HỒNG KÔNG, TRUNG QUỐC – Media OutReach – Ngay từ những ngày đầu tiên sau khi thành lập, Công ty luật Hugill & Ip đã cam kết thúc đẩy sự đa dạng và hòa nhập tại nơi làm việc và trong cộng đồng. Công ty rất khuyến khích mọi hình thức đa dạng để tăng thêm giá trị quan trọng cho toàn bộ nơi làm việc và cộng đồng.

Công ty đang tham gia vào việc truyền bá nhận thức về sự cần thiết của các chính sách và pháp luật chống lại hiện tượng phân biệt đối xử, cũng như tích cực tham gia vào cuộc chiến chống lại sự kỳ thị dưới nhiều hình thức khác nhau, do đó việc lựa chọn hỗ trợ “Suk Suk 叔叔” là một điều tự nhiên. Những thành kiến chống lại xu hướng tình dục, bản sắc giới tính và thậm chí tuổi tác vẫn còn khá phổ biến ở Hồng Kông, cả ở nơi làm việc và trong xã hội nói chung.

Suk Suk là một bộ phim tâm lý xã hội Hồng Kông do ông Ray Yeung viết kịch bản và đạo diễn trong năm 2019. Bộ phim kể về câu chuyện hai người đàn ông kết hôn đồng tính trong những năm hoàng hôn của cuộc đời họ. Có thể tóm lược nội dungphim như sau: một ngày nọ, Pak – một tài xế taxi 70 tuổi không chịu nghỉ hưu – đến một công viên lân cận, nơi ông gặp Hoi, một người cha độc thân đã nghỉ hưu, trẻ hơn vài tuổi. Mặc dù có nhiều năm chịu áp lực về mặt xã hội và cá nhân, cả hai đều tự hào về gia đình mà họ đã tạo ra nhờ sự chăm chỉ và lòng quyết tâm. Tuy nhiên, trong cuộc gặp gỡ ban đầu rất tình cờ và ngắn ngủi này, một cái gì đó vô hình đã được giải phóng sau nhiều năm bị dồn nén, giấu kín. Khi cả hai người đàn ông này kể cho nhau nghe về quá khứ của mình, họ cũng nhau suy ngẫm về một tương lai có thể có với nhau.

Suk Suk nghiên cứu những khoảnh khắc hàng ngày tinh tế của hai người đàn ông, khi họ đấu tranh giữa những kỳ vọng thông thường và những ham muốn cá nhân. Bộ phim cũng đề cập đến nhu cầu về nhà dưỡng lão, nơi những người có khuynh hướng tình dục khác nhau có thể cảm thấy được chào đón. Bộ phim gợi mở như là một tài liệu tham khảo về một chủ đề đáng được thảo luận một cách nghiêm túc và có tính rất thời sự ở Hồng Kông.

Bộ phim đã giành được một số giải thưởng cả ở Hồng Kông và nước ngoài. Tác phẩm mới nhất của nhà làm phim Hồng Kông Ray Yeung đã nhanh chóng trở thành tác phẩm được các nhà phê bình yêu thích kể từ khi công chiếu tại Liên hoan Phim Busan (Hàn Quốc) năm ngoái. Suk Suk được Hiệp hội Các nhà phê bình phim Hồng Kông bình chọn là phim hay nhất và Tai Po được bình chọn là nam diễn viên xuất sắc nhất. Bộ phim cũng giành được 5 đề cử, bao gồm cả đề cử phim hay nhất, tại Giải thưởng phim Golden Horse (Kim Mã) ở Đài Loan vào tháng 11 năm ngoái. Bộ phim đã được chiếu tại Liên hoan Phim quốc tế Berlin, trước khi được phát hành rộng rãi ở Hồng Kông vài tuần trước.

Mới đây, bộ phim Suk Suk đã giành được 9 đề cử cho Giải thưởng Điện ảnh Hồng Kông năm nay, bao gồm phim hay nhất, đạo diễn xuất sắc nhất và kịch bản hay nhất cho ông Ray Yeung và diễn viên xuất sắc nhất cho Tai Po. Bộ phim sẽ được Strand Releasing phát hành tại Bắc Mỹ với tựa đề “Twilight’s Kiss” (tạm dịch: “Nụ hôn của hoàng hôn”) và sẽ ra rạp chiếu phim vào cuối mùa thu năm 2020, khởi chiếu tại New York với Diễn đàn điện ảnh.

Sau buổi chiếu có tính riêng tư tại Pacific Place, các ông Adam Hugill, Ray Yeung và Travis Kong đã trả lời các câu hỏi của khán giả về các vấn đề xã hội và pháp lý, cũng như những chuyện “bếp núc” liên quan đến quá trình làm phim và sự thay đổi thái độ đối với xu hướng tình dục và các vấn đề liên quan đến tuổi tác.

Ông Adam Hugill nhận xét: “Có 4 sắc lệnh chống phân biệt đối xử ở Hồng Kông: các sắc lệnh bảo vệ chống phân biệt đối xử vì lý do giới tính, mang thai, tình trạng hôn nhân, tình trạng gia đình, khuyết tật và chủng tộc. Mặc dù đã có nhiều cuộc thảo luận về việc thông qua luật pháp cụ thể để cấm phân biệt đối xử vì lý do khuynh hướng tình dục và tất cả các cuộc điều tra công khai đã cho thấy sự thay đổi thái độ ủng hộ luật pháp đó, song Chính quyền Đặc khu Hành chính Hồng Kông không có bước đi nào đáng kể, kể từ khi ban hành văn bản pháp lý hoàn toàn tự nguyện có tên gọi: Code of Practice: Against Discrimination in Employment on the Grounds of Sexual Orientation (tạm dịch Quy tắc thực hành: Chống phân biệt đối xử trong việc làm trên cơ sở định hướng tình dục) 20 năm trước”.

Ông Adam Hugill cho biết thêm: “Hiện tại, cũng chưa thấy có kế hoạch xây dựng văn bản pháp luật nào liên quan đến các vấn đề trên. Mọi tiến bộ trong việc cấm phân biệt đối xử với lý do khuynh hướng tình dục đã được thực hiện trong các phán quyết khác nhau của Tòa sơ thẩm và Tòa án phúc thẩm. 20 năm trước, Chính quyền Đặc khu Hành chính Hồng Kông đã công bố một Quy tắc thực hành hoàn toàn tự nguyện khác, đó là Code of Practice:Practical Guidelines for Employers on Eliminating Age Discrimination in Employment (tạm dịch Quy tắc thực hành: Các hướng dẫn thực hành cho người sử dụng lao động trong việc xóa bỏ phân biệt tuổi tác trong việc làm). Tuy nhiên, luật cấm phân biệt đối xử vì lý do tuổi tác cũng khó có thể được Chính quyền Đặc khu Hành chính Hồng Kông thông qua, mặc dù dự thảo luật được hơn 70% dân số Hồng Kông ủng hộ”.

Ông Ray Yeung phát biểu: “Hiện nay ở Hồng Kông, cộng đồng của những người đồng tính luyến ái (Lesbian, Gay, Bisexual, Transgender – LGBT) được nhắc đến ở đây là cộng đồng LGBT thường cởi mở hơn và xã hội chấp nhận quyền LGBT nhiều hơn. Tuy nhiên, những người đồng tính nam lớn tuổi không thể tận hưởng những thay đổi này do việc tuân thủ các giá trị văn hóa truyền thống nghiêm ngặt và các mối quan hệ gia đình gần gũi”.

Ông Ray Yeung chia sẻ: “Nhiều người trong số những người đàn ông đồng tính lớn tuổi này, những người không dám tiết lộ và mong muốn hoàn thành nghĩa vụ của mình, đã thiết lập mối quan hệ huyết thống và bổ ích cho các gia đình mà họ tạo ra. Đối với những người đàn ông này, tình yêu từ gia đình họ là mục tiêu và thành tựu cuối cùng của cuộc đời họ. Do đó, việc “dám bước ra ngoài” như một người đàn ông lớn tuổi là sự phản bội công việc và sự hy sinh của chính họ. Đối với những người “dám bước ra ngoài”, thì trải nghiệm của họ trong bối cảnh đồng tính không phải lúc nào cũng được chào đón, hoan nghênh. Hầu như không có cơ sở nào phục vụ cho nhu cầu của họ. Một số người đàn ông lớn tuổi mà tôi đã phỏng vấn nói với tôi rằng, họ đã bị từ chối không cho vào khi muốn đến thăm một phòng tắm hơi đồng tính. Khi cố gắng đấu tranh cho sự bình đẳng, chúng ta cũng nên chú ý đến sự bất bình đẳng bên trong cộng đồng của chúng ta, nơi chủ nghĩa phân biệt tuổi tác, phân biệt giới tính và phân biệt chủng tộc là còn khá phổ biến”.

Ông Travis Kong bổ sung: “Ước tính, có khoảng 50.000 đến 110.000 người LGBT lớn tuổi sống ở Hồng Kông. Đây không phải là một con số nhỏ. Trong khi cộng đồng LGBT nói chung là khá rõ ràng, LGBT cũ có xu hướng bị ẩn vì hai lý do chính. Thứ nhất, họ rất ngại việc “dám bước ra ngoài”, vì họ đã giấu kín xu hướng tính dục của mình từ khi còn trẻ. Thứ hai, nhiều người trong số họ đã có một cuộc hôn nhân bình thường (trai gái) khi còn trẻ, khiến cho việc “dám bước ra ngoài” có thể làm ảnh hưởng đến các thành viên trong gia đình. Tuy nhiên, điều mà những người này chia sẻ là sự cô đơn khi già, độc thân và thiểu số tình dục; nên tình trạng khó xử sắp tới (đặc biệt thách thức đối với những người đã kết hôn có con hoặc cháu); khao khát sự thân mật đồng giới hoặc duy trì mối quan hệ đồng giới khép kín của họ; nỗi sợ bị bệnh; sự thất vọng của việc bị loại ra khỏi cộng đồng LGBT… Do đó, điều quan trọng là giáo dục công chúng, các nhà cung cấp dịch vụ xã hội, các chuyên gia pháp lý và cả cộng đồng LGBT để thừa nhận sự tồn tại của họ và nhận thức được các nhu cầu và vấn đề cụ thể của họ để hướng tới một xã hội quan tâm, toàn diện và khoan dung hơn”.

Các diễn giả đã trao đổi quan điểm về những chủ đề này vài ngày trước đó tại văn phòng của Công ty luật Hugill & Ip, như trong video dưới đây:

https://www.youtube.com/embed/4LE8NrcnN7w” allowfullscreen=””>

Bộ phim được phân phối bởi Golden Scene Co. Limited, một công ty nổi tiếng với các dòng sản phẩm địa phương đa dạng. Winnie Tsang, Giám đốc điều hành của Golden Scene, là một người kỳ cựu trong việc mua lại, phân phối và tiếp thị phim, người đã thành lập Golden Scene vào năm 1998.

Thông tin về Công ty luật Hugill & Ip

Quan điểm của Hugill & Ip là lâu dài và nỗ lực để xây dựng các mối quan hệ khách hàng bền vững dựa trên sự tin tưởng, tính chuyên nghiệp và sự thận trọng. Công ty cam kết sâu sắc về sự đa dạng, hòa nhập và công bằng, cũng như tham gia vào nhiều hoạt động trách nhiệm xã hội để hỗ trợ các mục tiêu mà Hugill & Ip theo đuổi.

Tuy là một công ty luật độc lập trẻ tuổi, nhưng các luật sư của Hugill & Ip có nhiều thập kỷ kinh nghiệm cung cấp tư vấn pháp lý và dịch vụ khách hàng, là các cá nhân, gia đình, doanh nhân và doanh nghiệp ở Hồng Kông và quốc tế.

https://www,hugilandip.com

Thông tin về nhà làm phim Ray Yeung

Sinh ra và lớn lên ở Hồng Kông, ông Ray Yeung tiếp tục việc học ở London, nơi ông có được bằng cử nhân luật và cuối cùng trở thành luật sư. Tuy nhiên, niềm đam mê làm phim của ông mạnh mẽ hơn theo thời gian và ông bắt đầu tìm hiểu sâu về các nền văn hóa khác nhau, đặc biệt là khi ở Anh. Cuối cùng, ông Ray Yeung đã quyết định học và lấy bằng thạc sĩ về làm phim tại Đại học Columbia vào năm 2008. Ông đã thực hiện một loạt phim ngắn như : Doggy… Doggy (năm 2009); Derek & Lucas (năm 2011); Entwine (năm 2012); và Paper Wrap Fire (năm 2015) ). Bộ phim truyện Front Cover (2015) được quay ở New York (Mỹ), cho thấy ông là một đạo diễn sáng tạo, tài năng.

Thông tin về Tiến sỹ xã hội học Travis Kong

Tiến sĩ Travis S.K. Kong là một nhà xã hội học hàng đầu về tình dục với chuyên môn về đồng tính luyến ái nam của Trung Quốc, mại dâm ở Hồng Kông và Trung Quốc, tác động xã hội của HIV / AIDS và tình dục xuyên quốc gia. Ông là Phó giáo sư xã hội học và Giám đốc Chương trình Truyền thông, Văn hóa và Thành phố sáng tạo tại Đại học Hồng Kông, nơi ông giảng dạy về giới, tình dục và nghiên cứu truyền thông và văn hóa. “Suk Suk” được lấy cảm hứng từ cuốn sách Lịch sử về những người đồng tính nam lớn tuổi ở Hồng Kông (xuất bản năm 2014), trong đó ghi lại câu chuyện cuộc đời của 12 người đồng tính nam cao tuổi, một số người mà nhà làm phim Ray Yeung đã gặp, truyền cảm hứng cho ông này viết và đạo diễn bộ phim. Cuốn sách đã được dịch sang tiếng Anh vào năm 2019 có tên là Oral Histories of Older Gay Men in Hong Kong: Unspoken but Unforgotten (tạm dịch Lịch sử truyền miệng của những người đồng tính nam lớn tuổi ở Hồng Kông: Không được nói ra, nhưng không bao giờ bị quên lãng).