HỒNG KÔNG, TRUNG QUỐC – Media OutReach – Một nghiên cứu mới đây đã phát hiện ra rằng, tự do hóa thị trường chứng khoán dẫn đến việc tăng 1% trong tăng trưởng GDP thực tế hàng năm của một quốc gia. Như vậy, chẳng có gì phải nghi ngờ rằng, việc tự do hóa thị trường chứng khoán mới nổi đã là một nhân tố tích cực thay đổi trật tự kinh tế thế giới.
Các cải cách kinh tế ở Trung Quốc hiện đại đã được ca ngợi là một thành công dẫn đến sự trỗi dậy của người khổng lồ châu Á như cường quốc của thế giới. Điều ít người hiểu là cách chính phủ loại bỏ các hạn chế đối với sự tham gia của các nhà đầu tư nước ngoài vào thị trường chứng khoán trong nước thúc đẩy hoạt động kinh tế. Đây là một câu hỏi được một nhóm các nhà nghiên cứu đặt ra và nhóm này tin rằng, câu trả lời nằm ở hiệu quả tích cực của công cuộc cải cách kinh tế đối với sự đổi mới.
Một giả thuyết cho rằng, tự do hóa thị trường chứng khoán cho phép rủi ro được chia sẻ giữa số người tham gia thị trường lớn hơn – và do đó giảm chi phí vốn cho các công ty. Theo Giáo sư Wenrui Zhang, Phó giáo sư Khoa Tài chính của Trường Đại học Hồng Kông Trung Quốc (CUHK) và Giáo sư Bohui Zhang, Phó trưởng khoa điều hành và Chủ tịch Trường Quản lý và Kinh tế của CUHK-Thâm Quyến, vấn đề của kiểu thị trường này là nó không giúp giải thích tầm ảnh hưởng quan trọng của lợi ích.
Hiện vẫn còn thiếu một nghiên cứu mang tính thực nghiệm về cách đổi mới (có xu hướng liên quan đến đầu tư dài hạn vào các tài sản mang tính rủi ro và vô hình) hoạt động để tăng năng suất sau khi mở cửa thị trường.
Giáo sư Wenrui Zhang nhận xét: “Trong khi một số nghiên cứu cho thấy rằng tự do hóa thị trường chứng khoán dẫn đến sự gia tăng chi phí vốn, hiện vẫn không rõ cách mà tự do hóa thị trường chứng khoán ảnh hưởng đến các hoạt động sáng tạo của một quốc gia”.
Đổi mới có vai trò lớn
Công trình nghiên cứu có tên “Stock Market Liberalization and Innovation” (tạm dịch “Tự do hóa thị trường chứng khoán và đổi mới” xác định đổi mới công nghệ là yếu tố chính tạo ra làn sóng phát triển kinh tế, trái ngược với các kênh khác như tăng tính thanh khoản của thị trường chứng khoán, cải thiện luồng thông tin hoặc quản trị doanh nghiệp tốt hơn và áp dụng pháp trị.
Nghiên cứu được thực hiện với sự cộng tác của Giáo sư Fariborz Moshirian của Đại học New South Wales (Australia) và Giáo sư Xuan Tian của Đại học Thanh Hoa.
Tập trung vào các công ty đại chúng đến từ 20 nền kinh tế phát triển và mới nổi có kinh nghiệm tự do hóa thị trường chứng khoán từ năm 1981 đến năm 2008, nghiên cứu đã tìm thấy mối liên hệ với sản lượng đổi mới tăng lên. Tính bình quân, sau khi một quốc gia tự do hóa thị trường chứng khoán, số lượng bằng sáng chế và số lượng trích dẫn của các công ty đã tăng lần lượt là 13% và 16%.
Một khi một quốc gia mở cửa thị trường vốn, các ngành, lĩnh vực đổi mới hơn về bản chất dường như cũng thấy sản lượng đổi mới của nó tăng lên một mức độ cao hơn, với các ngành, lĩnh vực sáng tạo nhất có số lượng bằng sáng chế và trích dẫn lần lượt tăng 24% và 25% cho các ngành, lĩnh vực được coi là ít đổi mới nhất.
Giáo sư Wenrui Zhang cho biết: “Những phát hiện (cùng với những nghiên cứu trước đây) cho thấy, tự do hóa thị trường chứng khoán có lợi cho nền kinh tế trong cả ngắn hạn lẫn dài hạn. Điều quan trọng hơn là, về lâu dài, việc tăng cường sản lượng đổi mới là kết quả của tự do hóa có khả năng là động lực tăng trưởng năng suất và tăng trưởng kinh tế”.
Ba kênh thúc đẩy tăng trưởng
Một phân tích dữ liệu cũng đem lại sự tin cậy nhiều hơn vào lý thuyết rằng, tự do hóa thị trường chứng khoán khuyến khích sự đổi mới thông qua việc tiếp cận tốt hơn với nguồn tài chính. Các nhà nghiên cứu cho rằng, bằng cách cho phép các nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần của các công ty trong nước, thì việc tự do hóa thị trường chứng khoán khuyến khích sự đổi mới bằng cách cho các công ty này tiếp cận tốt hơn với nguồn vốn.
Việc mở cửa thị trường cũng cho phép rủi ro từ các hoạt động đổi mới được chia sẻ giữa nhóm nhà đầu tư lớn hơn và bởi vì các nhà đầu tư nước ngoài có xu hướng tạo ra sự quản trị doanh nghiệp tốt hơn trong các thị trường mới tự do hóa thông qua việc nhấn mạnh vào các tiêu chuẩn cao hơn và giám sát việc tuân thủ pháp luật tốt hơn.
Giáo sư Wenrui Zhang cho biết: “Đến một mức độ nào đó, việc tự do hóa thị trường vốn trong nước thu hút nhiều nhà đầu tư nước ngoài, những người giám sát tốt hơn và nâng cao công tác quản trị doanh nghiệp trong nước, thì việc tự do hóa thị trường chứng khoán có thể hạn chế các hành vi mang tính cơ hội của các nhà quản lý trong đầu tư đổi mới và thúc đẩy đầu ra đổi mới của các doanh nghiệp trong nước”.
Hơn nữa, các lợi ích được mở rộng cho cả các công ty hiện hữu cũng như các công ty mới niêm yết. Cụ thể, việc tự do hóa thị trường chứng khoán biến các công ty không được biết đến là đổi mới thành công ty đổi mới và thu hút các công ty sáng tạo trở thành công ty đại chúng. Tuy nhiên, hiệu quả đối với các công ty tư nhân ít rõ rệt hơn so với các công ty đại chúng. Kết quả cũng cho thấy các công ty ở các quốc gia, nơi thị trường chứng khoán mở cửa cho sự tham gia của nước ngoài sẽ cởi mở hơn đối với việc áp dụng công nghệ nước ngoài, điều đặc biệt quan trọng đối với các thị trường mới nổi trong việc thúc đẩy đổi mới.
Mọi người cũng nhận thấy rằng, việc mở cửa thị trường chứng khoán của một quốc gia dẫn đến các công ty hiệu quả hơn trong hoạt động phân bổ vốn cả trong và ngoài ngành, khi nói đến đầu tư vào đổi mới.
Cuối cùng, các nhà nghiên cứu thận trọng trong khi nghiên cứu của họ dường như liên kết tự do hóa thị trường chứng khoán với nhiều đổi mới hơn, có thể có các yếu tố khác liên quan, chẳng hạn như khả năng một số công ty chờ đợi cho đến khi thị trường chứng khoán mở cửa, trước khi cấp bằng sáng chế những đổi mới quan trọng hơn.
Giáo sư Wenrui Zhang cho biết thêm: “Điều quan trọng là, ba kênh được chúng tôi ghi nhận – đó là khả năng tiếp cận tài chính tốt hơn, chia sẻ rủi ro và quản trị doanh nghiệp tốt hơn – không nhất thiết phải loại trừ lẫn nhau và có thể cùng đóng góp vào hiệu quả tích cực của việc tự do hóa thị trường chứng khoán”.
Tài liệu tham khảo:
Moshirian Fariborz, Tian Xuan và Zhang Bohui và Zhang Wenrui, Việc tự do hóa và đổi mới thị trường chứng khoán (ngày 2 tháng 12 năm 2019). Tạp chí kinh tế tài chính (Journal of Financial Economics – JFE), sắp xuất bản. Có sẵn tại SSRN: https://ssrn.com/abab=2403364 hoặc http://dx.doi.org/10.2139/ssrn.2403364
Bài viết này lần đầu tiên được xuất bản trên trang web Kiến thức kinh doanh Trung Quốc (CBK) của Trường Kinh doanh thuộc CUHK: https://bit.ly/2QFbfQd.
Thông tin về Trường Kinh doanh thuộc CUHK
Trường Kinh doanh thuộc CUHK bao gồm 2 trường – Kế toán và Quản lý khách sạn và Du lịch – và 4 khoa – Khoa học phục vụ việc ra quyết định và Kinh tế quản lý, Tài chính, Quản lý và Marketing. Được thành lập tại Hồng Kông vào năm 1963, đây là trường kinh doanh đầu tiên cung cấp các chương trình Cử nhân về quản trị kinh doanh (BBA), thạc sĩ về quản trị kinh doanh (MBA) và MBA cao cấp (EMBA) trong khu vực. Hiện tại, Trường cung cấp 8 chương trình đại học và 20 chương trình sau đại học, bao gồm MBA, EMBA, Master, MSc, MPhil và Tiến sỹ (Ph.D).
Trong Bảng xếp hạng MBA toàn cầu của Financial Times 2019, MBA của CUHK được xếp hạng thứ 57. Trong bảng xếp hạng EMBA 2019 của FT, EMBA của CUHK được xếp hạng 24 trên thế giới. Trường Kinh doanh thuộc CUHK có số lượng cựu sinh viên kinh doanh lớn nhất (hơn 36.000 người) trong số các trường đại học / trường kinh doanh tại Hồng Kông. Nhiều người trong số họ hiện là lãnh đạo doanh nghiệp chủ chốt. Trường hiện có khoảng 4.400 sinh viên đại học và sau đại học. Giáo sư Lin Zhou là Hiệu trưởng của Trường Kinh doanh thuộc CUHK.
Để biết thêm thông tin, hãy truy cập www.bschool.cuhk.edu.hk hoặc kết nối với Trường Kinh doanh thuộc CUHK trên các mạng xã hội
Facebook: www.facebook.com/cuhkbschool
Instagram: www.instagram.com/cuhkbusinessschool
LinkedIn: www.linkedin.com/school/3923680
WeChat: CUHKBusinessSchool
Recent Comments