TOKYO, NHẬT BẢN – Media OutReach – Hệ thống chăm sóc sức khỏe của Nhật Bản đã giữ cho người dân nước này khỏe mạnh đáng kể với những thay đổi tương đối nhỏ trong gần 60 năm qua. Hệ thống cung cấp dịch vụ chăm sóc toàn dân, phạm vi bảo hiểm rộng rãi và các phương pháp điều trị sáng tạo nhất với chi phí phù hợp cho tất cả mọi người. Tuy nhiên, phạm vi bao phủ trong hệ thống y tế của Nhật Bản che khuất mức độ mà các nhà hoạch định chính sách đã đưa ra những lựa chọn cần thiết nhưng khó khăn. Đặc biệt, việc thiếu quy định về nhu cầu đối với các dịch vụ y tế, áp lực của dân số già và hệ thống kém phát triển để xác định chi phí – lợi ích cho đầu tư y tế có thể làm tê liệt hệ thống chăm sóc sức khỏe của Nhật Bản, khi chi phí cung cấp dịch vụ y tế tăng lên. Hậu quả kinh tế của việc này chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến hệ thống y tế.
Hệ thống y tế bền vững không chỉ có nguồn lực thích hợp để hoạt động hiệu quả, mà còn có khả năng theo kịp sự phát triển và vượt qua các rào cản. Các hệ thống y tế phải có khả năng giải quyết các thách thức và thể hiện ý chí chính trị cần thiết để khám phá và thực hiện các thiết kế đổi mới cho các dịch vụ y tế. Đối với Nhật Bản, nhân khẩu học dân số đang phát triển và áp lực tài chính là hai trong số những rào cản lớn nhất đối với sự bền vững.
Báo cáo có tiêu đề Health system sustainability in Japan (tạm dịch: Tính bền vững của hệ thống y tế ở Nhật Bản là một công trình nghiên cứu của The Economist Intelligence Unit – EIU (Đơn vị Tình báo kinh tế), được tài trợ bởi Tập đoàn Dược phẩm Pfizer. Nghiên cứu xem xét những thách thức và cơ hội mà hệ thống chăm sóc sức khỏe của Nhật Bản đang phải đối mặt và tính bền vững của hệ thống hiện tại so với hệ thống của các nước công nghiệp phát triển khác. Nghiên cứu sử dụng thẻ điểm để so sánh hiệu quả hoạt động của Nhật Bản với 5 quốc gia khác trên một số lĩnh vực, bao gồm phòng chống dịch bệnh, mô hình y tế tích hợp, lực lượng y tế và chăm sóc dài hạn.
Nghiên cứu chỉ ra những dấu hiệu cho thấy những sửa chữa quan trọng đối với hệ thống chăm sóc sức khỏe của Nhật Bản có thể là cần thiết để hệ thống y tế của Nhật Bản duy trì sự ổn định lâu dài. Mặc dù Nhật Bản so sánh tốt ở nhiều khía cạnh với hệ thống y tế phân tán và đắt tiền hơn ở Mỹ, nhưng lại kém Anh, Pháp hoặc Hàn Quốc, ở ba trong số năm lĩnh vực chấm điểm chính. Nhật Bản nhận được điểm số cao nhất trong các lĩnh vực, bao gồm phòng chống dịch bệnh và sức khỏe, cơ sở hạ tầng, trách nhiệm giải trình và phương châm lấy bệnh nhân làm trung tâm. Ở chiều ngược lại, Nhật Bản có điểm số thấp nhất trong quan điểm chiến lược dài hạn và cung cấp các mô hình chăm sóc tích hợp.
Các vấn đề chính mà hệ thống y tế Nhật Bản phải vượt qua để duy trì sự ổn định lâu dài bao gồm việc thay đổi các biện pháp khuyến khích sử dụng dịch vụ chăm sóc sức khỏe khi giá hiện đang được giữ ở mức thấp, nhưng không có giới hạn về nhu cầu; đại tu các đánh giá định kỳ 6 tháng một lần tốn nhiều thời gian; và sử dụng tốt hơn thuốc generic và thuốc tương tự sinh học tiết kiệm chi phí.
Ông Jesse Quigley Jones, biên tập viên của báo cáo, cho biết: “Hệ thống y tế của Nhật Bản được khen ngợi hết lời vì chất lượng cao và phạm vi bao phủ rộng rãi, tuy nhiên tính bền vững lâu dài của nó ngày càng bị nghi ngờ. Đại dịch COVID-19 đã làm bộc lộ những lỗ hổng của hệ thống với các chuyên gia cảnh báo về sự sụp đổ của hệ thống y tế khẩn cấp và những tác động tiềm tàng đối với hệ thống y tế rộng lớn hơn và thậm chí cả nền kinh tế tổng thể. Nghiên cứu của chúng tôi đã nêu bật một số bước tích cực hướng tới cải cách và tầm nhìn dài hạn mới nổi, nhưng cần có cam kết chính trị mạnh hơn nữa để đưa ra các quyết định dựa trên bằng chứng và đảm bảo hệ thống y tế của Nhật Bản được bền vững cho các thế hệ sau”.
Thông tin về Nghiên cứu
Báo cáo Health system sustainability in Japan (tạm dịch: Tính bền vững của hệ thống y tế ở Nhật Bản là một công trình nghiên cứu của Đơn vị Tình báo kinh tế (EIU), được tài trợ bởi Tập đoàn Dược phẩm Pfizer. Nghiên cứu xem xét những thách thức và cơ hội mà hệ thống chăm sóc sức khỏe của Nhật Bản đang phải đối mặt và tính bền vững của hệ thống hiện tại so với hệ thống của các nước công nghiệp phát triển khác. Nghiên cứu sử dụng thẻ điểm để so sánh hiệu quả hoạt động của Nhật Bản với các quốc gia phát triển khác gồm Anh, Pháp, Mỹ… trên một số lĩnh vực, bao gồm tài chính, phân tích chi phí-lợi ích, các vấn đề về lực lượng lao động, nghiên cứu y tế và chăm sóc dài hạn.
Thông tin về The Economist Intelligence Unit – EIU (Đơn vị Tình báo kinh tế)
Đơn vị Tình báo kinh tế (EIU) là đơn vị hàng đầu thế giới chuyên cung cấp thông tin tình báo về kinh doanh. Đây là đơn vị thành viên của The Economist Group, công ty xuất bản tờ tạp chí danh tiếng The Economist. EIU giúp các giám đốc điều hành đưa ra quyết định tốt hơn bằng cách cung cấp các phân tích kịp thời, đáng tin cậy và khách quan về các xu hướng thị trường và các chiến lược kinh doanh trên toàn thế giới.
Để biết thêm thông tin, hãy truy cập www.eiu.com or www.twitter.com/theeiu
Thông tin về Pfizer
Pfizer áp dụng khoa học và các nguồn lực toàn cầu của mình để mang lại các liệu pháp cho mọi người nhằm kéo dài và cải thiện đáng kể cuộc sống của họ. Pfizer cố gắng thiết lập tiêu chuẩn về chất lượng, an toàn và giá trị trong việc khám phá, phát triển và sản xuất các sản phẩm chăm sóc sức khỏe, bao gồm cả thuốc mới, sáng tạo và vắc xin. Mỗi ngày, đội ngũ nhân viên của Pfizer làm việc trên khắp các thị trường phát triển và mới nổi để nâng cao sức khỏe, phòng ngừa, có phương pháp điều trị và chữa khỏi những căn bệnh đáng sợ nhất trong thời đại của chúng ta.
Trong hơn 170 năm qua, Pfizer đã làm việc để tạo ra sự khác biệt cho tất cả mọi người. Pfizer thường xuyên đăng thông tin có thể quan trọng đối với các nhà đầu tư trên trang web www.pfizer.com. Ngoài ra, để tìm hiểu thêm, hãy truy cập trên www.pfizer.com (toàn cầu) và www.pfizer.co.jp (Nhật Bản).
Recent Comments