ĐẶC KHU HÀNH CHÍNH HỒNG KÔNG – Media OutReach Newswire – Được tổ chức bởi amfori, hiệp hội doanh nghiệp tầm cỡ toàn cầu hàng đầu về thương mại bền vững, sự kiện hàng đầu được mong đợi từ lâu “amfori Asia Sustainability Summit” (tạm dịch:”Hội nghị Thượng đỉnh phát triển bền vững amfori châu Á” đã kết thúc thành công tốt đẹp vào ngày 13/11 vừa qua tại Khách sạn ICON ở Đặc khu Hành chính Hồng Kông, Trung Quốc. Thu hút hơn 100 đại biểu tham dự từ khắp châu Á, sự kiện này đã nêu bật vai trò quan trọng của châu Á trong việc thúc đẩy chuỗi cung ứng bền vững và phục hồi trong thương mại toàn cầu.
Với chủ đề “Shaping Responsible Supply Chains for a Sustainable Future” (tạm dịch: “Định hình chuỗi cung ứng có trách nhiệm cho tương lai bền vững”) Hội nghị thượng đỉnh đã quy tụ những người thực hành và ủng hộ phát triển bền vững, các nhà hoạch định chính sách, lãnh đạo doanh nghiệp và các bên liên quan chính từ nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ ở châu Á và châu Âu.
Hội nghị Thượng đỉnh phát triển bền vững amfori châu Á đã cung cấp một nền tảng quan trọng để trao đổi hiểu biết và chiến lược về cách hiểu và giải quyết một số thách thức và cơ hội Môi trường, Xã hội và Quản trị (ESG) cấp bách nhất trong chuỗi cung ứng, với góc nhìn của châu Á. Đặc biệt với việc thông qua Chỉ thị thẩm định doanh nghiệp bền vững (Corporate Sustainability Due Diligence Directive – CSDDD) của Liên minh châu Âu (EU), những người tham gia Hội nghị thượng đỉnh đã có những cuộc thảo luận chuyên sâu về cách các doanh nghiệp điều hướng bối cảnh pháp lý đang thay đổi và điều chỉnh các yêu cầu về tính bền vững ở châu Âu và châu Á.
Trong bài phát biểu chào mừng, bà Linda Kromjong, Chủ tịch của amfori, cho biết: “Châu Á không chỉ là một nhân tố chủ chốt, mà còn là động lực thúc đẩy nhiều phương pháp thực hành tốt nhất trong chuỗi cung ứng toàn cầu”.
amfori cung cấp các giải pháp khả thi về ESG để cải thiện hiệu suất phát triển bền vững của chuỗi cung ứng của các công ty. ESG Due Diligence là trách nhiệm chung đòi hỏi mọi bên liên quan – từ nhà sản xuất đến nhà cung cấp, người mua, chính phủ và các tổ chức quốc tế – phải tham gia. Trách nhiệm chung cũng sẽ chuyển thành các cơ hội kinh doanh chung. Với việc châu Á là nơi có nhiều quốc gia cung ứng hàng đầu, đây sẽ là một bên liên quan chính trong việc thúc đẩy các nỗ lực thương mại bền vững trên thế giới.
Trong bài phát biểu quan trọng của mình, bà Panudda Boonpala, Phó giám đốc khu vực châu Á và Thái Bình Dương của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), đã nhấn mạnh đến tầm quan trọng của chuỗi cung ứng bền vững tại châu Á. Theo bà, việc xây dựng khả năng phục hồi vào chuỗi cung ứng không chỉ là bảo vệ quyền của người lao động, mà còn là điều cần thiết cho sự ổn định và tăng trưởng kinh tế lâu dài.
Tiếp theo là phiên thảo luận toàn thể theo chủ đề “Hợp tác cùng có lợi trong việc thúc đẩy hiệu suất ESG trong chuỗi cung ứng châu Á”. Phiên họp do ông Martin Kroenig, Giám đốc Schwarz Asia Pacific Sourcing Ltd và Chủ tịch Mạng lưới Trung Quốc đại lục, Hồng Kông và Macau của amfori điều hành, quy tụ các thành viên mua hàng và đối tác kinh doanh hàng đầu bao gồm ông Sebastien Pivet, Giám đốc Phát triển bền vững và Giám đốc QA của AS Watson; ông Satte Tsao, Trưởng Bộ phận Tuân thủ nhà cung cấp của Li & Fung Trading Ltd; bà Jean Tai, Giám đốc Nguồn cung ứng toàn cầu của Delsey Paris và ông Kevin Chen, Phó tổng giám đốc của Wanxinda (Quảng Châu) Technology Product Co. Ltd., những người đã khám phá cách thức hợp tác chuỗi cung ứng ở châu Á đã vượt qua những thách thức và tạo ra các giải pháp cùng có lợi giúp tăng cường các hoạt động phát triển bền vững.
Hội nghị Thượng đỉnh phát triển bền vững amfori châu Á cũng có 4 phiên thảo luận chuyên sâu về các vấn đề chính liên quan đến quyền của người lao động, cũng như mua sắm có trách nhiệm và thương mại bền vững. Trong phiên thảo luận có chủ đề “Hỗ trợ người lao động di cư: Thách thức và giải pháp”, một nhóm diễn giả nổi tiếng bao gồm bà Myriam Mwizerwa, Trưởng văn phòng Tổ chức Di cư Quốc tế (International Organization for Migration – IOM) tại Đặc khu Hành chính Hồng Kông, Trung Quốc; ông Matt Friedman, Tổng giám đốc điều hành kiêm Nhà sáng lập, Mekong Club và bà Phoebe Ewen, Giám đốc cấp cao về Nhân quyền & Nguồn cung ứng có trách nhiệm – Thương mại, Tập đoàn Woolworths, đã tham gia vào một cuộc đối thoại tương tác sôi nổi về những thách thức xung quanh việc bảo vệ người lao động di cư và đưa ra các giải pháp khả thi để hỗ trợ người lao động di cư trên toàn bộ chuỗi cung ứng tại châu Á.
Tiiếp theo là các phiên thảo luận về các chủ đề sau: “Bình đẳng giới và tính bao trùm: Con đường dẫn tới tiến bộ”; “Thúc đẩy và phát triển các hoạt động mua sắm có trách nhiệm”; “Xây dựng cầu nối giữa các quy định và thực hành thương mại bền vững giữa châu Âu và châu Á”.
Song song với đó, sự kiện cũng bao gồm một cuộc thảo luận bàn tròn cấp cao về luật pháp với chủ đề “Thu hẹp khoảng cách giữa nhiều luật và quy định về thẩm định chuyên cần tại EU và châu Á”, trong đó các chuyên gia phát triển bền vững hàng đầu từ khắp châu Á và châu Âu chia sẻ quan điểm của họ về các quy định đang phát triển tại EU và châu Á và cách điều chỉnh các khuôn khổ thẩm định chuyên cần này để thúc đẩy hợp tác khu vực. Những nội dung chính và khuyến nghị từ phiên họp này sẽ góp phần vào hoạt động truyền thông vận động của amfori với nhiều bên liên quan và các nhà hoạch định chính sách.
Trước khi Hội nghị Thượng đỉnh phát triển bền vững amfori châu Á 2024 kết thúc, Đại sứ Harvey Rouse, Trưởng Văn phòng EU tại Hồng Kông và Macau, đã chia sẻ tầm quan trọng mà châu Âu dành cho nền kinh tế xanh và thương mại bền vững, nêu bật nhiều luật lệ hỗ trợ tham vọng này như các chính sách xanh của EU, các hiệp định thương mại có chương bền vững; ESPR, CSDDD, CSRD… và tác động của chúng đối với châu Á.
Để xem các hình ảnh tại sự kiện, hãy truy cập tại đây.
Hashtag: #amfori
Nguồn phát hành hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội dung của thông báo này.
Thông tin về amfori
amfori ủng hộ một thế giới mà thương mại phục vụ cho mục đích: mang lại lợi ích xã hội, môi trường và kinh tế cho tất cả mọi người. Là một hiệp hội kinh doanh tầm cỡ toàn cầu, amfori hỗ trợ các thành viên của mình ở mọi bước trong hành trình thẩm định, cung cấp một loạt các sản phẩm và dịch vụ ESG toàn diện. Từ lập bản đồ và đánh giá chuỗi cung ứng đến báo cáo, từ xây dựng năng lực đến tạo điều kiện cho sự tham gia của các bên liên quan, amfori cung cấp một cách tiếp cận toàn diện đối với các hoạt động kinh doanh có trách nhiệm.
Được thành lập vào năm 1977 và được công nhận với sản phẩm chủ lực amfori BSCI, amfori tận dụng nhiều thập kỷ chuyên môn và sự hợp tác chặt chẽ với hơn 2400 công ty thành viên cũng như các công ty kiểm toán, nhà sản xuất, nhà máy và các bên liên quan khác như các nhà hoạch định chính sách. Đại diện cho nhiều ngành, lĩnh vực đa dạng tại hơn 50 quốc gia, và vùng lãnh thổ, bao gồm các luồng thương mại tại hơn 100 quốc gia và vùng lãnh thổ, amfori tiếp tục có tác động tích cực đến việc thúc đẩy thương mại bền vững.
Recent Comments