ĐẶC KHU HÀNH CHÍNH HỒNG KÔNG – Media OutReach – Một báo cáo mới có tiêu đề “Talent Trends 2023: The Invisible Revolution” (tạm dịch: “Xu hướng nhân tài 2023: Cuộc cách mạng vô hình”) công bố số liệu thống kê đáng kinh ngạc về lực lượng lao động Hồng Kông. Theo báo cáo, mặc dù 49% số người được hỏi bày tỏ sự hài lòng với công việc, song có tới 90% vẫn sẵn sàng cho các cơ hội việc làm mới. Hơn nữa, cứ 5 người lao động ở Hồng Kông thì có 4 người (tức là có tới 80%) bắt đầu công việc mới trong năm ngoái cũng đang sẵn sàng tìm kiếm các cơ hội việc làm khác.
Nghiên cứu gần đây của Công ty Michael Page Hồng Kông có 1.042 người lao động Hồng Kông tham gia. Kết quả cho thấy, có tới 40% nhân viên đã thay đổi vai trò kể từ khi đại dịch COVID-19 bùng phát. Dữ liệu này cho thấy sự thay đổi cơ bản trong mối quan hệ của lực lượng lao động với công việc của họ, dẫn đến một “Cuộc cách mạng vô hình” được đặc trưng bởi cách tiếp cận công việc mang tính giao dịch hơn.
Nhận xét về xu hướng này, ông Mark Tibbatts, Giám đốc điều hành của Michael Page Hồng Kông và Đài Loan cho biết: “Ngày càng có nhiều người mong muốn tương tác thực sự giữa con người với nhau. Người sử dụng lao động cần cung cấp các tương tác cá nhân có ý nghĩa trong suốt quá trình tuyển dụng để khiến nhân viên của họ cảm thấy được coi trọng. Sau thời kỳ phong tỏa và giãn cách xã hội do đại dịch COVID-19, mọi người háo hức tương tác với người khác hơn. Trong khi công nghệ tại nơi làm việc đã cho phép sắp xếp công việc linh hoạt, các mối quan hệ xã hội trực tiếp đang nhận được sự đánh giá cao mới khi chúng đáp ứng nhu cầu xã hội cơ bản của con người”.
Nghiên cứu nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc trả lương trong bối cảnh mới này. Có 3 trong số 10 nhân viên cho biết, họ cảm thấy bị ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng chi phí sinh hoạt và 19% đã không được tăng lương trong 2 năm qua. Theo nghiên cứu, nhân viên không sẵn sàng chấp nhận mức lương thấp hơn nếu họ có thể kiếm được nhiều tiền hơn ở nơi khác.
Trong điều kiện kinh tế xấu đi, có tới 56% người dân cũng sẽ tích cực tìm kiếm công việc mới. Thực tế này cho thấy sự chủ động nghề nghiệp ngày càng tăng và mong muốn có được những cơ hội và điều kiện tốt hơn.
Trước hiện tượng “Great Resignation” (tạm dịch: làn sóng nghỉ việc hay từ chức hàng loạt) đang diễn ra, báo cáo xác định nhu cầu của các nhà tuyển dụng phải suy nghĩ lại về các mô hình cung ứng nguồn lực của họ. Nghiên cứu cho thấy, việc tuyển dụng sẽ cần phải liên tục, thay vì theo yêu cầu, để theo kịp tỷ lệ rời bỏ công việc cao hơn.
Báo cáo cũng nhấn mạnh đến tầm quan trọng của Đề xuất giá trị nhân viên (Employee Value Proposition – EVP) được trình bày rõ ràng vượt xa mức lương và tính linh hoạt. Đề xuất gợi ý rằng việc phản ánh các ưu tiên của nhân viên trong EVP có thể là một điểm khác biệt lớn khi thuê nhân viên mới hoặc giữ chân nhân tài hiện có.
Để đối phó với những diến biến mới này, báo cáo khuyến nghị các nhà tuyển dụng nên đồng cảm hơn với vị trí mới được trao quyền của tài năng và xác định rõ ràng việc đào tạo, phát triển nghề nghiệp và chế độ đãi ngộ để giảm thiểu tâm lý chưa yên tâm làm việc cho những người mới tham gia.
Ông Nicholas Kirk, Giám đốc điều hành (CEO) của PageGroup, cho biết: “Xu hướng ở Hồng Kông phản ánh tâm lý của thị trường nhân tài toàn cầu – mọi khu vực đều chứng kiến sự thay đổi mang tính chuyển đổi ở mọi nhóm tuổi, thị trường và ngành. Đây không phải là những xu hướng thoáng qua hay phản ứng trái chiều đối với một thời kỳ hỗn loạn. Thay vào đó, họ đang định hình lại nơi làm việc theo cách sẽ thay đổi một cách tinh tế, nhưng cơ bản cách các doanh nghiệp thu hút và giữ chân nhân tài”.
Hashtag: #MichaelPage #TalentTrends2023 #InvisibleRevolution
Nguồn phát hành hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội dung của thông báo này.
Recent Comments