ĐẶC KHU HÀNH CHÍNH HỒNG KÔNG – Media OutReach – Các phương tiện truyền thông nhà nước Trung Quốc từ lâu đã bị chỉ trích là “cái loa tuyên truyền” của Nhà nước do có quan hệ mật thiết với Chính phủ Trung Quốc. Nhiều người đặt câu hỏi về giá trị của các bản tin này, vì chúng đơn thuần cung cấp thông tin mà Chính phủ dự định chia sẻ. Bỏ qua hình ảnh khuôn mẫu này, một nghiên cứu gần đây cho thấy, về mặt tin tức kinh doanh, ngay cả các tờ báo quốc doanh cũng cung cấp thông tin độc đáo và có giá trị cho thị trường vốn của Trung Quốc.
Các phương tiện truyền thông nhà nước truyền thống và các kênh thông tin mới hơn phục vụ các vai trò khác nhau trong việc cung cấp thông tin cho thị trường tài chính (Nguồn: iStock)
Tất cả các phương tiện truyền thông đưa tin ở Trung Quốc ít nhiều đều bị chính phủ kiểm soát. Chính phủ trực tiếp điều hành một số tổ chức truyền thông chính thức ủng hộ quan điểm của Đảng cộng sản Trung Quốc. Lớn nhất và có ảnh hưởng nhất là Nhân dân Nhật báo, tờ báo lớn nhất trong nước, Đài truyền hình Trung ương Trung Quốc (China Central Television – CCTV), Hãng thông tấn Tân Hoa xã, nhật báo tiếng Anh China Daily và tờ Global Times (Thời báo Hoàn Cầu).
Tuy nhiên, những năm gần đây đã chứng kiến sự xuất hiện của một loạt các phương tiện truyền thông mới ở Trung Quốc dường như hoạt động với thời gian biên tập tương đối nhiều hơn, chẳng hạn như Caixin, Jiemian.com và The Paper. Chúng vẫn do Nhà nước kiểm soát, nhưng có động cơ lợi nhuận mạnh hơn và được thiết lập với nhiệm vụ rõ ràng là thu hút và phục vụ lượng độc giả rộng rãi hơn.
Các bài báo mà họ xuất bản thường có biểu hiện mang tính phê phán, chỉ trích hơn và được coi là sẵn sàng vượt qua ranh giới của việc đưa tin trong nước mang tính một chiều, thường đề cập đến những câu chuyện mà các công ty truyền thông lớn nhất (và thuộc sở hữu nhà nước) không muốn nói đến. Do đó, việc đưa tin của các tổ chức truyền thông thế hệ mới này thường được coi là có giá trị hơn những tin bài được đăng trên các phương tiện truyền thông nhà nước truyền thống. Tuy nhiên, theo nghiên cứu mới, thực tế không hẳn là hoản toàn như vậy.
Ông Tianyu Zhang, Giáo sư Trường Kế toán thuộc Trường Kinh doanh của Đại học Hồng Kông Trung Quốc (Chinese University of Hong Kong – CUHK) cho biết: “Mọi người thường bỏ qua thực tế rằng, nhờ có mối liên hệ chặt chẽ với chính phủ, các phương tiện truyền thông nhà nước có thể cung cấp tin tức thị trường mang tính “nội bộ” và thông tin mà các phương tiện truyền thông tin tức khác không thể có được”.
Công trình nghiên cứu của ông Tianyu Zhang có tiêu đề Firm News and Market Views: The Informational Role of Official Newspapers in China (tạm dịch: “Tin tức công ty và quan điểm thị trường: Vai trò thông tin của báo chí chính thống ở Trung Quốc) được đồng biên soạn với Giáo sư Joseph Piotroski của Đại học Stanford (Mỹ); Giáo sư TJ Wong của Đại học Nam California (Mỹ) và nghiên cứu sinh tiến sĩ Shubo Zhang của Trường Kinh doanh CUHK. Công trình cho rằng, các phương tiện truyền thông thuộc sở hữu nhà nước và các đồng nghiệp tiến bộ hơn, cấp tiến hơn của họ phục vụ hai vai trò khác nhau trong việc cung cấp thông tin cho thị trường tài chính. Trong công trình nghiên cứu, các tác giả đã xem xét gần 3 triệu bài báo về tin tức doanh nghiệp trong nước từ 100 tờ báo kinh doanh ở Trung Quốc xuất bản trong khoảng thời gian từ năm 2000 đến năm 2017.
Các vai trò thông tin khác nhau
Giáo sư Tianyu Zhang giải thích rằng, các phương tiện truyền thông nhà nước truyền thống và các kênh thông tin mới hơn khác nhau về khả năng thu nhận, giải thích và phổ biến thông tin. Do đó, hai loại phương tiện truyền thông này có thể đóng những vai trò khác nhau trong việc cung cấp thông tin cho thị trường.
Thông thường, các cơ quan báo chí tiến bộ hơn có xu hướng tập trung nhiều hơn vào báo cáo cụ thể của các công ty. Điều này có thể giúp họ thu hút được những độc giả quan tâm đến những câu chuyện nội bộ của các công ty nổi tiếng và kiếm được doanh thu quảng cáo từ các công ty có lẽ muốn được đăng trên báo. Nói cách khác, các bài báo của họ sẽ dẫn đến gia tăng việc cung cấp thông tin về các công ty cụ thể, chẳng hạn như hoạt động của các công ty cụ thể và diễn biến về giá cổ phiếu của chúng.
Mặt khác, các tờ báo truyền thống của Nhà nước lại rất thích hợp để phổ biến các chỉ thị chính trị và thông tin liên quan đến chính sách. Do mối quan hệ chặt chẽ với các cơ quan, bộ, ngành của Chính phủ, nên những tờ báo chính thức lớn này có thể cung cấp định hướng chính sách và xu hướng ngành chính xác nhất cho tin tức của công ty. Ví dụ, nghiên cứu cho thấy, trung bình, các bài báo của họ cung cấp nhiều hơn 10% tin tức về xu hướng chung của các ngành và thị trường cụ thể so với các bài báo kinh doanh bán độc lập. Hơn nữa, các tờ báo lớn của Nhà nước có xu hướng tăng cường đưa tin về ngành, công nghiệp, lĩnh vực và tin tức thị trường vào những ngày chính quyền trung ương công bố các chính sách về kinh tế, công nghiệp mới.
Giáo sư Tianyu Zhang nhận xét: “Bạn phải hiểu rằng chính sách của Chính phủ là nền tảng cho tăng trưởng kinh tế và cơ hội đầu tư của Trung Quốc. Nói cách khác, thỉnh thoảng nghe, theo dõi “cơ quan ngôn luận của Đảng, Nhà nước” sẽ không có hại gì”.
Mặt khác, không phải tất cả các tờ báo quốc doanh thông thường đều bình đẳng về việc đưa tin liên quan đến chính sách. Theo nghiên cứu, các tờ báo thuộc sở hữu của chính quyền trung ương thường chứa đựng nhiều thông tin về nền kinh tế rộng hơn so với các tờ báo cùng loại do chính quyền địa phương sở hữu. Nghiên cứu giải thích, hiện tượng này cho thấy các tờ báo do chính quyền trung ương sở hữu có khả năng tiếp cận nhiều hơn với các định hướng chính sách của Chính phủ trong tương lai, lượng độc giả rộng hơn và chúng dường như có độ tin cậy cao hơn.
Lập trường của ban biên tập các tờ báo khá phân tán
Điều khá thú vị là nội dung được hai loại báo này đưa tin khác nhau nhiều hơn sau chuyến thăm cấp cao của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tới thăm ba phương tiện truyền thông nhà nước lớn – Nhân dân Nhật báo, Tân Hoa xã và CCTV – vào tháng 2 năm 2016.
Trong chuyến thăm này, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã chỉ đạo quan điểm cho các phương tiện truyền thông đưa tin. Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng, sau chuyến thăm này, các tờ báo tiến bộ hơn đã giảm đáng kể lượng đưa tin về tình hình hoạt động kinh tế tổng thể của các ngành riêng lẻ và nền kinh tế vĩ mô, trong khi các phương tiện truyền thông nhà nước truyền thống đã chứng kiến sự gia tăng đáng kể về loại thông tin này.
Giáo sư Tianyu Zhang lý giải: “Những gì chúng tôi thấy là các tổ chức truyền thông thông tấn thuộc sở hữu nhà nước lâu đời tự phù hợp với vai trò tuyên truyền và chính trị tổng thể mà Đảng đặt ra cho họ trong nền kinh tế, trong khi các phương tiện truyền thông tin tức với quan điểm biên tập độc lập hơn đang rời xa chương trình nghị sự chính trị này, chỉ để tập trung vào các lợi ích kinh doanh của họ. Bằng cách này, hai loại phương tiện thông tin có vai trò khác nhau trong việc cung cấp các loại thông tin khác nhau cho các nhà đầu tư”.
Nghiên cứu này là nghiên cứu đầu tiên cung cấp bằng chứng cho thấy các phương tiện truyền thông nhà nước khác nhau của Trung Quốc đóng vai trò bổ sung và quan trọng trong việc cung cấp thông tin hữu ích cho thị trường tài chính. Giáo sư Tianyu Zhang và các đồng tác giả của ông đề xuất nghiên cứu trong tương lai có thể xem xét cách thị trường phản ứng với những thành kiến hiện có trong nội dung của các bài báo chính thức và liệu thị trường có điều chỉnh những ảnh hưởng đã biết này hay không.
Tài liệu tham khảo:
Joseph D. Piotroski, T.J. Wong, Shubo Zhang và Tianyu Zhang. (năm 2019) Firm news and market views:the informational role of official newspapers in China. ( Tin tức công ty và quan điểm thị trường: Vai trò thông tin của báo chí chính thống ở Trung Quốc).
Bài viết này lần đầu tiên được xuất bản trên trang web Kiến thức Kinh doanh Trung Quốc (China Business Knowledge – CBK) bởi Trường Kinh doanh, CUHK: https://bit.ly/3i3PPsn.
Thông tin về CUHK Business School (Trường Kinh doanh, thuộc CUHK)
Trường Kinh doanh thuộc CUHK bao gồm 2 trường – Kế toán và Quản lý khách sạn và Du lịch – và 4 khoa – Khoa Kinh tế quản lý và khoa học phục vụ việc ra quyết định, Tài chính, Quản lý và Marketing. Được thành lập tại Hồng Kông vào năm 1963, đây là trường kinh doanh đầu tiên cung cấp các chương trình cử nhân về quản trị kinh doanh (BBA), thạc sỹ về quản trị kinh doanh (MBA) và thạc sỹ cao cấp về quản trị kinh doanh (Executive MBA) trong khu vực. Hiện tại, Trường cung cấp 8 chương trình đại học và 20 chương trình sau đại học, bao gồm MBA, EMBA, Master, MSc, MPhil và Ph.D.
Trong Bảng xếp hạng MBA toàn cầu của Financial Times năm 2020, chương trình đào tạo của CUHK được xếp hạng thứ 50. Trong bảng xếp hạng EMBA năm 2019 của Financial Times, CUHK EMBA được xếp hạng 24 trên thế giới. Trường Kinh doanh thuộc CUHK có số lượng cựu sinh viên kinh doanh lớn nhất (hơn 36.000 người) trong số các trường đại học / trường kinh doanh tại Hồng Kông. Nhiều người trong số họ là lãnh đạo chủ chốt doanh nghiệp. Trường hiện có khoảng 4.400 sinh viên đại học và sau đại học.
Thông tin thêm có sẵn tại http://www.bschool.cuhk.edu.hk hoặc bằng cách kết nối với CUHK Business School trên:
Facebook: www.facebook.com/cuhkbschool
Instagram: www.instagram.com/cuhkbusinessschool
LinkedIn: www.linkedin.com/school/cuhkbusinessschool
WeChat: CUHKBusinessSchool
#CUHKBusinessSchool
Recent Comments