ĐÀI BẮC, ĐÀI LOAN – Media OutReach – Ngày 28 tháng 9 năm 2020 – Quỹ Giải thưởng Tang (The Tang Prize Foundation) đã hợp tác với Đại học Quốc gia Đài Loan, Đại học Quốc gia Tsing Hua, Đại học Quốc gia Cheng Kung, Đại học Quốc gia Chengchi, Tổ chức Sinh học thực nghiệm của Mỹ, Hiệp hội Nghiên cứu châu Á và Viện Jane Goodall tổ chức 4 diễn đàn dành cho các nhân vật đoạt Giải thưởng Tang về phát triển bền vững, khoa học dược sinh học, Trung Quốc học và pháp quyền vào ngày 21 và 22 tháng 9 vừa qua.
Các nhân vật nổi tiếng vừa đoạt Giải thưởng Tang năm 2020 cùng với các chuyên gia, học giả hàng đầu ở Đài Loan đã trao đổi với nhau và tương tác với khán giả qua hội nghị truyền hình để khám phá, nêu rõ các vấn đề liên quan đến bảo tồn sinh thái, biến đổi khí hậu, bệnh tự miễn, phương pháp điều trị đại dịch COVID-19, cuộc khủng hoảng danh tính mà người Hoa ở nước ngoài phải đối mặt, giá trị của nghiên cứu về Trung Quốc, cách tiếp cận đa nguyên đối với ngành Trung Quốc học, cũng như quyền con người và công bằng môi trường. Hai ngày và bốn hội nghị đã chứng kiến những người đoạt giải đưa ra cái nhìn sâu sắc mang tính thực tiễn cao và khán giả đặt những câu hỏi kích thích tư duy mà không do dự. Các video về diễn đàn hiện có sẵn tại https://reurl.cc/yg6Rv8.
Để bắt đầu chuỗi sự kiện này, diễn đàn đầu tiên về pháp quyền, có tiêu đề “Exploring the Role of Non-Governmental Organizations in the Contemporary Civil Society” (tạm dịch: “Khám phá vai trò của các tổ chức phi chính phủ (NGO) trong xã hội dân sự đương đại”, có ba người được trao Giải thưởng Tang năm 2020, lần lượt đến từ Bangladesh, Colombia và Lebanon cũng như đại diện của các NGO, những người ủng hộ công bằng xã hội và môi trường của Đài Loan đã cùng nhau làm sáng tỏ trách nhiệm và thách thức của các NGO, giúp mọi người xem xét chủ đề này từ quan điểm của những người sống ở các khu vực khác nhau trên thế giới.
Trong khi đều tuyên bố đứng lên ủng hộ người dân bình thường, ủng hộ cải cách chính trị cần thiết, bảo vệ công lý môi trường và cải thiện tính độc lập của tư pháp, các đại biểu tham gia diễn đàn cũng bày tỏ lo ngại về những trở ngại chung mà nhiều NGO gặp phải, chẳng hạn như tình trạng thiếu kinh phí và các động thái của chính phủ nhằm hạn chế năng lực, ảnh hưởng của họ.
Tại diễn đàn thứ hai, có chủ đề “Ecological Conservation and Sustainable Development of Human Society: the Impact of COVID-19” (tạm dịch: “Bảo tồn sinh thái và phát triển bền vững của xã hội loài người: Tác động của COVID-19”), những người nhận Giải thưởng Tang về phát triển bền vững trong quá khứ và hiện tại đã nhắc nhở mọi người rằng, mặc dù đại dịch COVID-19 đều có thể ảnh hưởng xấu đến người giàu lẫn người nghèo, nhưng có ảnh hưởng sâu sắc hơn, mạnh mẽ đến người nghèo. Các vị đại biểu đều thống nhất ý kiến rằng: “Thật không may, chúng ta phải tự đổ lỗi cho cuộc khủng hoảng sức khỏe hiện tại vì chúng ta không tôn trọng thế giới tự nhiên. Nếu chúng ta tiếp tục đi theo con đường này và bỏ qua thực tế rằng, biến đổi khí hậu làm tăng phạm vi tác nhân gây bệnh và mối đe dọa của bệnh truyền nhiễm, rất có thể những thảm họa như COVID-19 sẽ lại xảy ra. Hơn nữa, chúng ta không nên bỏ qua một thực tế đau lòng rằng, 1 tỷ người giàu nhất hành tinh phải chịu trách nhiệm cho hơn 50% ô nhiễm khí hậu, nhưng 3 tỷ người nghèo nhất phải gánh chịu gánh nặng hậu quả của biến đổi khí hậu”.
Những người đoạt Giải thưởng Tang năm 2020 và các năm trước đều cảnh báo, thúc giục mọi người nhận ra tầm quan trọng của sự phụ thuộc lẫn nhau trên toàn cầu và coi việc bảo vệ trái đất là trách nhiệm chung. Không giải quyết được những vấn đề này theo hướng hợp tác tích cực có thể đồng nghĩa với “tình trạng trái đất nóng lên sẽ càng ngày càng trầm trọng hơn”.
Với tiêu đề “Targeting the Hyperactive Immune System, from Autoimmune Disease to Cytokine Storms” (tạm dịch: Nhắm mục tiêu đến Hệ miễn dịch hiếu động, từ Bệnh tự miễn dịch đến Bão Cytokine”), diễn đàn về khoa học dược phẩm sinh học là diễn đàn thứ ba trong loạt sự kiện này. Để đối phó với COVID-19, một đại dịch không có dấu hiệu thuyên giảm và có diễn biến phức tạp, những người được nhận Giải thưởng Tang không chỉ chia sẻ thông tin về các thử nghiệm lâm sàng đang diễn ra, mà còn đưa ra ý kiến về các liệu pháp kết hợp có thể có để đối phó với COVID-19.
Về chủ đề làm thế nào để điều chỉnh hệ thống miễn dịch, các diễn giả nhấn mạnh đến tầm quan trọng của tính cá nhân sinh học, đồng thời so sánh sự cân bằng mong manh giữa giải phóng và ức chế tế bào miễn dịch của chúng ta với quan niệm âm và dương để minh họa quan điểm mà kết quả điều trị ung thư tối ưu chỉ đạt được khi đạt được sự cân bằng này. Khi được yêu cầu đưa ra một số lời khuyên cho các sinh viên trẻ đang ngồi trên giảng đường, tất cả những người đoạt giải đều khuyến khích họ cam kết nghiên cứu cơ bản và gắn bó với dự án họ chọn. Đừng nản lòng trước những thất bại và đừng dễ dàng bỏ cuộc, bởi vì họ không bao giờ biết thiên nhiên còn có những gì dành cho họ.
Diễn đàn cuối cùng có chủ đề “The High Road to Pluralist Sinolog,” (tạm dịch: “Con đường cao tới ngành Trung Quốc học đa nguyên”, bắt đầu với bài phát biểu của Giáo sư Wang Gungwu, người đoạt Giải thưởng Tang năm 2020 về Trung Quốc học và là người dẫn đầu về nghiên cứu ở nước ngoài của Trung Quốc. Tại đây, ông đã phân tích một cách có hệ thống sự phát triển của ngành Trung Quốc học và giải thích cặn kẽ về cách nó đã luôn đan xen với những xung đột giữa các nền văn minh phương Đông và phương Tây và với sự thăng trầm của Trung Quốc hiện đại.
Là một môn học, Trung Quốc học không chỉ được làm giàu bởi các lực lượng chính trị và văn hóa khác nhau mà nó tiếp xúc, mà còn được nuôi dưỡng bởi những ý tưởng của các ngành học thuật khác nhau được đưa vào nó, đặc biệt là các phương pháp luận được sử dụng trong khoa học xã hội. Tuy nhiên, Giáo sư Wang Gungwu đã cảnh báo các học giả đương đại về những nhiệm vụ nhạy cảm và khó khăn mà họ sẽ tham gia trên con đường tới ngành Trung Quốc học đa nguyên này. Ông khẳng định, để đảm nhận những thách thức này, “vẫn là một trách nhiệm không thể lay chuyển” đối với họ.
Quỹ Giải thưởng Tang nỗ lực làm cho thế giới trở thành một nơi tốt đẹp hơn và thúc đẩy các giá trị phổ quát cho một kỷ nguyên mới. Để thực hiện sứ mệnh này, Quỹ đã tổ chức các diễn đàn này và mời những họ giả nổi tiếng chia sẻ những câu chuyện đầy cảm hứng và sự thông thái sâu sắc của họ. Quỹ hy vọng rằng, vào thời điểm đại dịch COVID-19 tiếp tục hoành hành trên toàn cầu và khiến mọi khía cạnh của cuộc sống trong mọi lĩnh vực như xã hội, kinh tế hay môi trường đều bị xáo trộn, thậm chí rơi vào hỗn loạn. Lời khuyên, khuyến cáo của những bậc thầy này có thể giúp mọi người phát triển tư duy liên ngành và tầm nhìn tương lai để cùng nhau vượt qua những khó khăn, thách thức hiện tại.
Thông tin về Giải thưởng Tang
Tiến sĩ Samuel Yin, Chủ tịch của Ruentex Group, đã thành lập Giải thưởng Tang vào tháng 12 năm 2012 như một phần mở rộng giá trị tối cao mà gia đình ông đặt vào giáo dục. Quay trở lại thời kỳ hoàng kim của triều đại nhà Đường (Tang) trong lịch sử Trung Quốc, Giải thưởng Tang tìm cách trở thành một nguồn cảm hứng cho những người làm việc ở mọi nơi trên thế giới. Để biết thêm thông tin về Giải thưởng Tang và những người đã từng giành được giải thưởng, hãy truy cập www.tang-prize.org
Recent Comments