đối mặt với một cuộc chiến khó khăn để tạo ra một tương lai công bằng hơn. Tin vui là với sự giàu có của khu vực tư nhân ngày càng tăng, châu Á có cơ hội duy nhất để vượt lên phía trước và triển khai các chính sách cũng như chương trình nhằm giải quyết các vấn đề của cộng đồng. Tại CAPS, chúng tôi rất vui mừng được phát hành phiên bản thứ tư của Chỉ số Làm việc Tốt, cung cấp thông tin chi tiết có thể hành động và dựa trên bằng chứng cho các nhà lãnh đạo doanh nghiệp, các nhà từ thiện và các nhà hoạch định chính sách để hãy xem xét cách họ có thể tạo điều kiện thuận lợi và tăng cường dòng vốn tư nhân vào khu vực xã hội. Chỉ số Làm việc tốt cũng đưa ra kế hoạch chi tiết cho một tương lai công bằng, bền vững và thịnh vượng hơn cho khu vực”.
Có thể tải xuống Chỉ số Làm việc Tốt 2024 tại đây và truy cập vào trang web tương tác nhỏ..
https://caps.org
http://LinkedIn.com/company/capsasia
https://x.com/caps_asia/
https://www.facebook.com/capasia
Wechat: 亚洲公益事业研究中心
https://www.instagram.com/capsasia/
https://www.youtube.com/@centreforasianphilanthropy6020
Hashtag: #CAPS #DGI #DGI2024 #Philanthropy #nonprofit#Asia
Nguồn phát hành hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội dung của thông báo này.
Thông tin về the Doing Good Index (Chỉ số Làm việc tốt)
Chỉ số Làm việc Tốt nghiên cứu môi trường pháp lý và xã hội, trong đó vốn tư nhân hướng tới làm việc tốt ở châu Á. Hiện tại ở phiên bản thứ tư, Chỉ số xác định các chính sách và biện pháp khuyến khích có thể thúc đẩy vốn tư nhân đầu tư vào lĩnh vực xã hội và xem xét cách các bên liên quan có thể xây dựng các kết nối mạnh mẽ hơn, đáng tin cậy hơn. Đây là nguồn tài nguyên dựa trên bằng chứng dành cho các nhà hoạch định chính sách, nhà từ thiện, học giả và các nhà lãnh đạo phi lợi nhuận, cung cấp những hiểu biết sâu sắc và các phương pháp hay nhất để tăng cường và nâng cao hoạt động từ thiện.
Chỉ số này dựa trên dữ liệu thuộc 4 chỉ mục phụ: Các quy định, Chính sách thuế và tài chính, Hệ sinh thái và Mua sắm. Cùng với nhau, các chỉ số này cung cấp một bức tranh về các yếu tố khác nhau tác động đến cung và cầu về đầu tư xã hội tư nhân ở mỗi nền kinh tế. Trong năm 2024, CAPS cũng đưa ra các câu hỏi về cách lĩnh vực xã hội áp dụng công nghệ kỹ thuật số trong việc cung cấp dịch vụ, gây quỹ và quản lý hoạt động kinh doanh. Các phát hiện này dựa trên bằng chứng, bắt nguồn từ dữ liệu khảo sát được thu thập từ 2.183 SDO và 140 chuyên gia trên 17 nền kinh tế châu Á (gồm Bangladesh, Campuchia, Trung Quốc, Hồng Kông, Ấn Độ, Indonesia, Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia, Nepal, Pakistan, Philippines, Singapore, Sri Lanka, Đài Bắc Trung Quốc, Thái Lan và Việt Nam) và được hỗ trợ bởi mạng lưới đối tác và chuyên gia trên khắp châu Á. Sau khi lập bảng, Chỉ số phân loại các nền kinh tế thành 4 nhóm: Làm tốt, Làm tốt hơn, Làm ổn và Làm chưa đủ.
Thông tin về Centre for Asian Philanthropy and Society – CAPS (Trung tâm Xã hội và Từ thiện châu Á)
Được thành lập vào năm 2013, Trung tâm Xã hội và Từ thiện châu Á (CAPS) là một tổ chức tư vấn và nghiên cứu độc lập, định hướng hành động, độc lập ở châu Á, cam kết cải thiện chất lượng và số lượng hoạt động từ thiện trên khắp châu Á. Sứ mệnh của CAPS là cải thiện lĩnh vực đầu tư xã hội ở châu Á bằng cách nghiên cứu và tư vấn các phương pháp, mô hình, chính sách và chiến lược tốt nhất có thể góp phần thay đổi hệ thống theo hướng tích cực.
Có thể đăng ký nhận bản tin của CAPS tại https://caps.us17.list-manage.com/subscribe?u=7d1437533ba1fc3fdac4986cd&id=46bb042131
Recent Comments