ĐẶC KHU HÀNH CHÍNH HỒNG KÔNG – Media OutReach – Theo Milken Institute (Viện Milken), Lan Châu (Lanzhou), thủ phủ tỉnh Cam Túc của Trung Quốc và là một mắt xích quan trọng trong sáng kiến Một vành đai, Một con đường của Trung Quốc, là thành phố hoạt động tốt nhất của Trung Quốc trong năm 2020,
Thành phố Lan Châu là một ví dụ điển hình về Chiến lược phát triển xanh mà Trung Quốc thực hiện như một phần của Kế hoạch 5 năm lần thứ 13, tập trung vào việc nâng cao tốc độ tăng trưởng của quốc gia thông qua đổi mới công nghệ và đổi mới nỗ lực phối hợp phát triển khu vực. Với việc cân bằng giữa hiện đại hóa cơ sở hạ tầng đô thị với cải thiện tính bền vững môi trường sinh thái [Nguồn: http://www.xinhuanet.com/english/2020-08/20/c_139305874.htm], Lan Châu đảm bảo vị trí đầu tiên, tăng từ vị trí thứ tư vào năm 2019, trong ấn bản thứ sáu của Viện Milken về báo cáo Các thành phố có hiệu suất tốt nhất Trung Quốc, được công bố vào ngày 17/12 vừa qua. Thâm Quyến và Thành Đô lần lượt đứng ở vị trí thứ hai và thứ ba.
Ông Perry Wong, Giám đốc điều hành Bộ phận nghiên cứu tại Viện Milken và là đồng tác giả của báo cáo cho biết: “Chỉ số Thành phố hoạt động tốt nhất của Trung Quốc năm 2020 nêu bật cách Trung Quốc đang tận dụng sức mạnh kinh tế của 3 siêu khu vực của quốc gia là Bắc Kinh-Thiên Tân-Hà Bắc, Khu vực Vịnh lớn (gồm Hồng Kông, Macau và 9 thành phố lớn của tỉnh Quảng Đông) và Đồng bằng sông Dương Tử, như một kiến trúc để kết nối và truyền tải sản xuất công nghiệp và thương mại tới các thành phố nhỏ hơn. Sự phát triển nhanh chóng của các khu vực kinh tế kém phát triển hơn phản ánh cam kết của Trung Quốc trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng nhằm giảm sự chênh lệch về phát triển giữa các khu vực và thành phố, cũng như giảm bớt gánh nặng về môi trường – chẳng hạn như tắc nghẽn và ô nhiễm – ở các siêu đô thị”.
Năm 2020 cũng đánh dấu lần đầu tiên các thành phố ở khu vực miền Tây Trung Quốc chiếm 3 trong 5 vị trí hàng đầu trong bảng xếp hạng của Viện Milken. Điều này cho thấy sự thành công của chính quyền Trung ương và các nhà hoạch định chính sách tập trung vào việc tận dụng lợi thế so sánh của sự phát triển khu vực tại thị trường nội địa để thúc đẩy tăng trưởng giữa các khu vực kém phát triển hơn, nhưng chi phí thấp hơn.
Thâm Quyến ở tỉnh Quảng Đông vẫn giữ vị trí thứ hai so với năm ngoái. Là một trong những câu chuyện thành công nhất về sự phát triển nền kinh tế đổi mới của Trung Quốc, Thâm Quyến hiện nay là một siêu đô thị đổi mới tầm cỡ toàn cầu, sau khi đã tự tái tạo thành công từ một trung tâm sản xuất hàng hóa, thiết bị giá rẻ. Ngày nay, thành phố này là trung tâm chính của Trung Quốc cho những tiến bộ về sản phẩm viễn thông và tinh thần kinh doanh công nghệ. Thâm Quyến – là một trong những đầu tàu tăng trưởng của Trung Quốc – sẽ được Chính phủ Trung Quốc tiếp tục củng cố để thực hiện sứ mệnh trở thành một thành phố tầm cỡ toàn cầu.
Đứng ở vị trí thứ 3 là Thành Đô, bị tụt hai bậc so với vị trí đứng đầu trong năm 2019 sau khi soán ngôi vị trí này trong ba năm trước đó. Đây cũng là lần thứ 6, Thành Đô nằm trong nhóm 10 thành phố lớn hàng đầu Trung Quốc. Thành phố này tiếp tục là một trong những trung tâm kinh tế, văn hóa, giao thông và liên lạc quan trọng nhất của miền Tây Trung Quốc.
Tây An ở tỉnh Thiểm Tây đứng thứ tư, tăng 2 bậc so với thứ sáu năm ngoái. Nằm ở phía tây của Trung Quốc, Tây An đang có sự thúc đẩy phát triển cơ sở hạ tầng giao thông. Theo sau Tây An ở vị trí thứ năm là Phúc Châu ở tỉnh Phúc Kiến ở phía đông nam Trung Quốc.
Soán ở vị trí thứ sáu là Quảng Châu, thủ phủ của tỉnh Quảng Đông, cũng là một trong những trung tâm giao thương và vận tải lâu đời nhất và lớn nhất của Trung Quốc. Tiếp theo, ở vị trí thứ bảy là Bắc Kinh, thủ đô của Quôc gia đông dân nhất thế giới này. Hạ Môn ở tỉnh Phúc Kiến, Nam Kinh ở tỉnh Giang Tô và Hợp Phì ở tỉnh An Huy lọt vào danh sách 10 thành phố hạng nhất và hạng hai hàng đầu Trung Quốc.
Đây là lần đầu tiên Quảng Châu, Nam Kinh và Hợp Phì lọt vào danh sách 10 thành phố hạng một và hạng hai hàng đầu Trung Quốc. Đây cũng là lần đầu tiên Phúc Châu nằm trong danh sách 10 thành phố hàng đầu.
Trong khi đó, Hà Nguyên ở tỉnh Quảng Đông chiếm vị trí số một trong danh sách các thành phố nhỏ (hạng 3) của Trung Quốc năm nay. Là một phần của khu vực Vịnh lớn và là điểm logistics của khu vực, Hà Nguyên gần đây đã nhận được nhiều khoản đầu tư trong và ngoài nước để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Đứng ở vị trí thứ hai là Bảo Kê ở tỉnh Sơn Tây, tiếp theo là Tân Hương của tỉnh Hà Nam ở vị trí thứ ba và Từ Châu thuộc tỉnh An Huy ở vị trí thứ tư. Hầu hết các thành phố này đã được hưởng lợi từ việc mở rộng các thành phố lớn lân cận của họ.
Thành phố Tuyên Thành ở tỉnh An Huy đứng thứ 6, tiếp theo là Thương Lạc thuộc ở tỉnh Sơn Tây, Chương Châu (tỉnh Phúc Kiến) và Đạt Châu (tỉnh Tứ Xuyên. Tuyên Thành và Đạt Châu nằm gần Trịnh Châu và Trùng Khánh, những trung tâm thương mại và sản xuất quan trọng ở các tỉnh tương ứng. Chương Châu, một thành phố bên cạnh Hạ Môn, đã có mức tăng trưởng GDP đáng chú ý trong những năm gần đây.
Thành phố cuối cùng trong danh sách 10 thành phố hạng 3 hàng đầu của Trung Quốc là Đông Hoản (hay còn gọi là Đông Quan) ở tỉnh Quảng Đông, đã từng đứng đầu danh sách này của năm 2019.
Phương pháp luận
Chỉ số các thành phố hoạt động tốt nhất của Viện Milken năm 2020 được xây dựng dựa trên việc chia 264 thành phố của Trung Quốc thành hai nhóm, nhóm các thành phố lớn và nhóm các thành phố vừa và nhỏ. Nhóm thành phố lớn bao gồm 34 thành phố hạng một và hạng hai, trong khi nhóm sau bao gồm 230 thành phố hạng ba. Hai nhóm được xếp hạng riêng biệt dựa trên kết quả hoạt động kinh tế, với trọng tâm là các phép đo tăng trưởng.
Chỉ số xếp hạng của Viện Milken cho phiên bản năm 2020 này bao gồm 9 chỉ số – tăng trưởng 1 năm (2017-2018) và 5 năm (2013-2018) cho việc làm, tiền lương và tổng sản phẩm khu vực (GRP) tính theo đầu người; tăng trưởng đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) 3 năm (2015-2018); Tỷ lệ FDI / GRP (2018); và chỉ số vị trí (LQ) cho việc làm trong ngành có giá trị gia tăng cao (2018). Chỉ số này phân loại các thành phố của Trung Quốc thành các nhóm lớn và nhỏ để mang lại những so sánh và hiểu biết có ý nghĩa hơn.
Thông tin về Chỉ số các thành phố hoạt động tốt nhất Trung Quốc của Viện Milken
Chỉ số các thành phố hoạt động tốt nhất Trung Quốc của Viện Milken phân tích dữ liệu chính thức mới nhất và toàn diện nhất, có trong Niên giám Thống kê Thành phố Trung Quốc (China City Statistical Yearbook) để theo dõi hoạt động kinh tế gần đây của các thành phố Trung Quốc. Mục đích chính là cung cấp một công cụ cho các nhà hoạch định chính sách để theo dõi và đánh giá các động lực kinh tế của các thành phố ở Trung Quốc và cải thiện hoạt động của chúng. Ngoài ra, công việc này cung cấp cho các doanh nghiệp cái nhìn sâu sắc về các xu hướng kinh tế để khám phá các cơ hội đầu tư tiềm năng tại Trung Quốc.
Bảng xếp hạng các thành phố hoạt động tốt nhất Trung Quốc của Viện Milken
Xếp hạng | Các thành phố hạng 1 và hạng 2 | Xếp hạng | Các thành phố hạng 3 |
1 | Lanzhou, Gansu (甘肃省, 兰州市) | 1 | Hà Nguyên (Heyuan), Quảng Đông (广东省, 河源市) |
2 | Thâm Quyến, Quảng Đông (广东省, 深圳市) | 2 | Bảo Kê (Baoji), Thiểm Tây (陕西省, 宝鸡市) |
3 | Thành Đô, Tứ Xuyên (四川省, 成都市) | 3 | Tân Hương (Xinxiang), Hà Nam (河南省, 新乡市) |
4 | Tây An, Thiểm Tây (陕西省, 西安市) | 4 | Từ Châu (Chuzhou), An Huy (安徽省, 滁州市) |
5 | Phúc Châu (Fuzhou), Phúc Kiến (福建省, 福州市) | 5 | Vu Hồ (Wuhu), An Huy (安徽省, 芜湖市) |
6 | Quảng Châu, Quảng Đông (广东省, 广州市) | 6 | Tuyên Thành (Xuancheng), An Huy (安徽省, 宣城市) |
7 | Bắc Kinh (北京市) | 7 | Thương Lạc (Shangluo), Thiểm Tây (陕西省, 商洛市) |
8 | Hạ Môn (Xiamen), Phúc Kiến (福建省, 厦门市) | 8 | Chương Châu (Zhangzhou), Phúc Kiến (福建省, 漳州市) |
9 | Nam Kinh, Giang Tô (江苏省, 南京市) | 9 | Đạt Châu (Dazhou), Tứ Xuyên (四川省, 达州市) |
10 | Hợp Phì (Hefei), An Huy (安徽省, 合肥市) | 10 | Đông Hoản (Dongguan), Quảng Đông (广东省, 东莞市) |
Tìm hiểu Bản đồ tương tác: www.best-cities-china.org
Recent Comments