ĐẶC KHU HÀNH CHÍNH HỒNG KÔNG – Media OutReach – Mối quan hệ song phương Trung Quốc-Australia xấu đi rõ rệt trong năm 2020, với việc Trung Quốc áp đặt các hạn chế thương mại chính thức và không chính thức đối với một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Australia, bao gồm than đá, lúa mạch, thịt bò, rượu vang, bông… Tuy nhiên, Coface kỳ vọng rằng, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Australia sẽ sớm trở lại mức năm 2019 trong năm nay. Song hiện ngày càng có nhiều lo ngại rằng, căng thẳng trong quan hệ song phương leo thang sẽ khiến Trung Quốc có lập trường cứng rắn đối với Australia và có thể bắt đầu nhắm mục tiêu vào lĩnh vực xuất khẩu dịch vụ của Australia, đặc biệt là trong lĩnh vực du lịch và giáo dục, vốn có thể khiến 2% GDP của Australia gặp rủi ro.

Những lý do dẫn đến căng thẳng song phương giữa Trung Quốc và Australia

Quan hệ song phương Trung Quốc-Australia có nhiều mặt, từ an ninh quốc phòng, kinh tế, thương mại đến chính sách đối ngoại và chính trị trong nước. Quan hệ thương mại giữa Trung Quốc và Australia xấu đi sau khi Ủy ban Chống bán phá giá (Anti-Dumping Commission) của Australia gia hạn việc áp đặt thuế chống bán phá giá đối với bồn rửa chén bằng thép không gỉ của Trung Quốc vào ngày 28 tháng 2 năm 2020, sau cuộc điều tra về nhôm định hình của Trung Quốc. Trong khoảng thời gian từ tháng 3 đến tháng 7 năm ngoái, đã có thêm 8 hành động chống bán phá giá đối với các sản phẩm của Trung Quốc, chẳng hạn như thép [Nguồn:https://www.reuters.com/article/us-australia-steel-china-idUSKCN0XK05C]. Vào ngày 19 tháng 4 năm 2020, Australia đã thúc đẩy một cuộc điều tra về nguồn gốc của virus SARS-CoV-2 (tác nhân gây ra đại dịch COVID-19) gây thêm áp lực lên Trung Quốc trong việc xử lý ổ dịch virus có thể có nguồn gốc ban đầu từ Trung Quốc.

Trong tháng 5 năm 2020, Trung Quốc đã áp đặt thuế chống bán phá giá và chống trợ cấp đối với lúa mạch nhập khẩu của Australia vào Trung Quốc, viện dẫn các cuộc điều tra bắt đầu từ năm 2018. Sau đó, Trung Quốc đã áp đặt thuế suất cao đối với các mặt hàng xuất khẩu khác của Australia, chẳng hạn như rượu vang, cũng như các lệnh cấm chính thức và không chính thức đối với các sản phẩm từ thịt bò và gỗ đến bông và than đá.

Nền kinh tế Australia có nền tảng bền vững

Với việc thị trường Trung Quốc chiếm hơn 1/3 tổng kim ngạch xuất khẩu của Australia, thì tình hình căng thẳng thương mại gia tăng được coi là mối đe dọa tiềm tàng đối với triển vọng kinh tế của Australia. Tuy nhiên, quặng sắt, mặt hàng xuất khẩu chính của Australia sang Trung Quốc, đã được giải thoát trong tranh chấp thương mại đang diễn ra, do thiếu các lựa chọn thay thế phù hợp.

Trong khi đó, bất chấp hành động áp dụng các rào cản thuế quan trong thương mại của Trung Quốc, nền kinh tế Australia tiếp tục phục hồi vững chắc sau đại dịch COVID-19, ghi nhận mức tăng trưởng GDP hàng quý trong hai quý liên tiếp cuối năm 2020 khi các điều kiện kinh doanh trở lại trạng thái bình thường, sau khi các biện pháp giãn cách xã hội được nới lỏng.

Quan hệ song phương Australia – Trung Quốc có thể còn tiếp tục xấu đi

Cho đến nay, các biện pháp hạn chế thương mại của Trung Quốc đã ảnh hưởng không nhỏ đến nền kinh tế Australia rộng lớn hơn do hai yếu tố chính sau:

Thứ nhất, khả năng của một số ngành bị ảnh hưởng trong việc tìm kiếm thị trường thay thế, chẳng hạn như Saudi Arabia đối với lúa mạch và các nước Đông Nam Á đối với bông.

Thứ hai, các mặt hàng xuất khẩu hàng đầu của Australia như quặng sắt và khí đốt tự nhiên không được Trung Quốc nhắm đến. Với việc cả hai bên giải thích tranh chấp qua lăng kính chủ quyền quốc gia, tình hình khó có thể sớm được cải thiện. Theo Coface, GDP của Australia sẽ sớm trở lại mức năm 2019 ngay trong năm nay.

Diễn biến trong tương lai của quan hệ song phương Trung Quốc-Australia sẽ được các nước châu Á theo dõi và giám sát chặt chẽ để có hướng dẫn về mức độ thiệt hại kinh tế có thể phải chịu, nếu họ rơi vào tình huống tương tự. Hơn nữa, trong bối cảnh cạnh tranh chiến lược đang diễn ra và sự căng thẳng trong quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc, các quốc gia châu Á sẽ khó có cơ hội lựa chọn giữa hai bên.

Toàn bộ nghiên cứu của Coface có sẵn ở đây.

Thông tin về Coface

Với 75 năm kinh nghiệm và mạng lưới quốc tế rộng khắp, Coface dẫn đầu trong lĩnh vực bảo hiểm tín dụng thương mại và các dịch vụ đặc biệt lân cận, bao gồm Bao thanh toán, Thu hồi nợ, Bảo hiểm rủi ro đơn lẻ, Dịch vụ trái phiếu và Thông tin. Các chuyên gia của Coface làm việc theo nhịp điệu của nền kinh tế toàn cầu, giúp cho khoảng 50.000 khách hàng, tại 100 quốc gia và vùng lãnh thổ, xây dựng các doanh nghiệp thành công, phát triển và năng động trên toàn thế giới.

Coface giúp các công ty trong các quyết định tín dụng của họ. Các dịch vụ và giải pháp của Coface tăng cường khả năng bán hàng của nhiều công ty bằng cách bảo vệ họ trước những rủi ro không thanh toán được tại thị trường nội địa và các thị trường xuất khẩu. Năm 2020, Coface đã sử dụng khoảng 4.450 nhân viên và đạt doanh thu 1,45 tỷ EUR.

www.coface.com

COFACE SA. có cổ phiếu niêm yết và giao dịch tại Sở giao dịch chứng khoán Euronext Paris.

ISIN Code: FR0010667147 / Mnemonic: COFA