ĐẶC KHU HÀNH CHÍNH HỒNG KÔNG – Media OutReach – Kinh nghiệm thành công trong kinh doanh quan trọng như thế nào? Nếu bạn nhìn vào những doanh nhân thành đạt nhất thế giới, bằng chứng giai thoại sẽ chỉ ra điều tiêu cực. Hãy cân nhắc rằng, Bill Gates không có bất kỳ kinh nghiệm điều hành doanh nghiệp nào trước khi thành lập Microsoft và Steve Jobs trước khi đồng sáng lập Apple cũng vậy. Gần đây hơn, Mark Zuckerberg khởi xướng ra Facebook từ phòng ký túc xá của mình tại Harvard.
Những câu chuyện thành công như thế này dường như cho thấy rằng, kinh nghiệm không phải là điều kiện bắt buộc để trở nên vĩ đại, với tư cách là một doanh nhân. Trên thực tế, khoảng 90% các công ty khởi nghiệp (startup) mới thất bại ở Mỹ và chỉ một số ít công ty có thể tồn tại lâu dài. Lý do hàng đầu nào giải thích cho tỷ lệ thành công ở mức thấp này? Nhiều doanh nhân mới bắt đầu có khả năng sáng tạo cao, nhưng họ không nghiên cứu kỹ thị trường của mình (một kỹ năng kinh doanh) và kết quả là, họ đã tung ra các sản phẩm có tính sáng tạo cao mà không ai thực sự cần. Trong bối cảnh đó, một nghiên cứu gần đây đã phát hiện ra rằng, kinh nghiệm cho phép các doanh nhân cân bằng tốt hơn vai trò sáng tạo và kinh doanh của họ để tránh những cạm bẫy tiềm ẩn trên con đường thành công trong kinh doanh.
Nghiên cứu xem xét kinh nghiệm kinh doanh trước đây có thể ảnh hưởng như thế nào đến các doanh nhân, khi họ phải thực hiện nhiều vai trò khi bắt đầu kinh doanh. Công trình nghiên cứu phát hiện ra rằng, các doanh nhân không hề có kinh nghiệm trước đây có xu hướng tập trung quá nhiều vào một vai trò, chẳng hạn như nhà phát triển sản phẩm và không để ý đến những việc quan trọng khác. Mặt khác, các doanh nhân có kinh nghiệm có xu hướng làm một công việc cân bằng hơn.
Bà Ying-yi Hong, Giáo sư Quản lý Choh-Ming Li và Điều tra viên chính của Phòng thí nghiệm Văn hóa tại Trường Kinh doanh thuộc Đại học Trung Quốc của Hồng Kông (The Chinese University of Hong KongCUHK) nhận xét: “Việc trở thành doanh nhân là một hành động cân bằng. Mặc dù các doanh nhân nên tìm cách sản xuất các sản phẩm vừa độc đáo, vừa hữu ích cũng như khả thi về mặt thương mại, nhưng làm như vậy có thể khó khăn. Ví dụ: một doanh nhân có thể hướng nhà phát minh bên trong của mình để tạo ra các sản phẩm độc đáo, nhưng điều đó là không tốt nếu họ không xem xét nhu cầu thị trường. Điều cần thiết là các doanh nhân phải đạt được cả hai mục tiêu cùng lúc để thành công”.
Thấy cây mà chẳng thấy rừng
Nghiên cứu của bà Ying-Yi Hong có tiêu đề: “Missing the Forest for the Trees: Prior Entrepreneurial Experience, Role Identity, and Entrepreneurial Creativity” (tạm dịch: Thấy cây mà không thấy rừng: Kinh nghiệm khởi nghiệp trước đó, bản sắc vai trò và sự sáng tạo của doanh nhân”) được đồng thực hiện với Giáo sư Siran Zhan tại Đại học New South Wales (Australia) và Giáo sư Marilyn Ang Uy tại Đại học Công nghệ Nanyang (Singapore). Một số tài liệu nghiên cứu hiện có về tinh thần kinh doanh tập trung vào hành trình hoặc phẩm chất cá nhân của các doanh nhân thành đạt, trong khi những tài liệu khác lại nghiên cứu tư duy và hành vi của những doanh nhân này. Giáo sư Ying-Yi Hong và các đồng tác giả của bà đã kết hợp hai yếu tố này và giải quyết chủ đề theo phương pháp tương tác “từng người theo từng tình huống” (person-by-situation).
Cách tiếp cận này giả định các doanh nhân đảm nhận các vai trò khác nhau, chẳng hạn như của một nhà phát minh hoặc doanh nhân và những vai trò này được kích hoạt bởi các tình huống khác nhau. Ví dụ: một doanh nhân sẽ đóng vai một nhân viên bán hàng trong một cuộc họp quảng cáo bán hàng, nhưng người đó sẽ đội chiếc mũ của nhà phát minh khi xử lý thiết kế sản phẩm trong phòng thí nghiệm. Khi doanh nhân đóng vai trò là một nhân viên bán hàng, sự chú ý của họ sẽ tập trung nhiều hơn vào lợi nhuận của sản phẩm và ít hơn vào thiết kế của sản phẩm và ngược lại. Khi tập trung quá nhiều vào các nhiệm vụ liên quan đến một vai trò, các doanh nhân có thể bỏ qua các khía cạnh quan trọng không kém khác, tạo ra cái gọi là hiệu ứng “Thấy cây mà chẳng thấy rừng”.
Giáo sư Ying-Yi Hong nhận xét: “Chúng tôi kỳ vọng các doanh nhân có kinh nghiệm sẽ phát triển một cấu trúc kiến thức toàn diện hơn, trong đó vai trò nhà phát minh và doanh nhân của họ được tích hợp. Ngược lại, những doanh nhân mới bắt đầu thiếu kinh nghiệm kinh doanh có thể coi hai vai trò của họ là tách biệt và rời rạc. Do đó, các doanh nhân có kinh nghiệm thường có xu hướng có khả năng xử lý lượng thông tin lớn hơn trong một trường hợp cụ thể và nhìn thấy bức tranh toàn cảnh. Điều mà những người mới bước chân vào kinh doanh thường bỏ qua”.
Để kiểm tra lý thuyết của mình, các nhà nghiên cứu đã tuyển dụng 108 doanh nhân đang trong quá trình bắt đầu một dự án kinh doanh mới để tham gia vào một cuộc thử nghiệm. Trong số những người tham gia, 40 người là những doanh nhân có kinh nghiệm đã khởi nghiệp trước đó. Trước tiên, những người tham gia được yêu cầu nhớ lại và viết về kinh nghiệm của họ, với tư cách là một nhà phát minh hoặc một doanh nhân. Sau đó, họ được yêu cầu gửi ý tưởng về một sản phẩm hoặc dịch vụ để bán cho sinh viên đại học. Các ý tưởng của họ sau đó được đánh giá về mức độ mới hoặc tính khả thi về mặt thương mại của chúng bởi các chuyên gia có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh.
Nghiên cứu cho thấy, các doanh nhân ít kinh nghiệm có xu hướng tạo ra ít ý tưởng được coi là mới lạ, khi được yêu cầu đảm nhận vai trò của một doanh nhân, trong khi các doanh nhân có kinh nghiệm vẫn có thể duy trì khả năng đưa ra các ý tưởng sáng tạo, ngay cả khi họ đang ở vai trò là nhân viên bán hàng. Mặt khác, các doanh nhân thiếu kinh nghiệm tạo ra ít ý tưởng hơn được các chuyên gia cho là khả thi về mặt thương mại khi họ đảm nhận vai trò của một nhà phát minh, trong khi các doanh nhân có kinh nghiệm lại không cho thấy bất kỳ sự giảm sút nào về hiệu suất.
Hiệu quả càng rõ rệt hơn khi doanh nhân bị hoàn cảnh ép buộc phải đảm nhận một vai trò cụ thể. Ví dụ, một doanh nhân chịu áp lực gây quỹ cho dự án của họ phải hoàn thành vai trò của một doanh nhân và đặt bản thân nhà phát minh của họ sang một bên. Theo Giáo sư Ying-Yi Hong, một tình huống căng thẳng như vậy có thể dẫn đến việc giảm khả năng sáng tạo, đặc biệt là ở các doanh nhân thiếu kinh nghiệm. Kết quả nghiên cứu đã xác nhận phỏng đoán này, với ý tưởng kinh doanh của các doanh nhân có kinh nghiệm sáng tạo hơn 12,7% và lợi nhuận cao hơn 7,7% so với các doanh nhân thiếu kinh nghiệm, khi họ bị đặt vào tình huống đó.
Điều thú vị là, các doanh nhân có kinh nghiệm ít đổi mới hơn 9,4% so với các doanh nhân thiếu kinh nghiệm khi không có căng thẳng giữa hai vai trò. Nghiên cứu giải thích rằng, các doanh nhân mới có thể học giỏi hơn để trở thành một nhà phát minh và do đó, có thể tạo ra nhiều ý tưởng sáng tạo hơn. Tuy nhiên, nhìn chung, các doanh nhân có kinh nghiệm đã có thể hoạt động ổn định hơn bất kể tình huống nào.
Kinh nghiệm giúp ích như thế nào?
Vậy tại sao có thể tích hợp các vai trò sáng tạo và kinh doanh khác nhau vào bản sắc doanh nhân của họ lại ngăn cản các doanh nhân có kinh nghiệm rơi vào điểm mù? Giáo sư Ying-Yi Hong và các đồng tác giả của bà đã tìm cách giải thích điều này từ góc độ nhận thức. Bộ não có thể hình thành mạng lưới các ý tưởng liên kết thông qua học tập và trải nghiệm. Ví dụ, từ “xe chữa cháy” có thể gắn liền với màu “đỏ” và hình ảnh “phương tiện” trong tâm trí chúng ta vì chúng ta đã học nó trong quá khứ.
Họ lập luận rằng, các doanh nhân có kinh nghiệm trong quá khứ đã gặp phải nhiều tình huống đòi hỏi kỹ năng từ cả phía sáng tạo và kinh doanh của mình. Những tình huống này sẽ kích thích họ dung hòa các nhu cầu khác nhau của mình và kết quả là, họ trở nên có khả năng phân bổ đồng đều sự chú ý của mình vào các nhiệm vụ liên quan một cách tốt hơn. Khi làm như vậy, các doanh nhân có kinh nghiệm phát triển sự liên kết chặt chẽ giữa tư duy sáng tạo và kinh doanh của mình, sao cho việc kích hoạt một vai trò này sẽ kích hoạt vai trò kia. Do đó, một doanh nhân có kinh nghiệm có thể đồng thời là một nhà phát minh và một nhân viên bán hàng trong các tình huống khác nhau.
Nhận xét về những ý nghĩa thực tế, Giáo sư Ying-Yi Hong đề nghị các doanh nhân chưa có kinh nghiệm hợp tác với các đối tác kinh doanh đã có kinh nghiệm kinh doanh trước đó hoặc cân nhắc việc tìm một người cố vấn có kinh nghiệm. Giáo sư Ying-Yi Hong phân tích: “Một doanh nhân hoặc người cố vấn có kinh nghiệm có thể duy trì ‘bức tranh toàn cảnh’ cho nhóm và giúp các doanh nhân mới vào nghề tránh được điểm mù cố hữu”.
Tài liệu tham khảo
Zhan, S., Marilyn A Uy và Ying-Yi Hong. “Missing the Forest for the Trees: Prior Entrepreneurial Experience, Role Identity, and Entrepreneurial Creativity.” Entrepreneurship Theory and Practice (2020): 104225872095229. (tạm dịch: Thấy cây mà không thấy rừng: Kinh nghiệm khởi nghiệp trước đó, bản sắc vai trò và sự sáng tạo của doanh nhân.” Lý thuyết và Thực hành Khởi nghiệp (2020): 104225872095229).
Bài báo này được xuất bản lần đầu trên trang web Kiến thức Kinh doanh Trung Quốc (China Business Knowledge – CBK) bởi Trường Kinh doanh thuộc CUHK: https://bit.ly/3sJMJOG.
Thông tin về CUHK Business School (Trường Kinh doanh, thuộc CUHK)
Trường Kinh doanh thuộc CUHK bao gồm 2 trường – Kế toán và Quản lý khách sạn và Du lịch – và 4 khoa – Khoa Kinh tế quản lý và khoa học phục vụ việc ra quyết định, Tài chính, Quản lý và Marketing. Được thành lập tại Hồng Kông vào năm 1963, đây là trường kinh doanh đầu tiên cung cấp các chương trình cử nhân về quản trị kinh doanh (BBA), thạc sĩ về quản trị kinh doanh (MBA) và thạc sĩ cao cấp về quản trị kinh doanh (Executive MBA) trong khu vực. Hiện tại, Trường cung cấp 10 chương trình đại học và 18 chương trình sau đại học, bao gồm MBA, EMBA, Master, MSc, MPhil và Ph.D.
Trong Bảng xếp hạng MBA toàn cầu của Financial Times năm 2021, chương trình đào tạo của CUHK được xếp hạng thứ 48. Trong bảng xếp hạng EMBA năm 2020 của Financial Times, CUHK EMBA được xếp hạng 15 trên thế giới. Trường Kinh doanh thuộc CUHK có số lượng cựu sinh viên kinh doanh lớn nhất (hơn 40.000 người) trong số các trường đại học / trường kinh doanh tại Hồng Kông. Nhiều người trong số họ là lãnh đạo chủ chốt doanh nghiệp. Trường hiện có khoảng 4.800 sinh viên đại học và sau đại học và Giáo sư Lin Zhou là Hiệu trưởng Trường Kinh doanh thuộc CUHK.
Thông tin thêm có sẵn tại http://www.bschool.cuhk.edu.hk hoặc bằng cách kết nối với Trường Kinh doanh, thuộc CUHK trên các mạng xã hội như:
Facebook: www.facebook.com/cuhkbschool
Instagram: www.instagram.com/cuhkbusinessschool
LinkedIn: http://www.linkedin.com/school/cuhkbusinessschool
WeChat: CUHKBusinessSchool
Recent Comments