Giáo sư David Ahlstrom, Trường Kinh doanh thuộc Đại học Hồng Kông (CUHK) và các cộng sự đã đưa ra những phân tích sâu vềviệc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ trong cuộc tranh chấp thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc hiện đang diễn ra và chưa đến hồi kết. 

HỒNG KÔNG, TRUNG QUỐC –Media OutReach Ngày càng có nhiều điều bất ngờ, khó đoán vềcách giải quyết các tranh chấp thương mại gần đây giữa Mỹ và Trung Quốc cũng như dự đoán các tranh chấp này sẽ ảnh hưởng như thếnào đến phần còn lại của thếgiới .

Tuy nhiên, các học giả đến từ Trường Kinh doanh thuộc Đại học Hồng Kông (CUHK), Đại học Thành phốNew York và Đại học Texas tại Dallas ở Mỹ- với kinh nghiệm nghiên cứu xem xét lịch sử và mối quan hệ thương mại toàn cầu của hai nước – tin rằng họ có thể cung cấp những hiểu biết, đánh giá có giá trị vềkết quả có thể xảy ra.

Vào tháng 11 năm 2018, cuộc tranh chấp thương mại đã tạm dừng – ít nhất là trong 90 ngày – thay vào đó là nhiều cuộc đàm phán hơn giữa hai bên. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Mỹ Donald Trump đã đồng ý với động thái này vào ngày 1 tháng 12 tại Buenos Aires (Argentina) – vào cuối buổi hội nghị cao cấp G20 của các nhà lãnh đạo và thống đốc ngân hàng trung ương đến từ 19 quốc gia và Liên minh châu Âu (EU) – trong cuộc hội đàm đầu tiên kể từ khi cuộc tranh chấp bắt đầu. Đại diện của hai nước đã tiến hành hội đàm kéo dài hai ngày vào cuối tháng 1 năm 2019, với phía Mỹ cho biết họ đang xem xét chuyến đi Bắc Kinh vào đầu tháng 2/2019, sau Tết Nguyên đán, để nối lại đàm phán. Tuy nhiên, chuyến đi này đã bị Tổng thống Mỹ Donald Trump loại bỏ.

Việc dừng tranh chấp được đưa ra sau khi các nhà lãnh đạo G20 đồng ý với bản tuyên bốchung ghi nhận sự khác biệt và bất hòa liên quan đến hoạt động thương mại quốc tế, trong đó bao gồm cả quan điểm rất khác nhau giữa Bắc Kinh và Washington liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ (intellectual property rights -IPR).

Ông David Ahlstrom, Giáo sư vềQuản lý tại CUHK đềcập đến công trình nghiên cứu của mình có tựa đề History and the Debate Over Intellectual Property (tạm dịch: Lịch sử và tranh cãi vềsở hữu trí tuệ) cho biết: “Với phạm vi và quy mô của các vi phạm IPR tiềm ẩn tại Trung Quốc, Mỹ thường xuyên theo đuổi việc bảo hộ IPR tốt hơn ở nước này và luôn thất vọng vì không có tiến triển đáng kể nào, cho dù ít nhiều có những cải thiện gần đây”.

Giáo sư David Ahlstrom (người đã được ghi danh trong danh sách các nhà nghiên cứu được trích dẫn cao 2018 của Clarivate Analytics) là một trong những nhà nghiên cứu hàng đầu thếgiới đã chứng minh tầm ảnh hưởng đáng kể bằng cách xuất bản nhiều công trình nghiên cứu, bài báo được trích dẫn nhiều trong thập kỷ qua từ năm 2006 đến 2016.

Ông và các đồng tác giả của công trình nghiên cứu, Giáo sư Mike W. Peng và Giáo sư Shawn M. Carraher, đều của Đại học Texas tại Dallas và Giáo sư Weilei (Stone) Shi của Đại học Thành phốNew York tin rằng chìa khóa để dự đoán sự phát triển của IPR trong tương lai nằm ở sự hiểu biết sâu sắc hơn vềlịch sử phát triển IPR của Mỹ. Điều này cho thấy sự tương đồng thú vị vềlịch sử phát triển IPR của Mỹ với tình hình hiện tại ở Trung Quốc.

Giáo sư David Ahlstrom nhận xét: “Nhiều người cho rằng Mỹ là quốc gia cổ xúy và bảo vệ IPR hàng đầu và Trung Quốc là nước vi phạm IPR hàng đầu. Tuy nhiên, trong thếkỷ 19, Mỹ cũng đã từng là một trong những nước đứng đầu vềvi phạm sở hữu trí tuệ “.

Trong khoảng hơn 100 năm, kể từ thời điểm thành lập nước Mỹ vào năm 1776 tới mốc thời gian ban hành Đạo luật Chace năm 1891 (nhằm bảo vệ bản quyền của Mỹ cho công dân của các quốc gia khác và mức độ bảo vệ tương tự đối với công dân Mỹ), thì Mỹ đã nhiều lần vi phạm bản quyền các ấn phẩm của Anh và các quốc gia khác trên lĩnh vực sách báo và giải trí với ví dụ nhiều vở kịch của các nước khác đã được người Mỹ sử dụng rộng rãi.

Với trình độ phát triển kinh tếvà văn học thấp hơn, khi đó nước Mỹ đã tiến hành việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ nước ngoài một cách chậm chạp vì họ biết lợi ích tiềm năng sẽ chỉ dành cho các nhà phát minh, tác giả và công ty nước ngoài, như nhà xuất bản Anh, trong khi người tiêu dùng trong nước sẽ phải đối mặt chi phí cao hơn cho sách, sản phẩm truyền thông và hàng hóa sáng tạo.

Ngay cả tác giả người Mỹ Edgar Allan Poe cũng tham gia sao chép các tác phẩm của các tác giả người Anh cho cuốn sách giáo khoa 1839 mà ông là đồng tác giả vềđộng vật thân mềm. Đó là cuốn sách duy nhất mà ông Poe kiếm được nhiều tiền trong đời.

Giáo sư David Ahlstrom cho biết: “Việc đạo văn như vậy đã nhanh chóng bị phát hiện. Bản thân ông Edgar Allan Poe sau đó đã thừa nhận nhiều lần hiện tượng đạo văn này trong các tác phẩm của mình mà không có thỏa thuận bản quyền quốc tếvà cũng bởi vì nhà xuất bản gốc của Anh không có sự truy đòi. Luật pháp vềquyền sở hữu trí tuệ hiện tại của Trung Quốc nói chung được xây dựng khá tốt và đã đẩy lùi nhiều vi phạm IPR dưới dạng tiềm ẩn. Nhưng việc thực thi này còn rất yếu. Hàng ngàn công ty và hàng chục ngàn cá nhân đã đưa ra lý do hợp lý – ít nhất là dưới quan điểm của họ – để tham gia vào việc vi phạm bản quyền và làm hàng giả”.

Ngay cả đối với các vi phạm đã được chứng minh, luật pháp Trung Quốc hiện tại thường áp dụng mức phạt tối đa là một triệu nhân dân tệ (160.000 USD); song mức phạt trung bình thu được chỉ đạt 190.000 nhân dân tệ (30.000 USD) – hầu như không đủ sức răn đe để ngăn chặn các vi phạm. Thậm chí nhiều mức phạt không bao gồm chi phí pháp lý.

Việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ mạnh hơn như là hình sự hóa tất cả các hoạt động giả mạo – thay vì chỉ hình sự hóa việc làm giả quy mô lớn –  sẽ làm giảm đáng kể cơ hội cho những người làm hàng nhái.

Việc Trung Quốc chỉ miễn cưỡng tăng mức phạt tối đa đối với các vi phạm IPR có thể do nước này lo ngại ở giai đoạn phát triển tương đối sớm này của mình, nếu đáp ứng nhu cầu IPR của Mỹ sẽ khiến các chủ sở hữu quyền sở hữu trí tuệ nước ngoài – và chủ yếu là Mỹ được hưởng lợi nhiều hơn. Tóm lại, chi phí có thể vượt quá lợi ích. Dưới quan điểm dựa trên lịch sử IPR của Mỹ đối với việc bảo vệ sở hữu trí tuệ nước ngoài trong thếkỷ 19 và Trung Quốc với cùng một vấn đềtrong thời điểm hiện tại chính là đại diện cho sự lựa chọn hợp lý của cả hai nước.

Đặt vấn đề xa hơn giáo sư Mike Peng nhận xét: “Tuy nhiên, nếu cân nhắc lợi ích – chi phí, thì việc thay đổi thể chếlà có thể”.

Theo Giáo sư David Ahlstrom, công trình nghiên cứu cho thấy rằng chỉ khi nền kinh tếMỹ cất cánh và việc thực hiện sở hữu trí tuệ của nó đủ tốt, Mỹ mới có thể mở rộng việc bảo vệ IPR cho người nước ngoài.

Ông David Ahlstrom cho biết thêm, từ những năm 2000, Trung Quốc đã tích cực thúc đẩy đổi mới và IPR – với các ứng dụng bằng sáng chếtăng từ 476.000 trong năm 2005 lên hơn 1,2 triệu vào năm 2010: ngày nay, Trung Quốc là quốc gia đứng đầu thế giới vềcác ứng dụng bằng sáng chế.

Trước những phàn nàn trong nước và quốc tếvềsự thiếu chuyên môn vềbảo vệ IPR của toà án Trung Quốc, nước này cũng đã thiết lập một hệ thống các tòa án chuyên vềsở hữu trí tuệ do các thẩm phán được đào tạo chuyên vềthực thi quyền sở hữu trí tuệ.

Kết quả là, sốvụ kiện tụng vềIPR đã tăng vọt, với Trung Quốc hiện là quốc gia đứng đầu thếgiới vềsốlượng các vụ kiện liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ. Sự thay đổi này là nhờ áp lực của nước ngoài, phát minh lớn hơn của các công ty và người dân và sự công nhận dần dần của công chúng vềlợi ích – chi phí rộng hơn của việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ mạnh mẽ hơn; cả chính phủ và doanh nghiệp Trung Quốc đều nhận ra rằng tăng trưởng kinh tếbền vững hơn sẽ ngày càng cần phải thu hút IPR.

Giáo sư David Ahlstrom cho rằng, kinh tếTrung Quốc phát triển sẽ giúp cải thiện tình trạng bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, cũng giống như cách của Mỹ đã làm trong thếkỷ 19. Các nước nghèo thì có ít quyền sở hữu trí tuệ để bảo vệ. Khi năng lực sáng tạo là thứ mới nổi, sự cạnh tranh vẫn chủ yếu dựa trên sự bắt chước, vì vậy, hầu hết các lợi ích kinh tếvà chính trị đều muốn có một hệ thông bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ yếu.

Tuy nhiên, khi nền kinh tếphát triển hơn, năng lực sáng tạo bổ sung và nhu cầu vềcác sản phẩm chất lượng cao xuất hiện, và các hành lang thương mại cần được bảo vệ hiệu quả – lợi ích trong nước trùng với lợi ích nước ngoài sẽ đẩy mạnh việc bảo vệ IPR.

Các doanh nghiệp Mỹ hiện đang phàn nàn nhiều vềtình trạng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ ở Trung Quốc cũng có thể tìm hiểu cách các tác giả, nhà soạn nhạc và công ty Anh đã đối phó với những kẻ giả mạo Mỹ hơn 100 năm trước. Ví dụ, các nhà soạn nhạc người Anh Gilbert và Sullivan đã mang toàn bộ đoàn kịch của họ đến New York để biểu diễn vở opera The Pirates of Penzance – đã ngăn chặn được những bản sao không trả tiền bản quyền khi trình diễn bản hit trước đó của họ là vở HMS Pinafore.

“Ở Trung Quốc hiện nay, nhiều công ty đa quốc gia đã thích nghi với hệ thống IPR của Trung Quốc bằng cách sử dụng chiến lược phủ đầu theo kiểu như hai ông Gilbert và Sullivan đã làm”, Giáo sư David Ahlstrom nói.

Cụ thể, họ nộp bằng sáng chếvà nhãn hiệu – bao gồm nhãn hiệu ngôn ngữ Trung Quốc – càng sớm càng tốt, hoặc thiết lập liên minh chiến lược với các đối tác Trung Quốc đáng tin cậy ngay lập tức, khiến việc vi phạm bằng sáng chế lớn trở nên khó khăn hơn.

Giáo sư  David Ahlstrom cho biết: “Cách Mỹ biến mình thành một nhà bảo vệ IPR hàng đầu có thể làm sáng tỏ cuộc tranh luận giữa Mỹ và Trung Quốc hiện tại vềIPR. Chúng tôi dự đoán rằng ở cùng một mức độ mà Mỹ tự nguyện đồng ý tăng cường bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ khi nền kinh tếMỹ trở nên có sự đổi mới đầy đủ nhất định, do đó, Trung Quốc sẽ tăng cường bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ một cách tương tự. Khi IPR của Trung Quốc bị xâm phạm đáng kể ở nước ngoài, Trung Quốc sẽ trở nên chú trọng hơn đến việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ. Do đó, chúng tôi đềnghị tăng cường các chính sách đổi mới trong nước của Trung Quốc”.

Tài liệu tham khảo:

Mike W. Peng, David Ahlstrom, Shawn M. Carraher và Weilei (Stone) Shi. 2017. Lịch sử và tranh cãi vềsở hữu trí tuệQuản lý và Tổ chức Đánh giá 13: 1, Tháng 3 năm 2017, 15–38.

Bài viết này lần đầu tiên được xuất bản trên trang web Kiến thức kinh doanh Trung Quốc (CBK) bởi CUHK Business School: https://bit.ly/2N2edKY.

Thông tin vềTrường Kinh doanh thuộc CUHK

CUHK bao gồm hai trường – Kếtoán và Quản lý khách sạn và Du lịch – và bốn khoa – Khoa học ra quyết định và Kinh tếquản lý, Tài chính, Quản lý và Tiếp thị. Được thành lập tại Hồng Kông vào năm 1963, đây là trường kinh doanh đầu tiên cung cấp các chương trình BBA, MBA và Executive MBA trong khu vực. Hiện nay, Trường cung cấp 8 chương trình đại học và 20 chương trình sau đại học, bao gồm MBA, EMBA, Master, MSc, MPhil và Ph.D.

Để biết thêm thông tin, hãy truy cập www.bschool.cuhk.edu.hk hoặc bằng cách kết nối với CUHK Business School trên Facebook: www.facebook.com/cuhkbschool và LinkedIn: www.linkedin.com/school/3923680/.