TP. HỒ CHÍ MINH, VIỆT NAM – Media OutReach – Ngày 22 tháng 12 năm 2020 – Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh là một trong những đại học hàng đầu của Việt Nam đang cung cấp nhiều chương trình đào tạo quốc tế chất lượng cao cho sinh viên Việt Nam và sinh viên nước ngoài.
Người nước ngoài muốn đăng ký vào các trường đại học thành viên của Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh phải tốt nghiệp trung học phổ thông hoặc học xong năm thứ hai, thứ ba của một trường đại học. Bên cạnh đó, họ còn phải đáp ứng các tiêu chí của Chính phủ Việt Nam về kiến thức, trình độ ngoại ngữ.
Để thuận tiện cho quá trình tuyển sinh, các trường đại học thành viên của Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh đã áp dụng nhiều tiêu chí về trình độ để tuyển sinh nước ngoài vào các chương trình liên kết đào tạo quốc tế của trường. Đó có thể là kết quả trung học, điểm thi Scholastic Aptitude Test – SAT (là bài kiểm tra đánh giá nhằm sát hạch học sinh, sinh viên trong các kỳ thi tuyển sinh vào hệ Cao đẳng, Đại học tại Mỹ) hoặc điểm thi American College Testing – ACT (là kỳ thi chuẩn hóa được sử dụng đánh giá năng lực học tập của học sinh trung học và là một trong những điều kiện tiên quyết khi xét tuyển vào các trường đại học và cao đẳng tại Mỹ).
Các chương trình quốc tế tại các trường đại học thành viên của Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh đáp ứng nhu cầu đa dạng của sinh viên. Các trường đại học lấy chất lượng đào tạo ở mức giá trị tốt là ưu tiên hàng đầu và các chương trình của họ cũng giống như ở nước ngoài hoặc được điều chỉnh bởi các trường đại học và đối tác của họ.
Sự hợp tác với các đối tác của họ cũng có nhiều hình thức khác nhau, cho phép sinh viên học tập tại Việt Nam trong một, hai, ba hoặc bốn năm.
Học phí trung bình cho người nước ngoài tại các trường đại học thành viên của Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh dao động từ 80 triệu đến 90 triệu đồng (3.467-3.900 USD) mỗi năm, trong khi chi phí sinh hoạt tại TP. Hồ Chí Minh vào khoảng 10 triệu đồng (433 USD) một tháng.
Sinh viên có khả năng được hưởng lợi từ việc học tập trong một môi trường đa văn hóa và nâng cao khả năng cạnh tranh của họ, dẫn đến cơ hội tìm được việc làm lớn hơn. Ngoài ra, họ có quyền sử dụng một cách đầy đủ cơ sở vật chất hiện đại của Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh.
Các chương trình liên kết đào tạo quốc tế cung cấp nhiều chuyên ngành khác nhau, bao gồm: thương mại, quản lý, luật, khoa học đời sống, khoa học tự nhiên, công nghệ thông tin, nhân văn, khoa học xã hội và báo chí. Các chương trình này đi kèm với việc đảm bảo chất lượng và kiểm định.
Năm 2019, Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh có 45 chương trình quốc tế cấp bằng cử nhân, trong đó có hai chương trình cấp hai bằng. Năm nay có 329 sinh viên nước ngoài đang theo học tại các trường đại học thành viên của Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh. Các sinh viên này đến từ Lào, Campuchia, Thái Lan, Myanmar, Philippines, Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản, Pháp, Canada, Mỹ và nhiều nước khác.
Các trường đại học đặt mục tiêu không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo và tăng cường hợp tác với nhiều quốc gia để thu hút nhiều sinh viên nước ngoài hơn. Trong bối cảnh hội nhập toàn cầu hiện nay, thì việc gia tăng số lượng các chương trình đào tạo liên kết quốc tế là một trong những mục tiêu của Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh và các đại học thành viên. Cải cách giáo dục và quốc tế hóa đang trở thành ưu tiên ở nhiều nước Đông Nam Á.
Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh ý thức rõ rằng, phải đáp ứng nhu cầu cung ứng nguồn nhân lực chất lượng cao, đẩy mạnh hợp tác quốc tế và nâng cao năng lực sống và làm việc trong môi trường đa văn hóa của một công dân toàn cầu. Các chương trình liên kết đào tạo đã giúp nâng cao uy tín và chất lượng giảng dạy và nghiên cứu của các trường đại học Việt Nam.
Việc thu hút sinh viên nước ngoài là một tiêu chí quan trọng để các cơ sở giáo dục đại học nâng cao thứ hạng của họ. Đây cũng là chìa khóa để củng cố vị thế và thương hiệu của các trường đại học trên toàn quốc và toàn cầu.
Thông tin về Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh
Được Chính phủ Việt Nam thành lập năm 1995, Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh là một trong hai trường đại học quốc gia của cả nước đào tạo sinh viên đại học và sau đại học, thực hiện nghiên cứu, chuyển giao công nghệ và dẫn dắt hệ thống giáo dục đại học.
Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh có 36 cơ sở đào tạo, nghiên cứu và chuyển giao công nghệ, trong đó có 7 trường thành viên: Trường Đại học Công nghệ, Trường Đại học Khoa học tự nhiên, Trường Đại học Quốc tế, Trường Đại học Công nghệ thông tin, Trường Đại học Kinh tế – Luật, Trường Đại học An Giang và Viện Môi trường và Tài nguyên.
Mục tiêu của trường là trở thành một trong 100 trường đại học hàng đầu châu Á vào năm 2030.
Năm 2019, Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh được xếp hạng trong nhóm 701-750 do QS World University Rankings đánh giá trên 1.000 trường đại học hàng đầu tại 82 quốc gia trên thế giới.
Recent Comments