BERLIN, CỘNG HÒA LIÊN BANG ĐỨC – Newsaktuell – Lần thứ hai trong tuần qua, Tập đoàn Evergrande, nhà phát triển bất động sản lớn thứ hai của Trung Quốc rõ ràng đã vỡ nợ về mặt kỹ thuật đối với các khoản thanh toán lãi suất cho các nhà đầu tư quốc tế. Điều này càng cho thấy rõ nguy cơ bị phá sản của chủ đầu tư bất động sản lớn này. Evergrande đã tích lũy một núi nợ, với tổng trị giá 305 tỷ USD. Chỉ trong 8 tuần từ nay đến cuối năm 2021, Evergrande sẽ phải trả gần 338 triệu USD tiền lãi đến hạn.
Tiến sĩ Marco Metzler, nhà phân tích cấp cao của Deutsche Markt Screening Agentur (DMSA), lo ngại rằng, nếu Evergrande vỡ nợ thì hậu quả không chỉ kéo lĩnh vực bất động sản của Trung Quốc và toàn bộ nền kinh tế nước này đi xuống, mà mọi người có thể sẽ phải chứng kiến những vụ phá sản theo dây chuyền, thậm chí là các ngân hàng quốc tế lớn – như HSBC… có thể cũng bị phá sản.
Vào ngày 29/10 vừa qua, thời gian ân hạn đối với khoản lãi quá hạn 47,5 triệu USD của một trái phiếu nước ngoài do Evergrande phát hành đã kết thúc. Nhưng vẫn chưa có xác nhận chính thức nào về việc Evergrande thanh toán khoản lãi đó vào thời điểm đóng cửa hoạt động kinh doanh tại các ngân hàng Hồng Kông. Chỉ có các báo cáo từ các phương tiện truyền thông chưa được xác nhận về một khoản thanh toán lãi suất được cho là đã được thu xếp vào ngày này. Tuy nhiên, Evergrande vẫn chưa chính thức xác nhận khoản thanh toán này. Một bài báo gần đây trên tờ Financial Times ngày 29/10 bày tỏ nghi ngờ rằng, số tiền này này thực sự đã được trả cho các chủ nợ hay chưa?. “Về cơ bản, đây là trò chơi giống như một tuần trước”, nhà phân tích cao cấp Marco Metzler nhận xét.
Ngay cả đối với khoản thanh toán lãi quá hạn vào ngày 23 tháng 10 vừa qua, với khoảng 83 triệu USD, vẫn chưa có xác nhận chính thức từ nhà đầu tư. Tiến sĩ Marco Metzler giải thích: “Ngay cả những yêu cầu của chúng tôi đối với các nhà đầu tư bị ảnh hưởng kể từ đó cũng không mang lại bất kỳ xác nhận nào về việc nhận được tiền lãi. Như vậy, về mặt kỹ thuật, vụ phá sản rõ ràng đã xảy ra. Trước đó, Evergrande đã không cung cấp thêm thông tin về việc liệu họ vẫn có thể tránh được vỡ nợ hay không. Các nỗ lực huy động thêm vốn cũng hầu như không thành công. Ví dụ như kế hoạch bán phần lớn cổ phần của công ty con quản lý bất động sản”.
Phía sau hậu trường, các cuộc đàm phán diễn ra sôi nổi cho đến phút cuối cùng. Theo Hãng tin Bloomberg, đại diện của Evergrande đã gặp gỡ các nhà đầu tư trái phiếu bị ảnh hưởng tại New York (Mỹ) vào lúc 16 giờ chiều (giờ địa phương) ngày 28 tháng 10 vừa qua. Theo các nguồn tin, trong cuộc đàm phán, các chủ nợ là các nhà đầu tư tổ chức đã yêu cầu thông tin về tình trạng của các dự án bất động sản, tính thanh khoản và định giá tài sản. Cuộc họp kết thúc mà không có kết quả chính thức, nhưng với cam kết trả lãi. Kết quả được tờ New York Times công bố ngày 28/10 và được giới truyền thông đưa tin như thể các khoản thanh toán đã được thực hiện. Tuy nhiên, điều này không đúng cho đến nay.
Evergrande bị vỡ nợ trong 3 đợt thanh toán lãi suất trái phiếu vào tháng 9 và tháng 10, với tổng trị giá gần 280 triệu USD. Tuy nhiên, thời gian gia hạn 30 ngày vẫn còn trong một số trường hợp. Từ ngày 1 tháng 11 đến ngày 28 tháng 12, tổng cộng các khoản thanh toán lãi suất cho trái phiếu nước ngoài lên tới gần 338 triệu USD hiện đã đến hạn.
Tiến sĩ Marco Metzler cho biết: “Rõ ràng là Chính phủ Trung Quốc không quan tâm đến việc cứu trợ các khoản nợ quốc tế của các tập đoàn Trung Quốc. Cơ quan quản lý thị trường tài chính của Trung Quốc đã triệu tập tất cả các nhà phát triển bất động sản nước này đến một cuộc họp trong tuần qua và kêu gọi họ tự trả các khoản nợ quốc tế của mình”.
Một nghiên cứu của Cơ quan xếp hạng tín nhiệm Standard & Poor’s ngày 27 tháng 10 năm 2021 cho thấy, chỉ riêng các nhà phát triển bất động sản của Trung Quốc sẽ mua lại giấy tờ có mệnh giá 40 tỷ USD vào cuối năm nay. Theo một nghiên cứu của Goldman Sachs, tổng số nợ nước ngoài của các nhà phát triển bất động sản Trung Quốc hiện vào khoảng 197 tỷ USD.
Tiến sĩ Marco Metzler cảnh báo: “Với khối lượng nợ lớn như vậy và mức độ tín nhiệm thấp của nhiều nhà phát triển bất động sản Trung Quốc, thì dự kiến việc trả tiền lãi và việc mua lại trái phiếu quốc tế do các nhà phát triển bất động sản Trung Quốc phát hành sẽ gần như không thể. Đặc biệt là vì hầu như không có bất kỳ khả năng nào để thu các khoản nợ ở Trung Quốc”.
Đúng là đã có một thỏa thuận giữa Bắc Kinh và Hồng Kông (Công nhận lẫn nhau và hỗ trợ các thủ tục phá sản) kể từ ngày 14 tháng 5 năm 2021, nhằm mục đích giúp các chủ nợ nước ngoài dễ dàng thực thi các yêu cầu về tài sản của họ ngay cả ở chính Trung Quốc, khi các công ty Hồng Kông – như Evergrande – vấp ngã. Tuy nhiên, những nghi ngờ hiện đang tăng lên về việc liệu khuôn khổ thỏa thuận song phương này có đủ để bảo vệ các yêu cầu đòi hỏi của các chủ nợ nước ngoài trong trường hợp của Evergrande, khi công ty mẹ được thành lập tại Quần đảo Cayman hay không.
“Vụ phá sản Evergrande sẽ cực kỳ phức tạp với công ty mẹ cư trú ở Quần đảo Cayman và tài sản ở Trung Quốc. Cuối cùng, sẽ chẳng còn gì để lại cho các chủ sở hữu trái phiếu do Evergrande phát hành”, Tiến sĩ Marco Metzler nhận định và dự đoán, cơ quan xếp hạng tín nhiệm Fitch đã hạ mức xếp hạng tín nhiệm của Evergrande xuống hạng C vào cuối tháng 9 năm nay, ấn định mức phục hồi RR6 cho trái phiếu đang lưu hành.
Do đó, Fitch giả định rằng, trong trường hợp Evergrande phá sản, chỉ từ 0 đến 10% số vốn mà các nhà đầu tư trái phiếu đầu tư sẽ được trả lại cho họ. Giả sử lợi nhuận trung bình là 5%, các nhà đầu tư quốc tế sẽ phải xóa sổ ngay lập tức khoảng 22,5 tỷ USD trong trường hợp Evergrande vỡ nợ, như Tiến sĩ Marco Metzler đã chứng minh một cách chi tiết trong nghiên cứu của mình có tiêu đề (“The Great Reset – Evergrande and the Final Meltdown of the Global Financial System”) (tạm dịch: “Sự tái lập vĩ đại – Evergrande và sự sụp đổ cuối cùng của Hệ thống tài chính toàn cầu”) ngày 24 tháng 10 năm 2021. (Nghiên cứu này cũng bao gồm danh sách các chủ nợ quốc tế của Evergrande cùng với số tiền gốc chưa thanh toán).
Nhưng có thể không dừng lại ở con số 22,5 tỷ USD. Nhà phân tích cấp cao Marco Metzler của DMSA cho rằng, rất có thể Evergrande có thể kéo toàn bộ lĩnh vực bất động sản của Trung Quốc đi xuống theo nó. Điều này có thể có tác động nghiêm trọng đến các ngân hàng quốc tế lớn như HSBC…Theo số liệu cho quý 3 năm 2021, chỉ riêng HSBC – ngân hàng lớn nhất Hồng Kông đã mở rộng các khoản vay với tổng trị giá 19,6 tỷ USD cho các tập đoàn bất động sản Trung Quốc. Giả sử tỷ lệ thu hồi là 5% trong trường hợp làn sóng phá sản toàn ngành do Evergrande gây ra, thì riêng HSBC sẽ phải xóa sổ khoảng 18 tỷ USD.
Nếu mọi người cũng xem xét khả năng hạn chế của các ngân hàng quốc tế trong việc tiếp cận tài sản ở Trung Quốc (xem ở trên), thì HSBC còn nhiều điều bị đe dọa: sự vỡ nợ của toàn bộ danh mục các khoản cho vay đối với doanh nghiệp Trung Quốc. Và sau tất cả, trị giá khoảng 196 tỷ USD. Tiến sĩ Marco Metzler nhận xét: “Theo quan điểm của tôi, việc cho các công ty Trung Quốc vay nhiều như vậy, mà không có khả năng tiếp cận tài sản thế chấp tại chính Trung Quốc thì trong trường hợp phá sản, là rất vô trách nhiệm”.
Với mức thu hồi 5%, thì HSBC sẽ phải xóa sổ khoảng 186 tỷ USD trong trường hợp này. Điều đó sẽ tương ứng với gần như toàn bộ vốn tự có của ngân hàng. Và có thể sẽ dẫn đến phá sản ngay lập tức. Điều này sẽ khiến HSBC trở thành nạn nhân của virus tài chính Trung Quốc, sau đó sẽ lây lan nhanh chóng trên khắp các thị trường tài chính quốc tế khác.
Có thể tìm thêm thông tin và báo cáo nghiên cứu tại www.dmsa-agentur.de
Thông tin về Deutsche Markt Screening Agentur (DMSA) GmbH:
Deutsche Markt Screening Agentur (DMSA) GmbH là đơn vị cung cấp dịch vụ dữ liệu độc lập thu thập và đánh giá thông tin liên quan đến thị trường về các công ty, sản phẩm và dịch vụ. DMSA tự coi mình là đơn vị ủng hộ người tiêu dùng, khách hàng cá nhân và các nhà đầu tư thông minh. Yêu cầu: luôn luôn nhìn các công ty và nhà cung cấp, sản phẩm và dịch vụ bằng con mắt của khách hàng. Khách hàng là trọng tâm trong công việc của DMSA. Đối với họ, thông tin quan trọng và liên quan đến quyết định được gói lại và trình bày dưới dạng sàng lọc thị trường. Mục đích là tạo ra sự minh bạch hơn cho người tiêu dùng, khi lựa chọn sản phẩm, đầu tư và dịch vụ.
#DMSA
Recent Comments