ĐẶC KHU HÀNH CHÍNH HỒNG KÔNG – Media OutReach – Công ty Deloitte Trung Quốc vừa công bố kết quả của cuộc khảo sát được thực hiện mới đây khi tiến hành phỏng vấn các giám đốc phụ trách tài chính (CFO) của nhiều doanh nghiệp Trung Quốc. Kết quả khảo sát cho thấy, các CFO được hỏi đều coi Trung Quốc là động lực tăng trưởng chính trong thế giới hậu đại dịch COVID-19 và có triển vọng kinh tế ngày càng lạc quan, mặc dù lo ngại về sự phục hồi chậm ở các nước ngoài cùng sự căng thẳng địa chính trị vẫn chưa chấm dứt. Chuyển đổi kinh doanh đã nổi lên như một ưu tiên và các CFO có kế hoạch đầu tư nhiều hơn vào kỹ thuật số và tài năng để nắm bắt các cơ hội tăng trưởng trong năm 2021.
Ông Norman Sze, Nhà quản lý điều hành quốc gia của Chương trình các giám đốc phụ trách trải nghiệm (CXO) của Deloitte Trung Quốc cho biết: “Mọi con mắt đang đổ dồn vào châu Á khi nền kinh tế toàn cầu nỗ lực vượt qua những bất ổn trong năm qua. Trong số các giám đốc tài chính được khảo sát, có tới 85% người đã chọn Trung Quốc đại lục là một trong 3 khu vực sẽ dẫn đầu về tăng trưởng sau đại dịch COVID-19. Lý do là vì Trung Quốc là nền kinh tế đầu tiên trên thế giới mở cửa trở lại và việc áp dụng rộng rãi các phương thức kinh doanh kỹ thuật số, Trung Quốc có vị trí tốt để dẫn đầu trong năm tới”.
Nhiều quốc gia khác trong khu vực cũng đã đạt được những tiến bộ đáng kể trong việc ngăn chặn sự lây lan của đại dịch COVID-19 và nối lại hoạt động kinh tế, khiến 63% số người được hỏi chọn Phần còn lại của châu Á là điểm nóng tăng trưởng.
Có tới khoảng 50% số giám đốc tài chính lạc quan hơn về nền kinh tế so với 6 tháng trước, với 81% tin rằng nền kinh tế sẽ cải thiện trong năm 2021 và có tới 89% người tham gia khảo sát kỳ vọng doanh nghiệp của họ sẽ hoạt động tốt hơn trong năm tới. Việc ngăn chặn tương đối tốt việc lây lan của đại dịch COVID-19 ở châu Á, việc triển khai tiêm chủng vaccine trên toàn cầu và nhu cầu tiêu dùng gia tăng ở các nền kinh tế phương Tây đối với hàng xuất khẩu châu Á đã tạo điều kiện cho sự lạc quan này.
Ông William Chou, nhà quản lý điều hành quốc gia của Chương trình Giám đốc tài chính của Deloitte Trung Quốc nhận định: “Một năm mới có nghĩa là những quan điểm và ưu tiên mới. Khi thế giới bắt đầu phục hồi sau những bất ổn của năm 2020, các CFO cần đưa ra quyết định cụ thể về cách định vị công ty của họ cho tương lai. Cơ hội thực sự đang xuất hiện, nhưng không phải là không có bất ổn và thách thức”.
Có tới 3 trong số 5 người tham gia khảo sát bày tỏ lo ngại nhất về sự phục hồi sau đại dịch COVID và 2 trong số 5 người được hỏi e ngại về các vấn đề địa chính trị. Việc tăng cường đánh giá và kiểm soát rủi ro (có tới 60% người tham gia khảo sát nhận định như vậy), lập mô hình chính xác dòng tiền (55%) và giám sát và quản lý hiệu quả các khoản phải thu (53%) là những lĩnh vực chính mà CFO có kế hoạch giải quyết những thách thức này.
Các giám đốc tài chính cũng nhận thấy mối tương quan giữa đầu tư vào công nghệ và hiện thực hóa các cơ hội tăng trưởng, với chuyển đổi kỹ thuật số (có tới 58% người tham gia khảo sát có ý kiến như vậy) và giữ chân và phát triển nhân tài (45%) là hai ưu tiên hàng đầu để nắm bắt cơ hội tăng trưởng trong năm 2021.
Xét về công nghệ số, tự động hóa (có tới 53% người tham gia khảo sát có quan điểm này) và nguồn lực công nghệ thông tin (45%) sẽ là những mục tiêu đầu tư hàng đầu. Đầu tư vào hỗ trợ lực lượng lao động, vốn là ưu tiên vào năm 2021 trong bối cảnh ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, có khả năng sẽ chuyển sang trí tuệ nhân tạo (AI), lĩnh vực mà 40% CFO hiện đang ưu tiên đầu tư, tăng so với mức 19% của năm ngoái.
Với việc đại dịch COVID-19 và công nghệ đang thay đổi nhanh chóng cách chúng ta sống và kinh doanh, hơn 70% cho biết họ sẽ tiến hành chuyển đổi kinh doanh trong 6-12 tháng tới để tăng khả năng phục hồi. Điều này có ý nghĩa đối với lực lượng lao động, với 82% giám đốc tài chính mong muốn có được hoặc phát triển tài năng với các bộ kỹ năng khác nhau so với khả năng hiện tại của họ.
Cuộc khảo sát Giám đốc tài chính của Deloitte Trung Quốc đánh giá tình cảm trong cộng đồng CFO của Trung Quốc và thu thập thông tin chi tiết về các ưu tiên của các công ty Trung Quốc. Được thực hiện vào tháng 2 năm 2021, ấn bản quý 1 năm 2021 phản ánh quan điểm của các giám đốc tài chính và các chuyên gia tài chính cấp cao đến từ các công ty thuộc nhiều lĩnh vực và quy mô khác nhau. Có thể tải về toàn bộ bản báo cáo ở đây.
Thông tin về Deloitte
Deloitte là nhà cung cấp hàng đầu thế giới về kiểm toán và kế toán, tư vấn, tư vấn tài chính, tư vấn rủi ro, thuế và các dịch vụ liên quan. Mạng lưới toàn cầu của Deloitte gồm các công ty thành viên và các tổ chức có liên quan tại hơn 150 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, phục vụ bốn trong số năm công ty trong Danh sách Fortune Global 500®. Tìm hiểu cách mà khoảng 330.000 nhân viên của Deloitte tạo ra tác động quan trọng tại www.deloitte.com.
Deloitte Asia Pacific Limited là công ty thành viên của Deloitte Touche Tohmatsu Limited. Các thành viên của Deloitte Asia Pacific Limited và các đơn vị liên quan, mỗi đơn vị là pháp nhân độc lập và riêng biệt, cung cấp dịch vụ từ hơn 100 thành phố trong khu vực, bao gồm Auckland, Bangkok, Bắc Kinh, Hà Nội, Hồng Kông, Jakarta, Kuala Lumpur, Manila , Melbourne, Osaka, Seoul, Thượng Hải, Singapore, Sydney, Đài Bắc và Tokyo.
Thương hiệu Deloitte gia nhập thị trường Trung Quốc vào năm 1917 với việc mở văn phòng tại Thượng Hải. Hiện tại, Deloitte China cung cấp một loạt các dịch vụ kiểm toán & kế toán, tư vấn, tư vấn tài chính, tư vấn rủi ro và thuế cho các khách hàng địa phương, đa quốc gia và các doanh nghiệp đang phát triển ở Trung Quốc. Deloitte Trung Quốc cũng đã và đang đóng góp đáng kể vào việc phát triển các tiêu chuẩn kế toán, hệ thống thuế và chuyên môn nghiệp vụ của Trung Quốc. Để tìm hiểu thêm về cách Deloitte tạo ra Tác động quan trọng ở Trung Quốc, hãy kết nối với các nền tảng truyền thông xã hội của Deloitte Trung Quốc tại www2.deloitte.com/cn/en/social-media.
Recent Comments