TOKYO, NHẬT BẢN – Media OutReach – Ngày 21 tháng 2 năm 2019 – Theo Allianz Risk Barometer 2019 (Chỉ sốđo lường rủi ro Allianz năm 2019), năm nay, các thảm họa thiên tai sẽ là nguy cơ số1 đối với các doanh nghiệp Nhật Bản. Ngày càng có nhiều doanh nghiệp nước này lo ngại vềtổn thất kinh tếđang gia tăng là hậu quả trực tiếp của các thảm họa thiên tai như động đất, bão, núi lửa hoạt động… và biến đổi khí hậu. Do Allianz Global Corporate & Special (AGCS) xuất bản, báo cáo năm 2019 dựa trên những hiểu biết, đánh giá của 2.415 chuyên gia vềrủi ro đến từ 86 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thếgiới, bao gồm cả Nhật Bản.
Ở Nhật Bản, các thảm họa thiên tai (với 45% phản hồi từ các chuyên gia) vẫn là rủi ro số1 trong năm 2019. Nhật Bản là quốc gia bị thiệt hại nặng n nhất bởi những hậu quả của các thảm họa thiên tai. 3 cơn bão lớn Jebi, Trami và Prapiroon đã gây ra thiệt hại vềkinh tế, với tổng giá trị lên tới 27,5 tỷ USD và mất mát, thiệt hại vềbảo hiểm lên tới 13,75 tỷ USD (theo Aon, Weather, Climate & Castrophe Insight: 2018 Annual Report, January 22, 2019). Theo Hiệp hội Bảo hiểm chung của Nhật Bản (GIAJ), cơn bão Jebi được ghi nhận là cơn bão gây ra thiệt hại lớn nhất từ trước đến nay ở nước này. Các chuyên gia của AGCS dự báo, vào năm 2070, 80% trong top 10 địa điểm chịu lụt lội lớn nhất trên thếgiới là các thành phốở châu Á, trong đó có thủ đô Tokyo của Nhật Bản.
Trong khi đó, việc gián đoạn kinh doanh (business interruption – BI) đã rơi từ vị trí số1 xuống số2 (với 46% phản hồi từ các chuyên gia) vềxếp hạng các nguy cơ, rủi ro đối với doanh nghiệp Nhật Bản. Theo AGCS, khiếu nại đòi bảo hiểm tài sản trung bình do BI hiện ở mức 3,1 triệu euro, cao hơn 1/3 (39%) so với mức thiệt hại tài sản trung bình tương ứng là 2,2 triệu euro, cao hơn nhiều so với cách đây 5 năm.
Sự cốmạng hiện là nguy cơ lớn thứ 3 đối với doanh nghiệp Nhật Bản (với 42% phản hồi từ các chuyên gia). Theo phân tích của AGCS vềnhững khiếu nại đòi đền bù bảo hiểm trong 5 năm qua, mức thiệt hại trung bình được bảo hiểm chi trả do sự cốmạng vượt quá 2 triệu euro, so với mức 1,5 triệu euro của mức khiếu nại đòi bảo hiểm bình quân do sự cốcháy, nổ gây ra.
Ông Ken Motoda, Giám đốc điều hành (CEO) của AGCS Nhật Bản cho biết: “Rủi ro có thể là vật chất, chẳng hạn như hỏa hoạn, bão lụt hoặc phi vật chất như hệ thống công nghệ thông tin ngừng hoạt động, có thể xảy ra thông qua các phương tiện gây độc hại hay tình cờ. Chúng có thể bắt nguồn từ chính các hoạt động, hay do các nhà cung ứng, các khách hàng hay các nhà cung cấp dịch vụ công nghệ thông tin. Dù nguyên nhân là gì, thì tổn thất tài chính cho các công ty bị hứng chịu có thể là rất lớn. Các giải pháp quản lý rủi ro mới, các công cụ phân tích và quan hệ đối tác sáng tạo có thể giúp hiểu rõ hơn và giảm thiểu hàng loạt rủi ro BI hiện đại và ngăn ngừa tổn thất trước khi chúng xảy ra”.
Ngoài các thảm họa thiên tai, việc gián đoạn kinh doanh và sự cốmạng, thì các phát triển của thị trường là nguy cơ thứ 4 (với 28% phản hồi từ các chuyên gia), tăng 2 bậc so với vị trí thứ 6 của năm 2018. Tiếp theo là hiện tương biến đổi khí hậu là nguy cơ lớn thứ 5 đối với các doanh nghiệp Nhật Bản (với 19% phản hồi từ các chuyên gia) tăng từ vị trí thứ 9 của năm 2018; tình trạng thu hồi sản phẩm do có lỗi khi sản xuất là nguy cơ thứ 6 (với 18% phản hồi từ các chuyên gia). Tình trạng thiếu lao động có tay nghềlần đầu tiên xuất hiện trong Top 10 nguy cơ đối với các doanh nghiệp Nhật Bản (với 11% phản hồi từ các chuyên gia), đứng ở vị trí thứ 9.
Thông tin thêm vềnhững phát hiện của Allianz Risk Barometer 2019, bao gồm kết quả toàn cầu, có sẵn ở đây:
· Top 10 nguy cơ mang tính toàn cầu đối với doanh nghiệp
· Tóm tắt
· Video
· Phụ lục Kết quả cho 34 quốc gia
Recent Comments