SINGAPORE – Media OutReach – Theo The 12th annual Agility Emerging Markets Logistics Index (tạm dịch Chỉ số Logistics các thị trường mới nổi nhanh nhẹn hàng năm lần thứ 12), thì các nước ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương, với Trung Quốc, Ấn Độ và Indonesia là các thị trường mới nổi hàng đầu thế giới đứng đầu về xếp hạng. Chỉ số Logistics này được coi là thước đo có uy tín về khả năng cạnh tranh dựa trên sức mạnh logistics và các nguyên tắc kinh doanh cơ bản.
Chỉ số Logistics các thị trường mới nổi nhanh nhẹn (gọi tắt là Chỉ số Logistics nhanh nhẹn) xếp hạng 50 quốc gia theo các yếu tố khiến các quốc gia này trở nên hấp dẫn đối với các nhà cung cấp dịch vụ logistics, giao nhận hàng hóa, hãng tàu, hãng hàng không và nhà phân phối. Trong số các nước ASEAN, thì Việt Nam đứng ở vị trí thứ 8, tăng 3 bậc so với xếp hạng năm trước; trong khi Indonesia (xếp ở vị trí thứ 3), Malaysia (ở bậc 5), Thái Lan (xếp ở vị trí thứ 11); Philippines tăng một bậc lên vị trí thứ 21.
Trung Quốc và Việt Nam là 2 quốc gia đặc biệt trên thế giới ghi nhận mức tăng trưởng GDP dương trong năm 2020, sau khi gần như tất cả các quốc gia và vùng lãnh thổ khác đều bị ảnh hưởng nặng nề của đại dịch COVID-19, với tăng trưởng GDP âm.
Sự gián đoạn nguồn cung vào đầu năm 2020 ở Trung Quốc khiến một số người đặt câu hỏi liệu nước này có chứng kiến một cuộc di dời cơ sở sản xuất bởi các công ty đa quốc gia đang tìm cách đa dạng hóa nguồn cung ứng và sản xuất hay không. Nhưng 1.200 giám đốc điều hành ngành logistics được khảo sát để xây dựng Chỉ số Logistics nhanh nhẹn cho thấy, họ đều không mong muốn rút khỏi Trung Quốc hoặc các thị trường khác, họ sẵn sằng đánh đổi lợi nhuận ở mức hai đối một để bảo vệ chuỗi cung ứng của mình bằng cách tăng tốc áp dụng các công cụ và công nghệ kỹ thuật số (có 41,3% người tham gia khảo sát nhìn nhận như vậy) so với theo đuổi các chiến lược khác mang tính thụ động hơn (có 21,9% người tham gia khảo sát trả lời như vậy).
Trong số những đơn vị sẽ cân nhắc chuyển ra khỏi Trung Quốc, nhiều người được hỏi chọn Việt Nam là trung tâm sản xuất ưa thích hơn bất kỳ quốc gia nào khác (có 19,6% người tham gia khảo sát có quan điểm này). Các thị trường châu Á khác như Ấn Độ (17,4%), Indonesia (12,4%), Thái Lan (10,3%) và Malaysia là những lựa chọn hàng đầu tiếp theo. Chỉ có 7,8% các nhà điều hành trong ngành logistics cho rằng, việc chuyển hoạt động sản xuất khỏi Trung Quốc sẽ đồng nghĩa với việc chuyển dịch vụ về nước của họ.
Châu Á – Thái Bình Dương là khu vực mà nhiều người được hỏi tin rằng sẽ phục hồi sau đại dịch COVID-19 vào cuối năm 2021. Trong số những người tham gia khảo sát, có tới 55,9% dự đoán kinh tế ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương sẽ phục hồi trong năm 2021; có tới 53,1% tin rằng kinh tế ở châu Âu cũng sẽ phục hồi.
Ông Andy Vargoczky, Phó chủ tịch Bộ phận Bán hàng & Tiếp thị ở châu Á – Thái Bình Dương của Agility GIL cho biết: “Châu Á – Thái Bình Dương đã trải qua những xáo trộn lớn vào đầu năm 2020 do đại dịch COVID-19, nhưng đã phục hồi khá mạnh mẽ, dẫn đầu bởi sự thể hiện mạnh mẽ của Trung Quốc và Việt Nam. Khu vực này đang trên đà phục hồi hoàn toàn trong năm nay. Ấn Độ, Indonesia, Malaysia, Thái Lan và Việt Nam đang tiếp tục cải thiện cơ sở hạ tầng và năng lực chuỗi cung ứng của họ. Điều này lý giải tại sao các nước này lại dẫn đầu trong lĩnh vực logistics nội địa và quốc tế”.
Trong số 50 quốc gia, Trung Quốc, Ấn Độ và Indonesia xếp hạng cao nhất trong Chỉ số về logistics nội địa. Trung Quốc, Ấn Độ và Mexico dẫn đầu về logistics quốc tế với Việt Nam đứng thứ 4, Indonesia thứ 5 và Malaysia thứ 7. Các tiểu Vương quốc Ả-rập thống nhất (UAE), Malaysia và Saudi Arabia có các nguyên tắc kinh doanh cơ bản tốt nhất.
Transport Intelligence (Ti), một công ty phân tích và nghiên cứu hàng đầu cho ngành logistics, đã thực hiện việc xây dựng Chỉ số Logistics nhanh nhẹn.
Ông John Manners-Bell, Giám đốc điều hành của Ti, nhận xét: “Sức mạnh của Chỉ số Logistics nhanh nhẹn luôn là sự phân biệt giữa những thị trường mới nổi chứng tỏ khả năng phục hồi khi đối mặt với nghịch cảnh và những thị trường mong manh hơn. Năm nay không là ngoại lệ. Mặc dù một số nước – đặc biệt là Trung Quốc và Việt Nam – đã có thể tái cân bằng xung quanh nhu cầu tiêu dùng và công nghiệp trong nước, nhưng phần lớn các quốc gia khác vẫn phụ thuộc nhiều vào thị trường quốc tế và đầu tư. Khi đại dịch COVID cuối cùng rồi cũng qua đi có thể trong hai năm tới, những quốc gia thích ứng và chống chọi kiên cường nhất sẽ hồi phục nhanh nhất. Đương nhiên, những người không nắm bắt được thị trường, thương mại, cải cách chính phủ và xã hội thì sẽ bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi hậu quả của đại dịch”.
Có thể truy cập Chỉ số Logistics các thị trường mới nổi nhanh nhẹn lần thứ 12 tại www.agility.com/2021index Infographic | Video
Thông tin về Agility
Là một công ty logistics toàn cầu, với doanh thu hàng năm 5,2 tỷ USD và có hơn 23.000 nhân viên làm việc tại hơn 100 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, Agility là một trong những doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics theo hợp đồng và giao nhận hàng hóa hàng đầu thế giới, đồng thời là nhà đầu tư và dẫn đầu trong công nghệ nhằm nâng cao hiệu quả chuỗi cung ứng.
Agility là công ty tiên phong tại các thị trường mới nổi và là một trong những chủ sở hữu tư nhân và nhà phát triển các khu công nghiệp nhẹ và kho bãi lớn nhất ở Trung Đông, châu Phi và châu Á. Các công ty con của Agility cung cấp dịch vụ logistics nhiên liệu, dịch vụ sân bay, bất động sản thương mại và quản lý cơ sở vật chất, số hóa hải quan và dịch vụ cơ sở hạ tầng từ xa.
Thông tin về Transport Intelligence (Ti)
Transport Intelligence là một trong những nhà cung cấp các nghiên cứu và phân tích chuyên sâu hàng đầu thế giới dành cho ngành logistics toàn cầu. Với việc sử dụng chuyên môn của các chuyên gia có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành phát chuyển nhanh, vận tải đường bộ và logistics, Transport Intelligence đã phát triển một loạt các sản phẩm, báo cáo, hồ sơ và dịch vụ dựa trên web hàng đầu trên thị trường được nhiều nhà cung cấp dịch vụ logistics hàng đầu thế giới, tư vấn, ngân hàng và người sử dụng dịch vụ logistics sử dụng.
Recent Comments