BẮC KINH, TRUNG QUỐC – Media OutReach Newswire – Ngày 1 tháng 4 năm 2024 – Vào ngày 31 tháng 3, Tuần văn hóa Thanh niên Trung Quốc- ASEAN năm 2024 và Hội nghị chuyên đề Thanh niên Trung Quốc- ASEAN lần thứ 7, với chủ đề “Youth Practice in Mutual Learning and Exchange among Civilizations” (tạm dịch: “Thanh niên thực hành học hỏi lẫn nhau và trao đổi giữa các nền văn minh”), đã kết thúc thành công tại Bắc Kinh. Trong 4 ngày, hơn 100 đại biểu thanh niên đến từ Trung Quốc và các nước ASEAN đã tham gia hàng loạt sự kiện bao gồm lễ khai mạc, lễ ra mắt chương trình “I Show ASEAN” (tạm dịch: Tôi giới thiệu ASEAN): Bộ sưu tập Câu chuyện Thanh niên Trung Quốc-ASEAN, Diễn đàn Bàn tròn, Phiên học thuật, Citywalk, Nhà bếp kết hợp Trung Quốc-ASEAN và Đêm văn hóa.

Trong lễ khai mạc, ông Lu Cairong, Phó chủ tịch Tập đoàn Truyền thông Quốc tế Trung Quốc (China International Communications Group – CICG); ông Svay Nakry, Thứ trưởng Bộ Thương mại Campuchia; Tiến sĩ Choltis Dhirathiti, Giám đốc điều hành Mạng lưới Đại học ASEAN (ASEAN University Network – AUN); bà Destry Damayanti, Phó Thống đốc cấp cao Ngân hàng Indonesia; ông Peter Tan, Đại sứ Singapore tại Trung Quốc và ông Nai Chen Huang, Chủ tịch Cựu sinh viên Đại học Bắc Kinh đã có bài phát biểu, bày tỏ hy vọng tăng cường giao tiếp và hợp tác giữa giới trẻ từ tất cả các quốc gia, tiếp thêm sức sống cho quan hệ Trung Quốc – ASEAN, và chúc sự kiện thành công tốt đẹp.

Yong Kaiqing, đại diện thanh niên Trung Quốc-ASEAN, ủng hộ sự tôn trọng lẫn nhau đối với các nền văn hóa đa dạng, tìm kiếm sự cộng hưởng trong sự đa dạng, thúc đẩy đối thoại và hợp tác khu vực, bày tỏ quan điểm trong các vấn đề khu vực và hoạch định chính sách, đồng thời góp phần trao đổi văn hóa và học hỏi lẫn nhau.

Trong lễ ra mắt “I Show ASEAN”: Bộ sưu tập Câu chuyện Thanh niên Trung Quốc-ASEAN, 6 nhân viên nước ngoài đến từ các doanh nghiệp Trung Quốc hoạt động tại các nước ASEAN đã chia sẻ quan điểm của họ về cộng đồng Trung Quốc-ASEAN với tương lai chung, kể lại những câu chuyện về sự tham gia của họ vào các dự án ASEAN, lợi ích chung giữa Trung Quốc và người dân ASEAN và hội nhập văn hóa từ góc độ cá nhân.

Hai diễn đàn bàn tròn tập trung vào chủ đề “Làm thế nào thanh niên Trung Quốc-ASEAN có thể thúc đẩy trao đổi liên văn hóa trong khu vực?” và “Công nghệ mới nổi đã định hình lại đời sống xã hội và trải nghiệm của giới trẻ ở khu vực ASEAN-Trung Quốc như thế nào?”. Những người tham gia thảo luận về vai trò lãnh đạo của thanh niên trong trao đổi văn hóa và cải cách giáo dục trong bối cảnh phát triển công nghệ, nhấn mạnh đến vai trò quan trọng của thanh niên trong việc kết nối Trung Quốc và ASEAN thông qua hợp tác và tác động của phát triển khoa học và công nghệ đối với thế hệ trẻ.

Trong các buổi học thuật, mỗi đại diện thanh niên đã chọn một trong 5 chủ đề chính: Ẩm thực, Văn hóa, Trái đất, Công nghệ và Phát triển, tham gia trao đổi chuyên sâu và thảo luận sôi nổi, đề xuất các giải pháp tương ứng từ góc độ giới trẻ.

Trong suốt tuần lễ văn hóa, đại diện thanh niên Trung Quốc-ASEAN cũng tham gia nhiều hoạt động trao đổi văn hóa khác nhau, thăm Nhà tưởng niệm Quân đoàn Kỹ thuật Đường sắt, Trung tâm Văn hóa Y học Trung Quốc của Đại học Y học Trung Quốc Bắc Kinh, Trung tâm Hợp tác Môi trường Trung Quốc- ASEAN và Văn phòng đại diện của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp (FAO) tại Trung Quốc, trực tiếp trải nghiệm những điểm tương đồng và khác biệt giữa văn hóa Trung Quốc và ASEAN.

Trong Nhà bếp kết hợp Trung Quốc-ASEAN, các đại diện đã thể hiện sự sáng tạo của mình bằng cách chế biến các món ăn kết hợp độc đáo pha trộn hương vị Trung Quốc và ASEAN. Tại Đêm văn hóa chủ đề “Balik Kampung” (tạm dịch: Trở về quê hương), các đại biểu thanh niên đã trải nghiệm “tinh thần kampung” độc đáo, nếm thử những món ngon Đông Nam Á và thưởng thức những màn biểu diễn sống động sôi động. Trong Citywalk, các đại biểu thanh niên bắt đầu cuộc hành trình sôi động xuyên qua Bắc Kinh, trải nghiệm nét quyến rũ độc đáo của văn hóa Trung Hoa.

Năm 2024 đánh dấu Năm Giao lưu Nhân dân ASEAN-Trung Quốc. Sự kiện này được đồng tổ chức bởi Trung tâm Truyền thông Văn hóa Quốc tế (Center for International Cultural Communication – CICC), Hiệp hội Đông Nam Á của Đại học Bắc Kinh (Southeast Asian Association of Peking University – SAAPKU), Viện Nghiên cứu Khu vực, Đại học Bắc Kinh (the Institute of Area Studies, Peking University – PKUIAS) và Boya Group, nhằm cung cấp một nền tảng cho Thanh niên Trung Quốc – ASEAN để tăng cường hiểu biết lẫn nhau và tình hữu nghị, đồng thời thúc đẩy hơn nữa sự phát triển quan hệ Trung Quốc-ASEAN thông qua sức mạnh của thanh niên.

Hashtag: #CICC

Nguồn phát hành hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội dung của thông báo này.