SINGAPORE – Truyền thông OutReach – Ngày 14 tháng 2 năm 2019 – DHL đã công bốphiên bản lần  thứ năm của Chỉ số kết nối toàn cầu DHL (Global Connectedness Index  GCI) – một phân tích chi tiết vềtoàn cầu hóa  được đo lường bằng các luồng thương mại quốc tế, vốn, thông tin và con người.

Phiên bản mới nhất này đã ghi nhận việc 4 quốc gia Đông Nam Á gồm Campuchia, Malaysia, Singapore và Việt Nam đã vượt qua mức kỳ vọng bằng sự chênh lệch lớn nhất, phản ánh mạng lưới chuỗi cung ứng được cải thiện trong khu vực và các sáng kiến chính sách của ASEAN thúc đẩy hội nhập kinh tế. Singapore cũng vẫn là quốc gia kết nối nhiều thứ hai trên thế giới (chỉ sau Hà Lan), là quốc gia châu Á – Thái Bình Dương duy nhất có mặt trong bảng xếp hạng Top 10. Myanmar đã có sự cải thiện lớn nhất, nhảy qua 23 bậc, vươn lên vị trí thứ 133. Hồng Kông vẫn giữ vị trí thứ hai sau Singapore vềchiều sâu của Chỉ sốchuyên đo lường tỷ lệ vốn vật chất, trí tuệ và nhân lực tổng thể vượt qua biên giới quốc gia; trong khi Nhật Bản và Hàn Quốc tiếp tục xếp hạng trong top 5 vềchiều rộng toàn cầu trên cùng 1 luồng.

Ông Ken Lee, Giám đốc điều hành của DHL Express châu Á – Thái Bình Dương cho biết: “Trong khi kết quả của Singapore, Hồng Kông và các cường quốc Bắc Á là Nhật Bản và Hàn Quốc mang đến một sốbất ngờ, thì Chỉ sốGCI nhấn mạnh đến việc Đông Nam Á đang hội nhâp nhanh vào nền kinh tếtoàn cầu như thế nào. Sự thành lập Cộng đồng kinh tế ASEAN vào cuối năm 2015 dường như đã mang lại những cải thiện đáng kể cho dòng chảy thương mại, đặc biệt là giảm thuế quan thương mại và tiếp cận tốt hơn với các cảng và trung tâm hậu cần (theo https://www.oecd.org/dev/SAEO2018_Preliminary_version.pdf). Sự vượt trội của các thị trường mới nổi như Campuchia và Việt Nam, cùng với sự kỳ vọng của Malaysia trước sự bất ổn kinh tếđịa phương cho thấy ASEAN sẽ tiếp tục phát triển ngay cả trong bối cảnh biến động toàn cầu rộng lớn hơn”.

Ông Ken Lee cho biết thêm: “Trong khi các nhà lãnh đạo doanh nghiệp vẫn phải đối mặt với những trở ngại lớn hơn vềchiều rộng và chiều sâu của việc kết nối thương mại, một sốthách thức như cơ sở hạ tầng, công nghệ và đào tạo kỹ năng đã được chính phủ và ngành công nghiệp cùng nhau phối hợp giải quyết”.

Chỉ sốGCI năm 2018 đo lường tình trạng toàn cầu hóa hiện tại, cũng như thứ hạng cá nhân của từng quốc gia, dựa trên độ sâu (cường độ của dòng chảy quốc tế) và chiều rộng (phân phối của dòng chảy địa lý) của các kết nối quốc tế. Năm quốc gia kết nối toàn cầu hàng đầu thếgiới năm 2017 là Hà Lan, Singapore, Thụy Sĩ, Bỉ và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE). Bất chấp những tiến bộ nhanh chóng của khu vực Đông Nam Á trong kết nối thương mại, khu vực châu Á  -Thái Bình Dương vẫn còn ít kết nối với phần còn lại của thếgiới so với các khu vực khác.

Báo cáo mới của GCI thể hiện sự đánh giá toàn diện đầu tiên vềsự phát triển toàn cầu hóa trên 169 quốc gia và vùng lãnh thổ, kể từ cuộc trưng cầu dân ý vềBrexit ở Anh và cuộc bầu cử tổng thống năm 2016 tại Mỹ. Mặc dù căng thẳng chống toàn cầu hóa đang gia tăng ở nhiều quốc gia, tính kết nối đã đạt mức cao nhất mọi thời đại trong năm 2017, khi dòng chảy thương mại, vốn, thông tin và con người qua biên giới quốc gia lần đầu tiên tăng mạnh kể từ năm 2007. Sự tăng trưởng kinh tếmạnh thúc đẩy dòng chảy quốc tế, trong khi những thay đổi chính sách quan trọng như tăng thuếquan của Mỹ vẫn chưa được thực hiện.

Chủ đềnghiên cứu chính của bản báo cáo do các đồng tác giả của GCI Steven A. Altman và Pankaj Ghemawat thực hiện cho rằng ở cấp độ toàn cầu, thếgiới vẫn ít kết nối hơn so với những gì người ta nghĩ, ngay cả sau những lợi ích gần đây của toàn cầu hóa. Ví dụ, chỉ có khoảng 20% sản lượng kinh tếtrên toàn thế giới được xuất khẩu, khoảng 7% sốphút gọi điện thoại (bao gồm cả các cuộc gọi qua Internet) là cuộc gọi quốc tếvà chỉ có 3% người sống bên ngoài các quốc gia nơi họ sinh ra. Báo cáo cũng tiết lộ niềm tin vềthu hẹp khoảng cách cũng chưa khả quan. Hầu hết các quốc gia có nhiều kết nối với các nước láng giềng hơn là các quốc gia xa xôi khác.

Các nền kinh tếmới nổi vẫn ít kết nối hơn các nền kinh tếphát triển

 GCI tiếp tục tiết lộ sự khác biệt lớn giữa các cấp độ toàn cầu hóa ở các nền kinh tếphát triển và các nền kinh tếmới nổi. Các nền kinh tếmới nổi giao dịch gần như mạnh mẽ như các nền kinh tếphát triển, nhưng các nền kinh tếphát triển được tích hợp sâu gấp hơn ba lần vào dòng vốn quốc tế, năm lần cho dòng người và gần chín lần đối với dòng thông tin. Ngoài ra, trong khi các nhà lãnh đạo từ các thị trường mới nổi lớn đã trở thành những người ủng hộ chủ trương toàn cầu hóa trên trường thếgiới, thì tiến bộ của các nền kinh tếmới nổi trong việc bắt kịp vềkết nối toàn cầu vẫn ở mức độ khá trì trệ.

Được biết, Chỉ sốkết nối toàn cầu DHL 2018 tập hợp hơn 3 triệu điểm dữ liệu từ các luồng quốc tếbao gồm thương mại, vốn, thông tin và con người. Nó ghi nhận và phân tích các mức độ toàn cầu hóa, cả ở cấp độ toàn cầu và 169 quốc gia và vùng lãnh thổ cùng chiếm 99% GDP của thế giới và 97% dân sốtoàn cầu

Báo cáo và thông tin cơ bản bổ sung có thể được tải xuống tại Logistics.dhl/gci.

Thông tin vềDHL 

DHL là thương hiệu lớn toàn cầu trong lĩnh vực logistics. DHL có danh mục dịch vụ khổng lồtừ chuyển phát nhanh bưu phẩm, bưu kiện trong nước và quốc tế; chuyển giao hàng theo kênh thương mại điện tử, vận chuyển hàng nhanh bằng đường bộ, đường biển, đường hàng không cho đến việc quản lý chuỗi cung ứng công nghiệp. Không chỉ có vậy, với việc cung cấp các giải pháp chuyên sâu, chuyên ngành cho các thị trường phát triển, các ngành công nghiệp, bao gồm công nghệ, y tế, sinh học, năng lượng, ô tô và bán lẻ cộng với truyền thống là doanh nghiệp đi đầu trong việc thực thi trách nhiệm đóng góp cho cộng đồng và có mặt tại rất nhiều thị trường đang phát triển, DHL được đánh giá là doanh nghiệp logistics dành cho cả thếgiới. Với hơn 360.000 nhân viên đang làm việc tại hơn 220 quốc gia và vùng lãnh thổ, DHL kết nối mọi người dân và doanh nghiệp một cách rất an toàn và đáng tin cậy.

DHL là một đơn vị thành viên của Deutsche Post DHL Group (với doanh thu năm 2017 đạt hơn 60 tỷ euro).