SINGAPORE – Media OutReach – Ngày 31 tháng 5 năm 2019 – Sự kiện SMU Visionary Series, do Trường Kinh doanh Lee Kong Chian thuộc Đại học Quản lý Singapore (SMU) tổ chức là cơ hội lắng nghe các nhà lãnh đạo nổi tiếng có ý tưởng thay đổi thái độ, xã hội và thế giới mà chúng ta biết. Những người tham gia còn là những người có tư tưởng phát triển nhất từ các phạm vi ảnh hưởng khác nhau, những người sẽ chia sẻ bài học và hiểu biết độc đáo về cuộc sống, giúp kích thích ý tưởng để xây dựng thị trường và xã hội tốt hơn.
Tại khán phòng ở SMU với 300 người dự buổi diễn thuyết khai mạc, Tiến sĩ Charles Chen Yidan, nhà sáng lập Giải thưởng Yidan, đã có một bài diễn thuyết với tựa đề “Zero to Infinity: How Education Unlocks Endless Possibilities” (tạm dịch: từ con số 0 đến vô hạn: Làm thế nào để giáo dục mở ra khả năng vô tận”).
Giáo sư Lily Kong, Chủ tịch SMU; Giáo sư Gerard George, Hiệu trưởng Trường Kinh doanh Lee Kong Chian, thuộc SMU cùng các giảng viên, nhân viên và sinh viên của SMU cùng các nhà lãnh đạo và đại diện của các khu vực công và tư đã có mặt tại buổi diễn thuyết.
Tiến sĩ Charles Chen Yidan cho biết, tại giai đoạn giữa cuộc đời, ông có sự thay đổi sâu sắc khi rời khỏi lĩnh vực công nghệ để dành mọi năng lượng và nỗ lực của mình cho những hoạt động từ thiện và giáo dục. Ông giải thích rằng, thay đổi này xuất phát từ niềm tin rằng: “Giáo dục là nền tảng của nền văn minh hiện đại và đó cũng là sức mạnh thúc đẩy đổi mới công nghệ, mng lại tiến bộ xã hội, giá trị chân chính, bình đẳng và công bằng”.
Tiến sĩ Charles Chen Yidan nhận định: “Giáo dục là mẹ của sự đổi mới. Điều này là do trong xã hội hiện đại, một nền tảng vững chắc đã được hình thành thông qua giáo dục cơ bản phổ quát và tỷ lệ biết chữ tăng lên. Điều này cho phép những người trẻ tuổi có thể tự tin và kết nối với thế giới luôn thay đổi , nơi họ có thể mở ra những cánh cửa khác nhau cho chính mình thông qua sự đổi mới”.
Đổi mới công nghệ trong giáo dục giúp tăng tỷ lệ tham gia của sinh viên và tạo ra một trải nghiệm giảng dạy hoàn toàn mới. Điều này sau đó sẽ tạo ra một môi trường học tập có lợi cho sự sáng tạo và đổi mới. Khi công nghệ đáp ứng giáo dục, thì rõ ràng sức mạnh của đổi mới là không thể ngăn cản nổi.
Khi đề cập đến “tư duy tăng trưởng” của Carol Dweck, người được trao Giải thưởng Yidan, Tiến sĩ Charles Chen Yidan đã khuyến khích các sinh viên hãy thay đổi tư duy từ cố định sang tăng trưởng, để họ có thể vượt qua những trở ngại và giải phóng tiềm năng của mình. Như vậy, mọi người đều có thể có một cuộc sống đầy ý nghĩa.
Trong buổi nói chuyện, Tiến sĩ Charles Chen Yidan cũng giải thích rằng, Giải thưởng Yidan là việc công nhận các nhà giáo dục làm việc cho tương lai. Ông lưu ý rằng, giải thưởng hỗ trợ các dự án giáo dục sáng tạo, biến đổi và bền vững. Ông khuyến khích các sinh viên theo đuổi ước mơ của họ và bắt đầu khám phá những khả năng vô tận từ con số không.
Châu Á là một trong những khu vực phát triển nhanh nhất thế giới trên thế giới, nơi có rất nhiều tài năng và xã hội tràn đầy năng lượng. Tiến sĩ Charles Chen Yidan nhận xét rằng, các doanh nhân là những người đổi mới và sinh viên nên trân trọng các cơ hội trong tầm tay.
Thông tin về Giải thưởng Yidan
Được Tiến sĩ Charles Chen Yidan, người sáng lập chính của Tập đoàn Tencent thành lập vào năm 2016, Giải thưởng Yidan có sứ mệnh tạo ra một thế giới tốt hơn thông qua giáo dục. Có hai giải thưởng Yidan, đó là Giải thưởng Yidan cho nghiên cứu giáo dục và Giải thưởng Yidan cho phát triển giáo dục. Mỗi người đoạt giải Yidan đều nhận được huy chương vàng và số tiền thưởng là 30 triệu dollar Hồng Kông (khoảng 3,9 triệu USD), một nửa
giải thưởng là tiền mặt, trong khi nửa còn lại là quỹ dự án.
Để đảm bảo tính minh bạch và bền vững, giải thưởng được quản lý bởi Quỹ Giải thưởng Yidan (Yidan Prize Foundation) và một đơn vị ủy thác độc lập với khoản tài trợ trị giá 2,5 tỷ dollar Hồng Kông (khoảng 323 triệu USD). Thông qua một loạt các sáng kiến, giải thưởng nhằm mục đích thiết lập một nền tảng cho cộng đồng toàn cầu tham gia vào cuộc trao đổi xung quanh giáo dục và đóng một vai trò trong hoạt động từ thiện giáo dục.
Recent Comments