SINGAPORE – Media OutReach Newswire – Vào ngày 9/4 vừa qua, Hội đồng Chính sách kinh doanh toàn cầu của Kearney đã công bố Chỉ số Niềm tin Đầu tư trực tiếp nước ngoài (Foreign Direct Investment Confidence Index – FDICI) năm 2025 – một cuộc khảo sát ghi lại tâm lý của nhà đầu tư về dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trong 3 năm tới.
Với 30% số người tham gia khảo sát có trụ sở làm việc tại châu Á – Thái Bình Dương, kết quả khảo sát cho thấy triển vọng trái chiều đối với các thị trường châu Á – Thái Bình Dương.
8 thị trường từ châu Á – Thái Bình Dương lọt vào Top 25 năm nay, giữ nguyên đại diện như năm ngoái. Đó là Nhật Bản (thứ 4), Trung Quốc (bao gồm cả Hồng Kông) (thứ 6), Australia (thứ 10), Hàn Quốc (thứ 14), Singapore (thứ 15), New Zealand (thứ 16), Đài Loan (Trung Quốc) (thứ 23) và Ấn Độ (thứ 24).
Các nhà đầu tư đánh giá cao hiệu quả kinh tế và công nghệ của một số thị trường châu Á – Thái Bình Dương, trong khi những thách thức từ môi trường địa chính trị toàn cầu phức tạp đã tác động tiêu cực đến quan điểm của các nhà đầu tư đối với những thị trường khác.
Mặc dù đã có những diễn biến sâu sắc kể từ khi cuộc khảo sát được thực hiện vào tháng 1 năm nay, bao gồm thông báo về mức thuế quan mới của Mỹ vào tháng 4, những phát hiện chính vẫn còn khá sáng tỏ – đặc biệt là giá trị mà các nhà đầu tư đặt vào hiệu quả của các quy trình pháp lý và quản lý, hiệu quả kinh tế trong nước cũng như khả năng công nghệ và đổi mới.
Công nghệ và sức mạnh kinh tế thúc đẩy thị trường châu Á – Thái Bình Dương
Niềm tin của nhà đầu tư vào thị trường châu Á – Thái Bình Dương vẫn được củng cố bởi những tiến bộ đáng kể về công nghệ và nền tảng kinh tế vững chắc. Sự vươn lên của Nhật Bản từ vị trí thứ 7 lên vị trí thứ 4 là một ví dụ điển hình, khi những người tham gia thị trường chỉ ra sự đổi mới công nghệ hàng đầu và hiệu suất kinh tế mạnh mẽ của nước này, được hỗ trợ bởi thị trường lao động chặt chẽ và mức tăng trưởng tiền lương kỷ lục.
Tương tự, Hàn Quốc có màn thể hiện mạnh mẽ nhất từ trước đến nay, khi nhảy vọt từ vị trí thứ 20 lên vị trí thứ 14. Có tới 41% các nhà đầu tư coi lĩnh vực công nghệ năng động của Hàn Quốc là động lực chính thúc đẩy sự tự tin mới. Các khoản đầu tư đáng kể của chính phủ vào chất bán dẫn là những yếu tố tiềm năng ảnh hưởng đến sự thay đổi này.
Có 82% các nhà đầu tư có trụ sở tại châu Á – Thái Bình Dương có kế hoạch tăng FDI trong ba năm tới. 50% lạc quan hơn so với một năm trước về nền kinh tế châu Á – Thái Bình Dương.
Ông Shigeru Sekinada, Chủ tịch khu vực châu Á – Thái Bình Dương của Kearney cho biết: “Những bước tiến ấn tượng về công nghệ và hiệu suất kinh tế trên khắp châu Á – Thái Bình Dương đang định hình lại bối cảnh đầu tư. Bước nhảy vọt của Nhật Bản và hiệu suất kỷ lục của Hàn Quốc chứng minh sức mạnh của sự đổi mới và nền tảng thị trường vững chắc, ngay cả khi các biện pháp thuế quan gần đây của Mỹ làm phức tạp thêm động lực thương mại toàn cầu. Tuy nhiên, các doanh nghiệp cũng nên lập kế hoạch tình huống khi họ điều hướng thuế quan và chuẩn bị cho những rủi ro mới nổi. Các ngành như ô tô và sản xuất dự kiến sẽ bị ảnh hưởng nặng nề do chi phí tăng và các thách thức về quy định”.
Những cơn gió ngược trong khu vực
Tâm lý nhà đầu tư cũng bị ảnh hưởng bởi sự gia tăng bất ổn.
Khoảng 43% các nhà đầu tư ở châu Á – Thái Bình Dương được khảo sát cho rằng, giá hàng hóa tăng là diễn biến có khả năng xảy ra nhất trong năm tới, tăng 14% so với năm ngoái. Sự gia tăng này có lẽ được giải thích bởi nỗi lo sợ của các nhà đầu tư về xung đột toàn cầu gia tăng và sự gián đoạn chuỗi cung ứng sau đó có thể đẩy giá hàng hóa tăng.
Xếp thứ hai về khả năng phát triển trong năm 2025 đối với các nhà đầu tư ở châu Á – Thái Bình Dương là môi trường quản lý kinh doanh hạn chế hơn ở các thị trường phát triển (36%), tăng 2% so với năm ngoái. Đứng thứ ba là sự gia tăng căng thẳng địa chính trị và môi trường quản lý kinh doanh hạn chế hơn ở các thị trường mới nổi (28%).
Trung Quốc tụt hạng từ vị trí thứ 3 xuống vị trí thứ 6, phản ánh những thách thức kinh tế đang diễn ra bao gồm cuộc khủng hoảng bất động sản dai dẳng và căng thẳng thương mại Mỹ-Trung gia tăng. Tuy nhiên, sự đổi mới công nghệ của quốc gia này vẫn tiếp tục là một điểm thu hút, bằng chứng là sự ra mắt gần đây của DeepSeek AI.
Hơn nữa, việc Singapore tụt hạng từ vị trí thứ 12 xuống vị trí thứ 15 và Ấn Độ tụt hạng từ vị trí thứ 18 xuống vị trí thứ 24 nhấn mạnh đến mối lo ngại ngày càng tăng về rủi ro liên quan đến thương mại và sự phức tạp trong quy định.
Ông Shigeru Sekinada cho biết thêm: “Trong khi khu vực châu Á – Thái Bình Dương tiếp tục thể hiện những thế mạnh đáng kể, thì chúng tôi cũng nhận ra những thách thức trong bối cảnh toàn cầu đang thay đổi. Ví dụ, mức thuế quan mới của Mỹ đã tác động đến các quốc gia Đông Nam Á và những nước hưởng lợi truyền thống là Trung Quốc +1. Bất chấp những thách thức này, thị trường châu Á – Thái Bình Dương vẫn giữ được sức hấp dẫn cốt lõi của mình, cung cấp các yếu tố cơ bản mạnh mẽ mà các nhà đầu tư đánh giá cao – đổi mới công nghệ, nhân tài và môi trường thân thiện với doanh nghiệp. Với các chính sách chủ động và đầu tư chiến lược, chúng tôi tin tưởng rằng, khu vực này được trang bị tốt để khai thác giá trị dài hạn trong bối cảnh môi trường toàn cầu đầy biến động”.
ASEAN tỏa sáng giữa các thị trường mới nổi
Đông Nam Á tiếp tục nổi trội trong Chỉ số Thị trường mới nổi của FDICI, được công bố vào năm 2023 để nêu bật các thị trường mới nổi hấp dẫn đối với FDI trong 3 năm tới. Ba quốc gia ASEAN-6 (Thái Lan, Malaysia và Indonesia) đã giành được vị trí trong top 15. Các nhà đầu tư nêu ra tài năng và kỹ năng của lực lượng lao động là lý do hàng đầu để đầu tư vào Thái Lan (34%), Malaysia (30%) và Indonesia (32%).
Đáng chú ý là, sự lạc quan của các nhà đầu tư vẫn cao ở Thái Lan, dẫn đầu các quốc gia ASEAN, chỉ sau Singapore.
Thông tin về Chỉ số niềm tin FDI Kearney 2025® (2025 Kearney FDI Confidence Index®)
Chỉ số niềm tin Kearney FDI® là cuộc khảo sát thường niên đối với các giám đốc điều hành doanh nghiệp toàn cầu, xếp hạng các thị trường có khả năng thu hút nhiều đầu tư nhất trong ba năm tới. Trái ngược với các dữ liệu hướng về quá khứ khác về dòng FDI, FDICI cung cấp phân tích hướng về tương lai độc đáo về các thị trường mà các nhà đầu tư có ý định nhắm mục tiêu FDI trong những năm tới. Kể từ khi FDICI ra đời vào năm 1998 đến nay, các thị trường được xếp hạng trong Chỉ số đã theo sát các điểm đến hàng đầu cho dòng FDI thực tế trong những năm tiếp theo.
Chỉ số niềm tin FDI Kearney 2025® được xây dựng bằng cách sử dụng dữ liệu chính từ một cuộc khảo sát độc quyền với 536 giám đốc điều hành cấp cao của các tập đoàn hàng đầu thế giới. Cuộc khảo sát được tiến hành vào tháng 1 năm 2025. Những người trả lời bao gồm các giám đốc điều hành, các nhà quản lý, lãnh đạo chủ chốt và các nhà lãnh đạo khu vực và doanh nghiệp. Tất cả các công ty tham gia đều có doanh thu hàng năm từ 500 triệu USD trở lên. Các công ty có trụ sở chính tại 30 quốc gia và trải dài trên mọi lĩnh vực. Các công ty trong lĩnh vực dịch vụ chiếm 53% số người trả lời, các công ty công nghiệp chiếm 35% và các công ty công nghệ thông tin chiếm 12%.
Chỉ số được tính là trung bình có trọng số của số lượng phản hồi cao, trung bình và thấp cho các câu hỏi về khả năng đầu tư trực tiếp vào một thị trường được chọn trong 3năm tới. Theo dữ liệu của Hội nghị Liên hợp quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD), các thị trường được trình bày cho người trả lời trong cuộc khảo sát đã tiếp nhận 97% dòng vốn FDI vào thế giới vào năm 2023.
Giá trị chỉ số chỉ dựa trên phản hồi từ các công ty có trụ sở chính tại thị trường nước ngoài. Ví dụ, giá trị chỉ số của Mỹ được tính toán mà không có phản hồi từ các nhà đầu tư có trụ sở chính tại Mỹ. Giá trị chỉ số cao hơn cho thấy mục tiêu đầu tư hấp dẫn hơn.
Tất cả các số liệu tăng trưởng kinh tế được trình bày trong báo cáo là các ước tính và dự báo mới nhất có sẵn từ Oxford Economics trừ khi có ghi chú khác. Các nguồn thứ cấp khác bao gồm các cơ quan xúc tiến đầu tư, ngân hàng trung ương, bộ tài chính và thương mại, phương tiện truyền thông có liên quan và các nguồn dữ liệu chính khác.
https://www.kearney.com/
https://www.linkedin.com/company/kearney/
Hashtag: #Kearney
Nguồn phát hành hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội dung của thông báo này.
Thông tin về Kearney
Là công ty tư vấn quản lý hàng đầu thế giới với chuyên môn sâu về chuyển đổi chiến lược, Kearney làm việc với hơn 75% thành viên trong Danh sách Fortune Global 500, cũng như với các cơ quan chính phủ và tổ chức phi lợi nhuận. Là một đối tác tư vấn toàn cầu tại hơn 40 quốc gia, Kearney gồm những cá nhân nhận được nhiều niềm vui từ những người làm việc cùng cũng như chính công việc. Được thúc đẩy để tạo nên sự khác biệt giữa một ý tưởng lớn và việc biến nó thành hiện thực. Kearney làm việc cùng với khách hàng của mình để tái tạo hoạt động kinh doanh của họ nhằm tạo ra một tương lai phù hợp cho tất cả mọi người.
Kể từ năm 1926 đến nay, Kearney luôn là công ty tư vấn quản lý hàng đầu và là đối tác đáng tin cậy của 3/4 các công ty trong danh sách Fortune Global 500 và các chính phủ trên toàn thế giới.
Để tìm hiểu thêm về Kearney, hãy truy cập www.kearney.com.
Để xem các phiên bản trước của Chỉ số niềm tin FDI, hãy truy cập:
www.kearney.com/foreign-direct-investment-confidence-index.
Để biết thêm thông tin, hãy liên hệ với Hội đồng Chính sách Kinh doanh Toàn cầu của Kearney (gbpc@kearney.com).
Recent Comments