ĐẶC KHU HÀNH CHÍNH HỒNG KÔNG – Media OutReach – KPMG vừa công bố báo cáo có tiêu đề “Navigating uncertainty – Evolving Asset Management Regulation” (tạm dịch: “Điều hướng sự không chắc chắn – Quy chế quản lý tài sản đang phát triển”). Báo cáo nêu ra một thực tế là, các nhà hoạch định chính sách đang ứng phó với bối cảnh tình hình địa chính trị và kinh tế diễn biến phức tạp bằng cách xem xét các cách tiếp cận và ưu tiên về quy định. Báo cáo lưu ý đến Hồng Kông, một thành phố – đặc khu hành chính tự hào có nhiều thể chế quản lý tài sản, đang điều hành quá trình phát triển quy định này, nơi đang đặt trọng tâm mạnh mẽ hơn vào tính bền vững, bảo vệ nhà đầu tư và áp dụng công nghệ.
Ông Andrew Weir, Nhà quản lý cấp cao khu vực, Hồng Kông và Chủ tịch Toàn cầu, Bộ phận Quản lý Tài sản và Bất động sản của KPMG, cho biết: “Cũng như các cơ quan quản lý và ngành đang điều chỉnh theo “thực tế mới” mà chúng tôi đã nêu ra trong báo cáo năm ngoái, bối cảnh địa chính trị và kinh tế lại đang trải qua sự thay đổi to lớn. Các nhà hoạch định chính sách đang ứng phó với các phát triển và đang xem xét các phương pháp tiếp cận và ưu tiên về quy định. Tất cả các bên liên quan cần phải điều hướng sự không chắc chắn đang có xu hướng lan rộng này”.
Theo báo cáo, kể từ Hội nghị Thượng đỉnh về biến đổi khí hậu của Liên hợp quốc COP 26 tại Glasgow diễn ra vào năm 2021 đến nay, động lực tiếp tục được xây dựng xung quanh các các sáng kiến tài chính bền vững khi nhu cầu của nhà đầu tư tăng lên. KPMG tin rằng, các sáng kiến tăng cường báo cáo doanh nghiệp sẽ cải thiện luồng thông tin đến các nhà quản lý tài sản và thúc đẩy thị trường vốn xanh hơn, đang có xu hướng tăng. Người quản lý tài sản cần thực hiện một loạt các yêu cầu mới phức tạp, trong khi vẫn đáp ứng được những kỳ vọng ngày càng tăng của khách hàng của họ.
Trong khi đó, các cơ quan quản lý Hồng Kông đang thay đổi cách tiếp cận tổng thể để bảo vệ nhà đầu tư cũng như sửa đổi các quy tắc cụ thể. Ủy ban Chứng khoán và Hợp đồng tương lai (Securities and Futures Commission – SFC) của Hồng Kông đã đề xuất mở rộng phạm vi quyền hạn thực thi của mình để tăng cường bảo vệ nhà đầu tư và yêu cầu bồi thường cho nhà đầu tư trong một số trường hợp nhất định.
Ông Bonn Liu, Giám đốc Khu vực Quản lý Tài sản (ASPAC) của KPMG tại Trung Quốc nhận xét: “Các nhà hoạch định chính sách đang cân bằng giữa việc mở rộng phạm vi sản phẩm có sẵn cho các nhà đầu tư bán lẻ, như cho phép các tài sản thay thế (alternative) và chiến lược để hỗ trợ phục hồi kinh tế, đồng thời hiệu chỉnh lại các phương pháp tiếp cận bảo vệ nhà đầu tư trong một thế giới đang áp dụng kỹ thuật số ngày càng nhiều”.
SFC đã ban hành các quy tắc mới yêu cầu hơn 1.800 nhà quản lý quỹ phải xem xét các rủi ro liên quan đến khí hậu trong quá trình đầu tư và quản lý rủi ro của họ. Quy định này áp dụng cách tiếp cận hai cấp, bao gồm bộ yêu cầu cơ bản đối với tất cả các nhà quản lý quỹ quản lý các chương trình đầu tư tập thể và “yêu cầu nâng cao” áp dụng cho các nhà quản lý quỹ có tài sản được quản lý lớn hơn 8 tỷ dollar Hổng Kông (HKD). Ngoài ra, cơ quan giám sát thị trường chứng khoán và thị trường tương lai đã cung cấp hướng dẫn bổ sung về việc tiết lộ và báo cáo cho các quỹ được ủy quyền có kết hợp các yếu tố Quản trị môi trường, xã hội và doanh nghiệp (ESG) và cho các quỹ có trọng tâm liên quan đến khí hậu, môi trường.
Trong khi đó ở Trung Quốc, Chính phủ tiếp tục mở cửa thị trường vốn cho cả các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài. Một phần của nỗ lực như vậy liên quan đến việc tăng cường khả năng tiếp cận thị trường chứng khoán lẫn nhau giữa Trung Quốc đại lục và Hồng Kông (“Kết nối chứng khoán”) và sự phát triển nhanh chóng của cả hai thị trường vốn. Ủy ban Điều tiết Chứng khoán Trung Quốc (China Securities Regulatory Commission – CSRC) và SFC đã đồng ý về nguyên tắc về việc chấp nhận các quỹ hoán đổi danh mục (exchange-traded funds – ETF) đủ điều kiện. Các sàn giao dịch của Trung Quốc và Hồng Kông trong Kết nối chứng khoán, bắt đầu giao dịch từ tháng 7 năm 2022.
Ủy ban Điều tiết Chứng khoán Trung Quốc (CSRC) đã công bố các quy tắc mới tiêu chuẩn hóa khuôn khổ cho các khoản đầu tư quỹ hưu trí công và cho phép các nhà đầu tư Trung Quốc mua các quỹ hưu trí đáp ứng các tiêu chí về quy mô và đủ điều kiện nhất định. Là một phần của chương trình tăng cường phạm vi điều chỉnh và thúc đẩy bảo vệ nhà đầu tư, các nhà chức trách Trung Quốc đã đưa ra nhiều thay đổi khác nhau tác động đến cấu trúc của thị trường phái sinh và những người tham gia thị trường.
Các yêu cầu mới đã được đưa ra đối với thị trường phái sinh của Trung Quốc liên quan đến tính phù hợp của nhà đầu tư, công bố rủi ro, kiểm soát và báo cáo giao dịch. Việc giám sát thị trường kỳ hạn quốc gia của Trung Quốc được tập trung hóa và giao dịch kỳ hạn xuyên biên giới lần đầu tiên sẽ được cho phép. Các yêu cầu liên quan đến tổng giao dịch hoán đổi hoàn trả cũng đã được cập nhật và mở rộng.
Hashtag: #KPMG
Nguồn phát hành hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội dung của thông báo này.
Thông tin về KPMG Trung Quốc
KPMG Trung Quốc có văn phòng đặt tại 30 thành phố, với hơn 14.000 đối tác và nhân viên, tại Bắc Kinh, Trường Xuân, Trường Sa, Thành Đô, Trùng Khánh, Đại Liên, Đông Quan, Phật Sơn, Phúc Châu, Quảng Châu, Hải Khẩu, Hàng Châu, Hợp Phì, Tế Nam, Nam Kinh, Nam Thông, Ninh Ba, Thanh Đảo, Thượng Hải, Thẩm Dương, Thâm Quyến, Tô Châu, Thái Nguyên, Thiên Tân, Vũ Hán, Hạ Môn, Tây An, Trịnh Châu, Đặc khu Hành chính Hồng Kông và Đặc khu Hành chính Macau. Làm việc trên cơ sở cộng tác trên tất cả các văn phòng này, KPMG Trung Quốc có thể điều phối các chuyên gia giàu kinh nghiệm một cách hiệu quả, ở bất kỳ nơi nào có khách hàng.
KPMG là một tổ chức toàn cầu gồm các công ty dịch vụ chuyên nghiệp độc lập cung cấp các dịch vụ Kiểm toán, Thuế và Tư vấn. KPMG là thương hiệu mà các công ty thành viên của KPMG International Limited (“KPMG International”) vận hành và cung cấp các dịch vụ chuyên nghiệp. “KPMG” được sử dụng để chỉ các công ty thành viên riêng lẻ trong tổ chức KPMG hoặc gọi chung cho một hoặc nhiều công ty thành viên.
Với hơn 236.000 đối tác và nhân viên, các công ty KPMG hoạt động tại 144 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Mỗi công ty thành viên KPMG là một thực thể riêng biệt về mặt pháp lý và phải chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ và trách nhiệm pháp lý của mình.
Vào năm 1992, KPMG trở thành mạng lưới kế toán quốc tế đầu tiên được cấp giấy phép liên doanh tại Trung Quốc đại lục. KPMG cũng là công ty đầu tiên trong số Big Four (4 công ty kế toán, tư vấn lớn nhất thế giới gồm KPMG, Ernest&Young, Deloitte và PwC) ở Trung Quốc đại lục chuyển đổi từ liên doanh sang quan hệ đối tác chung đặc biệt, kể từ ngày 1 tháng 8 năm 2012. Ngoài ra, Công ty KPMG Hồng Kông có thể truy nguyên nguồn gốc của mình từ năm 1945. Cam kết ban đầu đối với thị trường này, cùng với sự tập trung không ngừng vào chất lượng, đã là nền tảng cho kinh nghiệm tích lũy trong ngành, và được thể hiện qua việc KPMG chỉ định một số công ty uy tín nhất của Trung Quốc thực hiện các dịch vụ đa ngành (bao gồm kiểm toán, thuế và tư vấn).
Recent Comments