ĐẶC KHU HÀNH CHÍNH HỒNG KÔNG – Media OutReach – Lịch sử ghi nhận tên tuổi của các công ty thống trị từng tập trung vào các lĩnh vực kinh doanh cốt lõi thành công của họ đến nỗi họ đã thất bại trong việc chậm tiếp thu và triển khai những ý tưởng mới sáng tạo cho đến khi quá muộn. Nhưng việc đưa ra thay đổi có thể khó khăn trong các tổ chức hiện đại, vì nó thường liên quan đến việc giải quyết các yêu cầu mang tính mâu thuẫn nhau.

:

(Source: iStock)

Để đổi mới, các công ty cần phải tư duy “sáng tạo” trong việc tìm kiếm ý tưởng mới, đồng thời tập trung vào kết quả và duy trì hiệu quả để biến ý tưởng của họ thành hiện thực. Không có gì là lạ khi các đội chịu trách nhiệm đưa ra các giải pháp sáng tạo phải đối phó với những trở ngại, căng thẳng “nghịch lý” hạn chế khả năng thực thi của họ, chẳng hạn như thời hạn rất chặt chẽ, eo hẹp và nguồn lực hạn chế.

Tuy nhiên, nghiên cứu mới của một nhóm các nhà nghiên cứu, bao gồm cả Đại học Hồng Kông Trung Quốc (The Chinese University of Hong Kong – CUHK), cho thấy, khả năng lãnh đạo các nhóm và cá nhân bất chấp sự tồn tại của những căng thẳng mâu thuẫn nhau có thể là chìa khóa cho sự thành công của tổ chức trong bối cảnh hiện nay. đang làm thay đổi một cách nhanh chóng môi trường kinh doanh.

Hãy xem xét trường hợp Công ty Eastman Kodak của Mỹ, một trong những thương hiệu nhiếp ảnh lớn của thế kỷ 20, đã được biết đến trên khắp thế giới với những cuộn phim Kodak phổ biến. Tuy nhiên, Eastman Kodak đã bị buộc phải đệ đơn xin bảo hộ phá sản vào năm 2012, sau khi các nhà quản lý cấp cao thiển cận rời bỏ quá muộn để tham gia vào thị trường công nghệ kỹ thuật số. Nokia, công ty viễn thông Phần Lan từng là nhà sản xuất điện thoại di động lớn nhất thế giới, cũng không thích ứng được với sự đổi mới, đặc biệt là mối đe dọa đối với các sản phẩm dựa trên bàn phím đến từ điện thoại thông minh (smartphone) màn hình cảm ứng, sau khi iPhone của Apple ra mắt vào năm 2007. Do chậm thích ứng với đổi mới, nên sau đó Nokia buốc phải bán tháo mảng kinh doanh thiết bị cầm tay.

Những tác động xấu và sự bất ổn kinh tế toàn cầu do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 – và sự thành công của các doanh nghiệp đã nhanh chóng thích nghi với “trạng thái bình thường mới” – đã củng cố tầm quan trọng của các doanh nghiệp áp dụng cái mà nhóm các nhà nghiên cứu này gọi là các phương thức thực thi “paradoxical leadership”(tạm dịch “sự lãnh đạo mang tính nghịch lý”) để luôn đổi mới và đảm bảo khả năng cạnh tranh và tồn tại của họ.

Đổi mới tạo ra xung đột mang tính nghịch lý

Ông Kenneth Law, Giáo sư và Chủ nhiệm Khoa Quản lý, Trường Kinh doanh (thuộc CUHK) và là đồng tác giả của một nghiên cứu mới cho biết, khả năng lãnh đạo mang tính nghịch lý liên quan đến việc các nhà quản lý nhận ra những mâu thuẫn, căng thẳng phát sinh bởi các nhu cầu cạnh tranh đặt lên các nhóm và cá nhân trong các tổ chức đổi mới và áp dụng cách tiếp cận năng động để quản lý quá trình sáng tạo.

Giáo sư Kenneth Law và hai chuyên gia nghiên cứu (là hai đồng tác giả) là Giáo sư Melody Jun Zhang của Đại học Hồng Kông và Giáo sư Zhang Yan của Đại học Bắc Kinh, đã công bố phát hiện của họ trong công trình nghiên cứu mới có tiêu đề Paradoxical Leadership and Innovation in Work Teams: The Multilevel Mediating Role of Ambidexterity and Leader Vision as a Boundary Condition (tạm dịch: Sự lãnh đạo mang tính nghịch lý và đổi mới trong Nhóm công việc: Vai trò hòa giải đa cấp độ của việc giỏi ứng biến và tầm nhìn của nhà lãnh đạo như một điều kiện ranh giới).

Báo cáo cung cấp thông tin chi tiết hữu ích về kinh doanh bằng cách xem xét kỹ cách các nhà lãnh đạo như vậy vượt qua một cách hiệu quả những căng thẳng đầy nghịch lý tại các tổ chức thể hiện ambidexterity (tạm dịch sự “thuận cả hai tay” – tức là khéo léo, giỏi thích ứng). Đó là những công ty quản lý thành công không chỉ các hoạt động khám phá sáng tạo, chẳng hạn như khám phá, thử nghiệm và tìm kiếm các giải pháp thay thế, mà còn cả hoạt động kinh doanh khai thác những thế mạnh mang tính truyền thống, chẳng hạn như tinh chỉnh, thực hiện và kết hợp kiến ​​thức mới và khả năng hiện có.

Giáo sư Kenneth Law nhận xét: “Nghiên cứu mới này giúp chúng tôi hiểu biết thêm về cách tăng cường sự đổi mới tại nơi làm việc thông qua các hoạt động lãnh đạo. Chúng tôi đã có thể cho thấy cách lãnh đạo với tâm thế chấp nhận nghịch lý có thể thúc đẩy cả khả năng giỏi thích ứng của cả nhóm và cá nhân – đặc biệt là khi người lãnh đạo có thể truyền đạt tầm nhìn một cách rõ ràng và mạnh mẽ”.

Tham gia vào báo cáo nghiên cứu có tới 1.169 nhân viên làm việc theo nhóm tại 12 công ty ở miền bắc Trung Quốc và 312 nhân viên làm việc theo nhóm khác tại các công ty phương Tây khác nhau – chủ yếu tập trung vào các lĩnh vực sáng tạo, chẳng hạn như nghiên cứu và phát triển (R&D) các sản phẩm hoặc dịch vụ mới trong các lĩnh vực truyền thông, phần mềm, công nghệ thông tin và y tế.

Các người tham gia đã trả lời các câu hỏi trong ba phần nghiên cứu, tất cả được thực hiện vào ba thời điểm khác nhau trong khoảng thời gian 6 tuần, chứng kiến ​​các thành viên trong nhóm được xếp hạng về khả năng đổi mới và các trưởng nhóm về kỹ năng lãnh đạo nghịch lý của họ.

Để tận dụng khả năng lãnh đạo nghịch lý, nghiên cứu chỉ ra rằng, các nhà lãnh đạo nên tìm cách đối xử bình đẳng với tất cả các thành viên trong nhóm theo cách công bằng và khách quan, đồng thời xem xét các nhu cầu cụ thể của các cá nhân và đôi khi, nếu cần, có thể đưa ra các ngoại lệ. Nghiên cứu mới cho thấy, lãnh đạo nghịch lý có thể giúp giải quyết những khác biệt nảy sinh trong khi thúc đẩy các giải pháp sáng tạo.

Theo Giáo sư Kenneth Law, các trưởng nhóm có hiểu biết sâu sắc về lãnh đạo nghịch lý có thể nắm bắt được cùng lúc hai ý tưởng trái ngược nhau – chẳng hạn như duy trì quyền kiểm soát trong khi cho phép mọi người tự do làm việc độc lập – và sau đó tích hợp chúng vào kế hoạch của họ.

Trưởng nhóm và quản lý cấp trung cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc giải thích tầm nhìn và hướng đi của công ty cho nhân viên, vì vậy cách họ truyền đạt ý tưởng của mình có thể có ảnh hưởng đáng kể đến hiệu quả lãnh đạo của họ.

Nghiên cứu mới cho thấy, sự thành công của quản lý nghịch lý phụ thuộc vào việc các nhà lãnh đạo có thể truyền đạt một tầm nhìn tương lai rõ ràng để các thành viên trong nhóm có thể hiểu được “bức tranh lớn, tổng thể”. Các công ty nên giúp các trưởng nhóm đưa ra ý tưởng rõ ràng cho nhân viên, để họ không đi trệch mục tiêu và hiểu đầy đủ suy nghĩ đằng sau sự lãnh đạo nghịch lý.

Giáo sư Kenneth Law nhận định: “Những phát hiện của chúng tôi cho thấy khả năng lãnh đạo nghịch lý là động lực giúp cả cá nhân và nhóm giải quyết những yêu cầu mâu thuẫn nhau liên quan đến quá trình đổi mới. Để đạt được thành công bền vững trong môi trường đầy biến động hiện nay, chúng tôi khuyên các nhà lãnh đạo nên suy nghĩ theo cách đa chiều, “lật đi lật lại vấn đề” và hành động theo kiểu tích hợp”.

Đẩy mạnh tính giỏi thích ứng trong kinh doanh

Theo Giáo sư Kenneth Law, nghiên cứu mới này có giá trị đối với các doanh nghiệp, vì nó mang lại hiểu biết sâu sắc hơn về khả năng lãnh đạo trong các nhóm hoạt động trong môi trường kinh doanh phức tạp và đầy biến động như hiện nay. Nghiên cứu không chỉ tiết lộ những kiểu hành vi lãnh đạo nào thúc đẩy sự đổi mới thông qua việc nâng cao tính khéo léo của các cá nhân và nhóm, mà còn cả khi họ triển khai thực hiện.

Các nhà quản lý, đặc biệt là những người ở vị trí chủ chốt tập trung vào việc cung cấp các giải pháp kinh doanh mới, nên xem xét việc áp dụng các nguyên tắc và hành vi lãnh đạo nghịch lý để thúc đẩy khả năng giởi thích ứng và đổi mới trong kinh doanh lớn hơn.

Theo Giáo sư Kenneth Law, các tổ chức nên đào tạo lãnh đạo nghịch lý cho các trưởng nhóm để giúp họ nắm vững phương pháp tiếp cận hai mặt để giải quyết các nghịch lý phổ biến, chẳng hạn như đảm bảo tính linh hoạt, trong khi vẫn thực thi các yêu cầu công việc rõ ràng và duy trì quyền kiểm soát cá nhân đối với kết quả đầu ra, đồng thời cho phép các cá nhân tự do làm việc độc lập mà không có ảnh hưởng bên ngoài.

Giáo sư Kenneth Law cho rằng, nghiên cứu mới cho thấy rõ ràng là tính khéo léo giúp cải thiện sự đổi mới – cả giữa các cá nhân và trong các nhóm – và sẽ đặc biệt được sử dụng cho các công ty được xây dựng trên các sản phẩm và dịch vụ sáng tạo, chẳng hạn như các doanh nghiệp công nghệ cao và các công ty khởi nghiệp (start-up) trẻ, có thể có nhu cầu mạnh mẽ cho các nhóm làm việc có khả năng thích ứng cao.

Giáo sư Kenneth Law nhận định: “Không phải tất cả các nhóm đều có thể cung cấp các giải pháp sáng tạo chất lượng cao, đôi khi do họ không thực hiện được những ý tưởng ban đầu của mình hoặc cố gắng thực hiện mọi thứ quá nhanh. Nhưng nếu các doanh nghiệp muốn thành công, họ cần phải cung cấp chương trình đào tạo giúp khuyến khích các đội và cá nhân chú trọng một cách bình đẳng vào các hoạt động khám phá sáng tạo và các lợi ích kinh doanh truyền thống, nuôi dưỡng khả năng lãnh đạo nghịch lý và tính linh hoạt, uyển chuyển trong công ty”.

Theo các tác giả nghiên cứu, một hạn chế của nghiên cứu mới là yêu cầu các nhà lãnh đạo xếp hạng sự đổi mới của nhóm trong một loạt các ngành khác nhau, thay vì để họ đo lường nó một cách khách quan. Nghiên cứu trong tương lai có thể xem xét kết hợp các cách cụ thể để đo lường sự đổi mới của nhóm nhằm tăng cường độ chắc chắn của các phát hiện.

Các nghiên cứu sâu hơn cũng có thể xem xét và xác định liệu – và khi nào – sự khéo léo của công ty có lợi hay không mong muốn cho các nhóm và cá nhân. Theo các tác giả, cũng sẽ rất đáng để kiểm tra các dạng khác nhau của sự khéo léo tồn tại trong các nhóm đổi mới, với một số thành viên được giao nhiệm vụ phát triển các ý tưởng mới, trong khi những người khác sẽ tập trung vào tính khả thi và ứng dụng của những ý tưởng mới này.

Tài liệu tham khảo

Melody Jun Zhang, Yan Zhang & Kenneth S. Law: Paradoxical Leadership and Innovation in Work Teams: The Multilevel Mediating Role of Ambidexterity and Leader Vision as a Boundary Condition (Sự lãnh đạo mang tính nghịch lý và đổi mới trong Nhóm công việc: Vai trò hòa giải đa cấp độ của việc giỏi ứng biến và tầm nhìn của nhà lãnh đạo như một điều kiện ranh giới). Ngày 16 tháng 6 năm 2021. Có sẵn tại Tạp chí Học viện Quản lý: https://doi.org/10.5465/amj.2017.1265

Bài báo này được xuất bản lần đầu trên trang web Kiến thức Kinh doanh Trung Quốc (China Business Knowledge – CBK) bởi Trường Kinh doanh CUHK: https://bit.ly/3tcoeuo

Media OutReach hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội dung của thông báo này

Thông tin về CUHK Business School (Trường Kinh doanh thuộc Đại học Hồng Kông Trung Quốc)

Trường Kinh doanh thuộc CUHK bao gồm 2 trường – Kế toán và Quản lý khách sạn và Du lịch – và 4 khoa – Khoa Kinh tế quản lý và khoa học phục vụ việc ra quyết định, Tài chính, Quản lý và Marketing. Được thành lập tại Hồng Kông vào năm 1963, đây là trường kinh doanh đầu tiên cung cấp các chương trình cử nhân về quản trị kinh doanh (BBA), thạc sĩ về quản trị kinh doanh (MBA) và thạc sĩ cao cấp về quản trị kinh doanh (Executive MBA) trong khu vực. Hiện tại, Trường cung cấp 10 chương trình đại học và 20 chương trình sau đại học, bao gồm MBA, EMBA, Master, MSc, MPhil và Ph.D. Trường hiện có hơn 4.500 sinh viên đại học và sau đại học đến từ hơn 20 quốc gia / vùng lãnh thổ theo học.

Trong Bảng xếp hạng MBA toàn cầu của Financial Times năm 2022, chương trình đào tạo của CUHK được xếp hạng thứ 50. Trong bảng xếp hạng EMBA năm 2021 của Financial Times, CUHK EMBA được xếp hạng 19 trên thế giới. Trường Kinh doanh thuộc CUHK có số lượng cựu sinh viên kinh doanh lớn nhất (hơn 40.000 người) trong số các trường đại học / trường kinh doanh tại Hồng Kông. Nhiều người trong số họ là lãnh đạo chủ chốt doanh nghiệp.

Thông tin thêm có sẵn tại http://www.bschool.cuhk.edu.hk hay bằng cách kết nối với Trường Kinh doanh, thuộc CUHK trên các mạng xã hội như:
Facebook: www.facebook.com/cuhkbschool
Instagram: www.instagram.com/cuhkbusinessschool
LinkedIn: www.linkedin.com/school/cuhkbusinessschool
WeChat: CUHKBusinessSchool

#CUHKBusinessSchool