BERLIN, CHLB ĐỨC/ BANGKOK, THÁI LAN – EQS – Các nhân viên cũ của Công ty PWK chuyên sản xuất đồ trang sức Thái Lan – với sự hỗ trợ của Cảnh sát Thái Lan – đã tràn vào tòa nhà nhà máy ở tỉnh Chanthaburi. Công ty PWK đã bị đóng cửa do thiếu thanh khoản, đứng trước nguy cơ vỡ nợ, tài sản của công ty đã được xác định và bảo đảm dựa trên lệnh của Tòa án Lao động Thái Lan ban hành ngày 12 tháng 6 năm 2019. PWK là công ty con của elumeo SE, một doanh nghiệp bán lẻ trang sức đã gây ra nhiều vụ bê bối tiêu cực gần đây. Các công nhân tỏ ra rất giận dữ (bởi họ đã không được trả tiền trợ cấp thôi việc theo đúng như quy định về mặt pháp luật) đã nhận được Văn bản thi hành án từ Tòa án Thái Lan. Theo đó, họ có quyền vào cơ sở của công ty và có quyền “tịch thu và cô lập tài sản” dưới dạng bồi thường cho khoản tiền lương và tiền trợ cấp chưa được trả. Vài ngày trước đó, một số trong số hơn 600 nhân viên Thái Lan đã tập hợp trước tòa nhà Đại sứ quán Đức ở Bangkok và trước trụ sở của Công ty PWK ở Chanthaburi để phản đối việc quản lý Ban lãnh đạo Công ty đối xử bạc đãi với một cựu công nhân, cô Pranee Ngampanya, 39 tuổi, mẹ của một đứa trẻ nhỏ. Nữ công nhân này đã bị Ban lãnh đạo Công ty sa thải và không được trả lương, Cô Pranee Ngampanya đã qua đời vào ngày 15 tháng 8 năm 2019, do không có khả năng chi trả cho việc chăm sóc y tế và không được hưởng mọi quyền lợi từ chương trình bảo hiểm xã hội.

Đối với Ban quản lý elumeo SE dưới quyền lãnh đạo của Chủ tịch Hội đồng quản trị Wolfgang Boyé, đây là một tin xấu. Như đã được đưa tin nhiều lần trên các phương tiện truyền thông, nhà bán lẻ trang sức elumoe SE, chuyên bán đồ trang sức qua truyền hình và mạng Internet tại địa chỉ “Juwelo”, đã thành lập một nhà máy trang sức ở Thái Lan. Công suất thiết kế ban đầu của nhà máy là 2 triệu món đồ trang sức mỗi năm. Tuy nhiên, việc bán đồ trang sức qua TV và Internet không diễn ra như mong đợi.

Việc quản lý dưới thời Wolfgang Boyé (với Scholz & Các người bạn phụ trách quảng cáo) yếu kém đã đưa Công ty “elumeo SE” với công ty con bán hàng “Juwelo GmbH” vào một cuộc khủng hoảng.

Dưới thời Wolfgang Boyé, doanh thu của Công ty sụt giảm thảm hại và cổ phiếu rơi vào phân khúc penny-stock, với giá trị rất thấp. Để xử lý hậu quả, thay vì sa thải người lao động ở Thái Lan một cách hợp lý và trả cho họ khoản trợ cấp thôi việc theo luật định, thì Wolfgang Boyé đã đổ hết mọi trách nhiệm lên đầu Ban giám đốc địa phương của Công ty PWK, yêu cầu họ giải quyết tất cả các khoản nợ của PWK đối với tài sản của Công ty elumeo SE.

Mặc dù tình hình kinh doanh trên thị trường chưa được cải thiện, song Wolfgang Boyé và nhóm của ông vẫn tiếp tục đặt hàng trang sức từ PWK ở Thái Lan. Lượng hàng trang sức trị giá hơn 30 triệu EUR đã được vận chuyển từ Thái Lan đến Đức. Nhưng chỉ một phần nhỏ trong số này được trả tiền. Hậu quả là, Công ty PWK không còn tiền để trả lương cho công nhân và chủ nợ. Để tìm cách xử lý, lãnh đạo của elumeo SE khuyến khích PWK trả cho các chủ nợ, tiền lương và hóa đơn tiền điện bằng cách bán hoặc bù đắp tài sản của công ty, tuy nhiên, trong một email từ Silverline (công ty được elumeo SE sử dụng để nắm giữ cổ phần của PWK), thì Giám đốc điều hành của PWK lại bị chỉ đạo là cấm không được “bán, chuyển nhượng hoặc xử lý bất kỳ tài sản nào của Công ty elumeo SE với giá thấp hơn giá trị thị trường”, khiến vị Giám đốc này không thể giải quyết bất kỳ khoản nợ nào.

Ngoài các chính trị gia, cơ quan cảnh sát và các công tố viên công cộng ở Thái Lan và Đức đang điều tra ông Wolfgang Boyé và các cộng sự của ông này về hành vi lừa đảo. Công ty elumeo SE cũng phải tự bảo vệ mình trước một vụ kiện có giá trị hàng triệu EUR. Các nhà cung cấp đá quý của Công ty PWK (công ty con của elumeo SE) đã kiện công ty vì họ không được trả tiền, trong số đó có nhà cung cấp kim cương lớn Flawless cùng các chủ nợ khác như Bright Future và G4S.

Các nhà quản lý tài sản của FPM (Frankfurt Performance Management), đơn vị đã ngăn cản việc bổ nhiệm một kiểm toán viên đặc biệt, bằng cách bỏ phiếu chống lại điều này, đã chứng tỏ là một đối tượng quan trọng ủng hộ Wolfgang Boyé (nhà quản lý chính gây ra vụ bê bối này) tại đại hội cổ đông thường niên vừa qua. Theo chức trách, kiểm toán viên được yêu cầu điều tra lý do tại sao Công ty dưới sự quản lý của Wolfgang Boyé lại tụt dốc thảm hại như vậy. Kiểm toán viên đặc biệt cũng đã làm sáng tỏ các sự kiện xung quanh việc đóng cửa nhà máy của Công ty sản xuất trang sức PWK.

Những diễn biến liên quan đên Công ty elumeo SE và cách đối xử với người lao động tại Công ty PWK ở Thái Lan cũng sẽ được Norwegian State Fund (Quỹ quản lý vốn nhà nước Na Uy) là quỹ quản lý và đầu tư vốn nhà nước lớn nhất thế giới quan tâm. FPM là những người ủng hộ Boyé lại đang tư vấn cho Quỹ quản lý vốn nhà nước Na Uy về cổ phiếu của một số doanh nghiệp Đức mà Quỹ đang nắm giữ. Sau khoản đầu tư lớn 40 triệu NOK – Krone Na Uy (tương đương 4,39 triệu USD) vào elumeo SE vào năm 2015, vào năm 2018, Quỹ tiếp tục đầu tư thêm 2 triệu NOK. Hướng dẫn đầu tư của quỹ dựa trên các nguyên tắc đầu tư có đạo đức. Tức là, Quỹ không đầu tư vào các công ty sản xuất vũ khí hủy diệt hàng loạt hoặc công ty vi phạm quyền con người và Luật Lao động. Hiện Công ty elumeo SE (thông qua Công ty con PKW) đang rơi vào trường hợp vi phạm quyền con người và Luật Lao động.

Trong bối cảnh hiện nay, trước các bê bối xảy ra xung quanh Công ty sản xuất đồ trang sức PWK, FPM cần phải giải thích không chỉ vì đầu tư kém vào Công ty elumeo SE, mà còn cả việc vi phạm thô bạo quyền lợi của người lao động của PWK, công ty con của elumeo SE ở Thái Lan. Đại diện của Quỹ quản lý vốn nhà nước Na Uy đưa ra cảnh báo rằng, trong quá khứ, Quỹ đã rút hết vốn đầu tư vào Walmart – tập đoàn thương mại khổng lồ của Mỹ, chỉ vì Walmart coi thường quyền lợi của nhân viên.

,