SINGAPORE / ĐẶC KHU HÀNH CHÍNH HỒNG KÔNG – Media OutReach Newswire – Ngày 25 tháng 6 năm 2024 – Theo ấn bản thứ 5 của the Global Wealth and Lifestyle Report (tạm dịch: Báo cáo Phong cách sống và Tài sản Toàn cầu) của Julius Baer, mặc dù các thành phố tiếp tục trở nên đắt đỏ hơn vào năm 2024, nhưng những cá nhân giàu có trên khắp thế giới vẫn sẵn sàng chi tiêu và đầu tư vào lối sống, gia đình và tương lai của họ.
Trong năm 2024, mức tăng giá đã chậm lại ở mức trung bình 4% tính theo đồng USD, so với 6% trong năm 2023. Giá hàng hóa năm nay tăng nhanh hơn dịch vụ, với hàng hóa tăng trung bình 5% và dịch vụ tăng 4%, đều tính theo đồng USD. Mặc dù các thành phố tiếp tục trở nên đắt đỏ hơn, nhưng tỷ lệ lạm phát đã có dấu hiệu bình thường hóa trong 12 tháng qua.
Những phát hiện mới về Chỉ số lối sống toàn cầu
Bảng xếp hạng thành phố dựa trên Chỉ số lối sống của Julius Baer phân tích chi phí của một giỏ hàng hóa và dịch vụ đại diện cho “cuộc sống tốt đẹp” tại 25 thành phố trên thế giới. Năm nay, nhiều chỉ số tăng vọt ở mức cao là kết quả của biến động tiền tệ – giá chỉ số được chuyển đổi sang USD để cho phép so sánh trên phạm vi toàn cầu và sức mạnh của các loại tiền tệ như đồng Franc Thụy Sĩ và ngược lại, hiệu suất kém của các loại tiền tệ như đồng yên Nhật được thấy rõ qua hiệu quả hoạt động của các thành phố này tính bằng USD.
Bất chấp giá hàng hóa và dịch vụ tăng, song những cá nhân siêu giàu có vẫn sẵn sàng chi tiêu, không chỉ chi tiêu, mà còn chi tiêu mạnh hơn, nhiều hơn, đặc biệt là vào dịch vụ khách sạn (khách sạn và bữa ăn cao cấp) cũng như thời trang và phụ kiện. Mức tăng giá lớn nhất trong năm nay là đối với các mặt hàng tiêu dùng cao cấp như thời trang và trang sức (mức tăng cao nhất là 9,6%), những mặt hàng này đã tăng giá mạnh trong vài năm qua. Thực tế này xảy ra sau vài năm chi phí nguyên liệu thô, năng lượng và nhân sự tăng cao. Sự sụt giảm đáng kể duy nhất trong năm nay trên phạm vi toàn cầu tính theo USD là ở danh mục xe đạp (-6,4%), với mức giảm nhỏ đối với rượu whisky (-1,0%) và các chuyến bay hạng thương gia (-1,7%).
Tiêu điểm khu vực châu Á- Thái Bình Dương: 3 thành phố lọt top 10 thế giới
Châu Á- Thái Bình Dương là nơi có 2 thành phố đắt đỏ nhất trong chỉ số là Singapore và Hồng Kông. Thượng Hải vẫn nằm trong top 10 mặc dù đã tụt xuống vị trí thứ 4 từ vị trí thứ 2 năm ngoái và Hồng Kông là thành phố tăng điểm duy nhất ở châu Á- Thái Bình Dương năm nay, từ vị trí thứ 3 lên thứ 2. Giá giảm ở một số thành phố – đặc biệt là Tokyo (thứ 23, giảm từ thứ 15) có nghĩa là thành phố này không còn đắt đỏ nhất nữa. Bangkok và Jakarta cũng lần lượt tụt từ vị trí 11 xuống 17 và 12 xuống 14.
– Singapore (Xếp hạng số 1 thế giới): Singapore ở vị trí số một, vẫn là thành phố đắt đỏ nhất thế giới. Đây cũng là nơi đắt nhất để sở hữu một chiếc ô tô. Thành phố tiếp tục thu hút giới siêu giàu bằng cách duy trì danh tiếng về sự ổn định chính trị và kinh tế, bên cạnh môi trường thân thiện với doanh nghiệp. Sự ổn định này được chứng minh bằng việc gần như không có thay đổi về giá trung bình của hàng xa xỉ so với năm trước (-0,46% tính theo đồng dollar Singapore – SGD và +0,8% tính theo USD), với mức lạm phát giữ ổn định ở mức 4,8% trong suốt năm 2023.
– Hồng Kông (Xếp thứ 2 thế giới): Hồng Kông tăng một bậc ở vị trí thứ hai và vẫn là thành phố đắt đỏ thứ hai trên thế giới về giá bất động sản. Đây là nơi đắt nhất để thuê luật sư.
– Thượng Hải (Xếp thứ 4 thế giới): Thành phố trước đây từng giữ vị trí thứ 2 hiện xếp thứ 4. Sự thay đổi vị thế có thể bao gồm từ những thách thức trên thị trường bất động sản đến việc làm giảm niềm tin của người tiêu dùng. Tuy nhiên, đây là thành phố đắt đỏ nhất để có một bữa ăn tối ngon miệng.
– Nhật Bản (Xếp hạng thứ 23 trên toàn cầu): So sánh chi phí ở Tokyo và Thành phố Mexico bằng nội tệ, giá hầu như không thay đổi – chính việc chuyển đổi sang USD là nguyên nhân chủ yếu gây ra quy mô của sự dao động. Đồng USD nhìn chung rất mạnh và thực tế này sẽ dẫn đến sự bất ổn toàn cầu vì đây là loại tiền tệ trú ẩn an toàn. Những người du lịch trên thế giới đang tìm kiếm một món hời xa xỉ có thể cân nhắc đến Tokyo.
Ông Mark Matthews, Trưởng phòng Nghiên cứu châu Á – Thái Bình Dương của Julius Baer, nhận xét: “Châu Á đang có những bước tiến đáng kể trong hành trình phát triển, thể hiện tiềm năng đổi mới và hợp tác. Những tiến bộ công nghệ của Trung Quốc và Ấn Độ, cùng với nền kinh tế vững mạnh của Đông Nam Á góp phần vào khả năng phục hồi và tăng trưởng của khu vực. Nằm trong môi trường năng động này, Singapore đang dẫn đầu quá trình chuyển đổi kỹ thuật số và đang mở rộng với tốc độ tăng trưởng hàng năm kép (CAGR) là 13%, củng cố vai trò của mình như một trung tâm đổi mới quan trọng ở châu Á”.
Ông Christian Gattiker, Trưởng phòng Nghiên cứu của Julius Baer, cho biết: “Báo cáo năm nay cho thấy tiền tệ đóng vai trò rất quan trọng. Hãy lấy Tokyo làm ví dụ. Đây từng là thành phố cực kỳ đắt đỏ vào những năm 1990, song sự suy giảm đều đặn của đồng yên đã cho thấy điều này có thể thay đổi như thế nào. Chúng ta thường có xu hướng quên rằng, chi phí sinh hoạt trông hoàn toàn khác trong mắt một người lạ – đặc biệt nếu người đó tính bằng USD hoặc đồng Franc Thụy Sĩ thay vì đồng nội địa. Tiền tệ và bối cảnh là rất quan trọng”.
Kết quả khảo sát lối sống ở châu Á- Thái Bình Dương
Hiện đã là năm thứ ba, Khảo sát về lối sống của Julius Baer thăm dò những cá nhân giàu có trên khắp thế giới để hiểu rõ hơn về các ưu tiên, tài chính và mô hình tiêu dùng của họ. Nó hỗ trợ các phát hiện của Chỉ số bằng phân tích định tính về thói quen và cảm xúc cá nhân của những người siêu giàu có. Những người siêu giàu có muốn nuông chiều bản thân theo cách gợi nhớ đến sự phục hồi sau chiến tranh của thế kỷ 20. Những người siêu giàu có ở châu Á – Thái Bình Dương và Trung Đông dẫn đầu sự tăng trưởng và sẽ tiếp tục như vậy trong tương lai.
Chi tiêu tại châu Á – Thái Bình Dương trong năm vừa qua tập trung vào khách sạn, nhà hàng và chăm sóc sức khỏe, nêu bật sự bùng nổ về phong cách sống này không chỉ giới hạn ở việc mua hàng hóa và trải nghiệm. Tại châu Á – Thái Bình Dương, 74% đối tượng giàu có được khảo sat cho biết họ đã chi nhiều hơn cho các khách sạn 5 sao, trong khi 71% cho biết họ đã chi nhiều hơn cho những bữa ăn ngon. Về mặt chăm sóc sức khỏe, châu Á – Thái Bình Dương đứng thứ nhất hoặc thứ hai về mức tăng ở mọi hạng mục phụ về sức khỏe và những người siêu giàu có trong khu vực cho biết chi phí y tế tùy ý của họ đã tăng lên trong năm qua. Điều này có thể là do việc chăm sóc sức khỏe được coi là ‘thứ xa xỉ mới’ ở mức độ lớn hơn ở châu Á – Thái Bình Dương, với 63% cho biết họ lo lắng về sức khỏe và phúc lợi của mình, mức cao nhất trong tất cả các khu vực trong cuộc khảo sát.
Cư dân ở châu Á – Thái Bình Dương cũng trả nhiều tiền hơn cho đồ trang sức và trường tư cho con cái so với năm ngoái (cả hai đều tăng 10%), mặc dù chi phí mua một chiếc xe đạp cao cấp hơn (giảm -13%) hoặc thuê một phòng khách sạn (-11%). Mức giảm giá mạnh nhất ở châu Á – Thái Bình Dương là giá vé máy bay hạng thương gia giảm 14%, tuy nhiên, đây dường như là sự điều chỉnh đối với tình trạng giá vé cao ngất ngưởng vào năm 2022 và đầu năm 2023. Trung bình, giá tại châu Á – Thái Bình Dương tăng 1%.
Được hỗ trợ bởi chuyên môn tài chính của chính họ và giá trị tài sản tăng lên, những người siêu giàu có từ châu Á – Thái Bình Dương đã tăng mức độ rủi ro cho khoản đầu tư của họ. 70% những người siêu giàu có báo cáo tài sản đã tăng lên trong 12 tháng qua và một lần nữa họ đang tìm cách phát triển dựa trên mức tăng gần đây của mình, với mức đầu tư tăng lên trên diện rộng và cao nhất ở châu Á – Thái Bình Dương và Trung Đông.
Mặc dù sở thích cá nhân vẫn là mục tiêu theo đuổi chính, nhưng tính bền vững đóng vai trò lớn hơn trong chiến lược đầu tư trong năm 2024 đối với hầu hết tất cả những người siêu giàu có ở châu Á – Thái Bình Dương, với phần lớn đã xem xét danh mục đầu tư của họ để hiểu tác động Môi trường, xã hội và quản trị (ESG) của các khoản đầu tư của họ. Tuy nhiên, tính bền vững vẫn chỉ đóng vai trò thứ yếu trong thói quen mua hàng thực tế.
Những người siêu giàu có là đối tượng vẫn muốn nuông chiều bản thân, cũng đang tìm cách trao quyền cho bản thân bằng cách ưu tiên sức khỏe, thẩm mỹ và tiếp thu công nghệ tiên tiến. Với nhu cầu vẫn vượt xa đạo đức, thách thức sẽ là khuyến khích những người siêu giàu có tích hợp đầy đủ tính bền vững vào cuộc sống và các quyết định đầu tư của họ ở tất cả các thị trường.
Để tải xuống Báo cáo Phong cách sống và Tài sản toàn cầu của Julius Baer năm 2024, hãy truy cập: www.juliusbaer.com/GWLR
Hashtag: #JuliusBaer
Nguồn phát hành hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội dung của thông báo này.
Thông tin về Julius Baer
Julius Baer là tập đoàn quản lý tài sản hàng đầu của Thụy Sĩ và là thương hiệu cao cấp trong lĩnh vực này trên toàn cầu, tập trung vào việc phục vụ và tư vấn cho các khách hàng tư nhân sành sỏi, siêu giàu có. Trong tất cả những gì tập đoàn làm, Julius Baer được truyền cảm hứng từ mục đích của mình: tạo ra giá trị vượt xa sự giàu có. Tính đến cuối tháng 4 năm 2024, tài sản được quản lý của Julius Baer lên tới 471 tỷ Franc Thụy Sĩ (CHF).
Bank Julius Baer & Co. Ltd. – ngân hàng tư nhân Thụy Sĩ nổi tiếng có lịch sử từ năm 1890, là công ty điều hành chính của Julius Baer Group Ltd., có cổ phiếu được niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Thụy Sĩ – SIX (mã chứng khoán: BAER) và được đưa vào Chỉ số Swiss Leader Index (SLI), bao gồm 30 cổ phiếu lớn nhất và có tính thanh khoản cao nhất Thụy Sĩ.
Julius Baer hiện có mặt tại 25 quốc gia và 60 địa điểm trên thế giới. Có trụ sở chính tại Zurich, Julius Baer có văn phòng tại Bangkok, Dubai, Dublin, Frankfurt, Geneva, Hồng Kông, London, Luxembourg, Madrid, Mexico City, Milan, Monaco, Mumbai, Santiago de Chile, São Paulo, Thượng Hải, Singapore, Tel Aviv và Tokyo. Cách tiếp cận lấy khách hàng làm trung tâm, lời khuyên khách quan của Julius Baer dựa trên nền tảng sản phẩm mở Julius Baer, nền tảng tài chính vững chắc và văn hóa quản lý doanh nghiệp đã khiến Julius Baer trở thành tài liệu tham khảo quốc tế uy tín về quản lý tài sản.
Để biết thêm thông tin, hãy truy cập trang web của Julius Baer tại www.juliusbaer.com
Recent Comments