ĐẶC KHU HÀNH CHÍNH HỒNG KÔNG – Media OutReach Newswire – Mới đây, DHL và Trường Kinh doanh Stern của Đại học New York đã công bố Báo cáo DHL Global Connectedness Report 2024 (tạm dịch: Báo cáo Kết nối Toàn cầu DHL 2024) mới, phân tích một cách toàn diện nhất hiện có về trạng thái và quỹ đạo của toàn cầu hóa. Báo cáo theo dõi cách các dòng thương mại, vốn, thông tin và con người di chuyển khắp thế giới và đo lường quá trình toàn cầu hóa của 181 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Chỉ số Kết nối Toàn cầu của DHL năm nay xếp Đặc khu Hành chính Hồng Kông, Trung Quốc đứng thứ 10 trong số 181 nền kinh tế, tụt 4 bậc kể từ năm 2017.
Bất chấp sự sụt giảm, Hồng Kông vẫn được xếp ở vị trí thứ 4 về điểm sâu trong số 181 nền kinh tế có dòng vốn quốc tế lớn so với hoạt động trong nước. Hồng Kông cũng nổi bật nhất về chiều sâu thương mại hàng hóa (xếp thứ nhất cho cả xuất khẩu và nhập khẩu) và chiều sâu dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài – FDI (xếp thứ nhất cho cả dòng vốn FDI vào và ra). Sự kết nối toàn cầu của Hồng Kông khẳng định vị trí của Đặc khu Hành chính này như một cửa ngõ cho các dòng chảy giữa Trung Quốc đại lục và phần còn lại của thế giới. Nó cũng báo hiệu tầm quan trọng ngày càng tăng của Khu vực Vịnh lớn (gồm Hồng Kông, Macau và 9 thành phố lớn của tỉnh Quảng Đông) cùng với sự thăng tiến trong bảng xếp hạng của Macau.
Nhận xét về những phát hiện mới trong khu vực, ông John Pearson, Giám đốc điều hành (CEO) của DHL Express, cho biết: “Những phát hiện gần đây nhất trong Báo cáo Kết nối Toàn cầu của DHL đã xóa tan một cách rõ ràng quan niệm về quá trình đảo ngược toàn cầu hóa. Không chỉ là một từ thông dụng, toàn cầu hóa là một lực lượng có ảnh hưởng đã định hình lại thế giới của chúng ta một cách sâu sắc và còn có nhiều tiềm năng to lớn hơn nữa. Việc mở rộng thị trường và thúc đẩy các cơ hội trao quyền cho các cá nhân, doanh nghiệp và toàn bộ quốc gia để phát triển theo những cách độc đáo. Việc chấp nhận toàn cầu hóa cho phép chúng tôi và khách hàng tạo dựng một tương lai đầy hứa hẹn, thúc đẩy một thế giới ngày càng kết nối, thịnh vượng hơn cho tất cả mọi người – và sẵn sàng cho sự phát triển mạnh hơn”.
Ông Andy Chiang, Phó chủ tịch cấp cao kiêm Giám đốc điều hành của DHL Express Hồng Kông và Macau nhận định: “Giữa những thách thức toàn cầu, Hồng Kông vẫn kiên cường và tiếp tục đóng một vai trò quan trọng trong việc tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại giữa châu Á và phần còn lại của thế giới. Điều này được thể hiện rõ qua thứ hạng cao về các trụ cột thương mại và vốn. Việc mở rộng Trung tâm Trung Á gần đây của chúng tôi tại Sân bay Quốc tế Hồng Kông khẳng định lại niềm tin của chúng tôi vào vai trò quan trọng của thành phố như một trung tâm hàng không quốc tế đối với các luồng thương mại. Chúng tôi sẽ tiếp tục tận dụng mạng lưới và cơ sở hạ tầng toàn cầu của mình để tăng cường kết nối và mở rộng thị trường tiếp cận với khách hàng”.
Báo cáo cũng đưa ra bảng xếp hạng các nền kinh tế có chung dòng chảy quốc tế với Hồng Kông, trong đó Trung Quốc đại lục đứng đầu danh sách, với 61%. Những kết nối còn lại của Hồng Kông đã lan rộng khắp thế giới, mặc dù chủ yếu là với các nền kinh tế lớn ở châu Á. Mỹ (chiếm 5%) và Vương quốc Anh (chiếm 2%) cũng có vai trò nổi bật trong các mối quan hệ của Hồng Kông.
Toàn cầu hóa vẫn tồn tại bất chấp các vấn đề của thế giới
Báo cáo tiết lộ rằng, toàn cầu hóa đạt mức cao kỷ lục vào năm 2022 và duy trì gần mức đó trong năm 2023 – bất chấp hàng loạt cú sốc, diễn biến rất phức tạp, khó lường trên toàn cầu trong nhiều năm gần đây, như đại dịch COVID-19, cuộc chiến ở Ukraina và dải Gaza, xung đột thương mại Mỹ – Trung và việc Anh rút khỏi Liên minh châu Âu (EU). Bằng chứng này bác bỏ mạnh mẽ quan điểm cho rằng, dòng chảy toàn cầu đã bị ngừng trệ và suy giảm.
Tăng trưởng thương mại đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy kết nối toàn cầu. Tỷ trọng sản lượng toàn cầu được giao dịch quốc tế đã trở lại mức cao kỷ lục trong năm 2022. Sau khi suy giảm vào năm 2023, tăng trưởng thương mại được dự báo sẽ tăng tốc trong năm 2024. Toàn cầu hóa các luồng thông tin đặc biệt mạnh mẽ trong hai thập kỷ qua, mặc dù dữ liệu mới nhất cho thấy, sự tăng trưởng của họ bị đình trệ, một phần do sự hợp tác nghiên cứu giữa Mỹ và Trung Quốc ít hơn. Toàn cầu hóa doanh nghiệp đang gia tăng, với việc các công ty mở rộng sự hiện diện quốc tế và kiếm được nhiều doanh thu hơn ở các thị trường nước ngoài.
Báo cáo khẳng định tiềm năng đáng kể để tiếp tục phát triển dòng chảy toàn cầu. Nó chốt mức độ toàn cầu hóa hiện tại của thế giới chỉ ở mức 25%, trên thang điểm từ 0% (nghĩa là không có dòng chảy xuyên biên giới quốc gia) đến 100% (biên giới và khoảng cách đã không còn quan trọng nữa).
Dòng chảy thương mại trong nội bộ châu Á vẫn mạnh mẽ, trong khi phương Tây vẫn là đối tác thương mại quan trọng của châu Á
Bằng chứng cho thấy các thị trường ở châu Á – Thái Bình Dương có mối liên hệ chặt chẽ với nhau trong khu vực. Trên thực tế, có ít nhất 70% các quốc gia ở châu Á – Thái Bình Dương có dòng chảy thương mại mạnh mẽ với các đối tác châu Á. Nhìn vào 10 kết nối hàng đầu của các quốc gia này, có sáu hoặc nhiều hơn là với thị trường châu Á – Thái Bình Dương, với lý do thương mại nội Á phát triển mạnh mẽ. Khu vực châu Á cũng có mối liên hệ chặt chẽ với phương Tây, trong đó có Mỹ hoặc Vương quốc Anh là 10 quốc gia kết nối hàng đầu.
Các quan hệ Mỹ – Trung, Mỹ – Nga xấu đi cho thấy sự suy giảm chưa từng thấy về kết nối toàn cầu, nhưng không có sự chia rẽ sâu rộng hơn về nền kinh tế thế giới giữa các khối đối thủ
Báo cáo Kết nối Toàn cầu của DHL cũng cho thấy, mối quan hệ Mỹ-Trung tiếp tục giảm sút, với tỷ trọng dòng chảy của cả hai quốc gia liên quan đến nhau giảm khoảng 1/4 kể từ năm 2016. Tuy nhiên, cả hai quốc gia vẫn kết nối đáng kể, chứng tỏ dòng chảy lớn hơn hầu hết các cặp quốc gia khác. Nga và châu Âu đã tách rời, dẫn đến việc Nga phải đối mặt với sự sụt giảm kết nối chưa từng có, nhiều hơn gấp đôi so với bất kỳ sự suy giảm nào trước đây trong số 20 nền kinh tế lớn nhất thế giới. Đồng thời, phân tích dữ liệu chứng minh rằng, không có sự phân chia rộng rãi hơn trong nền kinh tế thế giới giữa các khối địa chính trị đối thủ.
Singapore đứng đầu là quốc gia toàn cầu hóa nhất, tiếp theo là Hà Lan và Ireland
Singapore đạt vị trí số một; Hà Lan và Ireland xếp thứ hai và thứ ba. Có tới 143 nền kinh tế trở nên kết nối toàn cầu hơn, trong khi chỉ có 38 nền kinh tế chứng kiến mức độ kết nối suy giảm. Bằng chứng sâu hơn cho thấy, châu Âu là khu vực được kết nối toàn cầu nhất thế giới, tiếp theo là Bắc Mỹ, Trung Đông và Bắc Phi.
Toàn cầu hóa chưa nhường chỗ cho khu vực hóa
Hơn nữa, báo cáo cho thấy những dự đoán về sự thay đổi toàn cầu từ toàn cầu hóa sang khu vực hóa – ít nhất là chưa được xác nhận theo mô hình dòng chảy quốc tế. Trên thực tế, hầu hết các luồng di chuyển quốc tế đang diễn ra ở những khoảng cách ổn định hoặc thậm chí xa hơn, với tỷ trọng đang giảm dần diễn ra trong các khu vực địa lý chính. Trong lĩnh vực thương mại, chỉ có Bắc Mỹ cho thấy sự thay đổi rõ ràng sang các mô hình thương mại mang tính khu vực hóa hơn.
Báo cáo Kết nối Toàn cầu của DHL
Được xuất bản thường xuyên kể từ năm 2011, Báo cáo Kết nối Toàn cầu nổi tiếng của DHL (trước đây là Chỉ số Kết nối Toàn cầu của DHL) cung cấp những phát hiện đáng tin cậy về xu hướng toàn cầu hóa bằng cách phân tích 15 loại hình thương mại quốc tế, vốn, thông tin và dòng người. Phiên bản năm 2024 dựa trên gần 9 triệu điểm dữ liệu. Báo cáo xếp hạng mức độ kết nối của 181 quốc gia và vùng lãnh thổ, chiếm 99,7% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) và 98,7% dân số thế giới. Một bộ sưu tập gồm 181 hồ sơ quốc gia và vùng lãnh thổ (mỗi quốc gia dài một trang) cung cấp những tóm tắt ngắn gọn về mô hình toàn cầu hóa của từng quốc gia và vùng lãnh thổ.
Báo cáo do DHL ủy quyền và được thực hiện bởi ông Steven A. Altman và bà Caroline R. Bastian của Trường Kinh doanh Stern thuộc Đại học New York. Báo cáo và các tài liệu khác có sẵn tại dhl.com/globalconnectedness.
Hashtag: #DHL
Nguồn phát hành hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội dung của thông báo này.
Thông tin về DHL
DHL là thương hiệu lớn toàn cầu trong lĩnh vực logistics. DHL có danh mục dịch vụ khổng lồ từ chuyển phát nhanh bưu phẩm, bưu kiện trong nước và quốc tế; chuyển giao hàng theo kênh thương mại điện tử, vận chuyển hàng nhanh bằng đường bộ, đường biển, đường hàng không cho đến việc quản lý chuỗi cung ứng công nghiệp. Không chỉ có vậy, với việc cung cấp các giải pháp chuyên sâu, chuyên ngành cho các thị trường phát triển, các ngành công nghiệp, bao gồm công nghệ, y tế, sinh học, năng lượng, ô tô và bán lẻ cộng với truyền thống là doanh nghiệp đi đầu trong việc thực thi trách nhiệm đóng góp cho cộng đồng và có mặt tại rất nhiều thị trường đang phát triển, DHL được đánh giá là doanh nghiệp logistics dành cho cả thế giới. Với hơn 395,000 nhân viên đang làm việc tại hơn 220 quốc gia và vùng lãnh thổ, DHL kết nối mọi người dân và doanh nghiệp một cách rất an toàn và đáng tin cậy.
DHL là một đơn vị thành viên của Deutsche Post DHL Group (với doanh thu năm 2023 đạt hơn 81,8 tỷ euro. Deutsche Post DHL Group đặt mục tiêu đạt được việc phát thải khí carbon từ các hoạt động logistics ra không khí sẽ bằng 0 vào năm 2050.
Thông tin về Trường Kinh doanh Stern của Đại học New York
Nằm ở trung tâm khu vực Greenwich Village và kết nối sâu với Thành phố New York, Trường Kinh doanh Stern của Đại học New York là một trong những trường giáo dục quản lý và trung tâm nghiên cứu hàng đầu của Mỹ. Trường Kinh doanh Stern cung cấp một danh mục rộng rãi các chương trình chuyển đổi ở cấp độ sau đại học, đại học và điều hành, tất cả đều được làm phong phú nhờ tính năng động và nguồn lực dồi dào của một trong những thủ đô kinh doanh của thế giới.
Trường Kinh doanh Stern là một cộng đồng thân thiện, truyền cảm hứng cho các thành viên của mình nắm bắt và dẫn dắt sự thay đổi trong một thế giới đang biến đổi nhanh chóng. Để biết thêm thông tin, hãy truy cập www.stern.nyu.edu.
Recent Comments