ĐẶC KHU HÀNH CHÍNH HỒNG KÔNG – Media OutReach – Lấy cảm hứng từ sự gia tăng đạo đức làm việc có tính cạnh tranh cao ở Trung Quốc hiện đại, một nhóm các nhà nghiên cứu chọn xem xét tính hiệu quả của cạnh tranh như một công cụ tạo động lực, đặc biệt là nó liên quan đến mức độ tốt của những người được thúc đẩy cạnh tranh với nhau. đồng thồi cũng cùng hợp tác để đạt được các mục tiêu của đơn vị, tổ chức. Kết quả cho thấy, những người càng trở nên cạnh tranh hơn thì khả năng họ sẵn sàng hợp tác với người khác càng ít.

CUHK1.jpg

(Source: iStock)
Nghiên cứu có tiêu đề The Cooperative Consequences of Contests (tạm dịch: Hậu quả hợp tác của các cuộc cạnh tranh) được đồng thực hiện bởi bà Jaimie Lien, Trợ lý Giáo sư Kinh tế kinh doanh tại Khoa Khoa học ra quyết định và Kinh tế quản lý thuộc Trường Kinh doanh, Đại học Hồng Kông (The Chinese University of Hong Kong – CUHK); Giáo sư Jie Zheng tại Đại học Thanh Hoa và Nghiên cứu sinh tiến sĩ Yilin Zhuo của Đại học California, Los Angeles (Mỹ).

Neijuan (tạm dịch là sự thụt lùi, tụt hậu – một thuật ngữ nhân chủng học có thể hiểu là ngược lại với sự tiến hóa) là một từ thông dụng thịnh hành ở Trung Quốc đại lục. Khái niệm này thường đề cập đến hoàn cảnh cạnh tranh trong môi trường học tập hoặc nơi làm việc ở Trung Quốc, nơi sinh viên và người lao động bị áp lực phải làm việc quá sức do các tiêu chuẩn nâng cao gây ra bởi các đồng nghiệpm thậm chí họ còn luôn ở tình trạng phải căng mình ra cố gắng, nỗ lực để theo kịp với bạn bè, đồng nghiệp. Một blogger nổi tiếng của Trung Quốc mô tả neijuan là một “vòng luẩn quẩn không đáy của cạnh tranh nội bộ”, được trích dẫn một bài báo trên What’s On Weibo.

Điều thú vị là Giáo sư Jaimie Lien và các đồng tác giả của bà đã tìm thấy bằng chứng trong nghiên cứu của họ song song với khái niệm neijuan. Các nhà nghiên cứu đã đặt những người tham gia nghiên cứu của họ vào các trò chơi “social dilemma” (tạm dịch “tiến thoái lưỡng nan của xã hội”, trò chơi này kiểm tra cách mọi người hành xử khi họ phải đối mặt với những lựa chọn thúc đẩy lợi nhuận cá nhân hoặc lợi ích của một nhóm, với các chương trình khen thưởng khác nhau. Giữa các trò chơi “tiến thoái lưỡng nan của xã hội” này, những người tham gia phải cạnh tranh với nhau để giành lấy phần thưởng thực sự. Các nhà nghiên cứu nhận thấy thực tế là, những người tham gia đã cố gắng hết sức để vượt qua những người khác, ngay cả khi phần thưởng được cấu trúc theo cách cho phép chúng được chia sẻ trong nhóm.

Tác động của các chương trình khen thưởng khác nhau

Các nhà nghiên cứu đã tuyển dụng hơn 100 người tham gia đến từ Đại học Thanh Hoa. Những người tham gia bắt cặp ngẫu nhiên để tham gia vào các trò chơi “tiến thoái lưỡng nan của xã hội”, trước và sau khi tham gia vào các hình thức khác nhau của các chương trình khen thưởng mang tính cạnh tranh cho một nhiệm vụ khó khăn.

Nhóm nghiên cứu đã so sánh mức độ sẵn sàng hợp tác của những người tham gia trước và sau khi cuộc thi được giới thiệu. Họ nhận thấy sự suy giảm tổng thể về mức độ sẵn sàng hợp tác trong các tình huống “tiến thoái lưỡng nan của xã hội”, vốn được thiết kế để đo lường hành vi hợp tác và tin tưởng.

Điều quan trọng là, các nhà nghiên cứu đã kiểm tra xem liệu các chương trình khen thưởng khác nhau có gây ra sự cạnh tranh nhiều hơn hay ít hơn giữa những người tham gia hay không. Ngoài thiết lập cơ bản, trong đó những người tham gia được nhận một phần thưởng cố định cho mỗi nhiệm vụ hoàn thành, các nhà nghiên cứu đã giới thiệu 3 hệ thống khen thưởng khác.

Chương trình khen thưởng đầu tiên là kịch bản đơn thuần là “người thắng cuộc nhận tất cả”, trong đó người tham gia hoàn thành nhiều nhiệm vụ hơn đối tác của họ, thì sẽ được nhận toàn bộ phần thưởng, trong khi người tham gia khác không nhận được gì.

Chương trình khen thưởng thứ hai được gọi là “Cuộc thi Tullock”, trong đó người chiến thắng được chọn một cách hoàn toàn ngẫu nhiên. Người tham gia hoàn thành nhiều nhiệm vụ hơn sẽ có cơ hội cao hơn được chọn là người chiến thắng, mặc dù chiến thắng không được đảm bảo. Nói cách khác, người làm việc tốt nhất có cơ hội tốt nhất để giành được toàn bộ phần thưởng. Tức là vẫn là phương án người giỏi được tất.

Kịch bản phần thưởng thứ ba được gọi là “Cuộc thi giải thưởng theo tỷ lệ”, trong đó mỗi người tham gia được thưởng tùy theo mức độ nỗ lực của họ trong nhiệm vụ, so với đối tác của họ. Không giống như hai cơ chế “được tất cả hoặc không được gì cả”, phương án chia thưởng này một cách công bằng theo kiểu “vui vẻ cả làng”. Đáng ngạc nhiên là, sự sắp xếp có vẻ công bằng hơn này đã dẫn đến sự hợp tác ít hơn giữa những người tham gia trong bối cảnh “tiến thoái lưỡng nan của xã hội”. Theo kết quả, xu hướng hợp tác của những người tham gia giảm nhiều nhất trong trò chơi Kinh điển của tù nhân, thử thách lợi ích cá nhân so với nỗ lực chung vì lợi ích chung, theo sơ đồ phần thưởng này, giảm từ 58% xuống 19%.’

Giáo sư Jaimie Lien cho biết: “Kết quả này khá bất ngờ và hơi phản trực giác ở chỗ mọi người thực sự phản ứng theo cách cạnh tranh hơn khi phải đối mặt với phương thức trả thưởng tương đối mang tính kém cạnh tranh hơn. Khi được trao cơ hội chia giải một cách công bằng, họ dường như không nắm bắt tốt. một khi các cơ hội hợp tác xuất hiện sau đó. Kết quả dường như cho thấy rằng mọi người đã chấp nhận nhiều hơn các tình huống thắng-thua mà chúng tôi đã nghĩ lúc đầu”.

Mặt trái của tham vọng

Giáo sư Jaimie Lien giải thích rằng, khi phương án khen thưởng dựa trên nỗ lực của từng người tham gia so với nỗ lực của đối tác của họ, về mặt lý thuyết giải thưởng có thể được chia đều, nhưng người tham gia có thể không nhất thiết nhận ra rằng điều này là có thể. Thay vào đó, những người tham gia trở nên ích kỷ hơn trong khuôn khổ này vì họ tin rằng họ có thể giành được phần thưởng lớn hơn bằng cách làm việc chăm chỉ hơn. Ngược lại, những người tham gia sẵn sàng hợp tác hơn trong hai tình huống khác là người thắng cuộc vì chia sẻ phần thưởng thậm chí không thể thực hiện được trong các tình huống đó.

Nghiên cứu chỉ ra rằng, nỗ lực của các cá nhân và xu hướng tiếp theo trong các tình huống xã hội có khả năng phản ứng cao với môi trường cạnh tranh mà họ phải đối mặt. Quan trọng nhất, các nhà nghiên cứu muốn nhấn mạnh rằng những người tham gia nghiên cứu vẫn cạnh tranh ngay cả khi họ không tương tác với cùng một đối thủ trong các trò chơi khác nhau.Điều n ày có nghĩa là tình trạng cạnh tranh có thể hình thành thái độ chung của mọi người bằng cách khiến họ rời xa sự hợp tác. Ngoài ra, nghiên cứu cho thấy những người tham gia tự nhận mình là người có tham vọng cao trong việc giành chiến thắng và làm việc chăm chỉ hơn để giành chiến thắng, hành xử ích kỷ hơn và ít sẵn sàng hợp tác trong các trò chơi tiến thoái lưỡng nan của xã hội.

Giáo sư Jaimie Lien nhận xét: “Nó có ý nghĩa tiêu cực đối với xã hội vì trò chơi “tiến thoái lưỡng nan của xã hội” thể hiện những tình huống mà các cá nhân có thể hợp tác với nhau để tạo ra nhiều nguồn lực hơn cho mọi người, nhưng những người muốn giành phần thắng có xu hướng không làm điều đó. Ngoài ra, việc quá chú trọng vào cạnh tranh có thể ảnh hưởng đến tương tác xã hội của mọi người về lâu dài, chẳng hạn như ít tin tưởng hơn đối với người lạ và ít sẵn sàng đóng góp cho những điều tốt chung”.

Trong bối cảnh nơi làm việc, Giáo sư Jaimie Lien cho biết thêm, sự cạnh tranh không ngừng mà không có các chế độ khen thưởng được thiết kế cẩn thận có thể làm giảm khả năng làm việc nhóm và hợp tác của mọi người. Trong hầu hết các tổ chức hiện đại, cạnh tranh gần như được coi là một thành phần thiết yếu của hệ thống cấp bậc, chẳng hạn, với việc người lao động cạnh tranh để được thăng chức vào một số trọng trách nhất định. Việc cố gắng tìm ra phương án khen thưởng tốt nhất, theo quan điểm hành vi, trở nên rất khó khăn, vì mỗi tổ chức sẽ có những nhu cầu khác nhau xét trên khía cạnh cân bằng giữa các động cơ thúc đẩy hiệu suất và duy trì một môi trường làm việc hợp tác.

Theo nghiên cứu, điều này không chỉ khiến người lao động chống lại nhau trong bối cảnh nơi làm việc dẫn đến tác động tiêu cực đến sự hợp tác, mà còn mở rộng đến các hình thức cạnh tranh “nhẹ nhàng hơn”, thậm chí có thể làm cho mọi thứ trở nên tồi tệ hơn. Khi kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng mọi người cư xử khác nhau theo các chế độ khen thưởng khác nhau, công việc trong tương lai có thể tập trung vào việc tìm kiếm các chế độ đãi ngộ lý tưởng có thể mang lại những đặc điểm tốt nhất ở con người khi không thể tránh khỏi sự cạnh tranh.

Tài liệu tham khảo
Jaimie W. Lien, Jie Zheng & Yilin Zhuo, The Cooperative Consequences of Contests (Hậu quả hợp tác của các cuộc cạnh tranh) Ngày 21 tháng 5 năm 2021. Có sẵn tại SSRN: https://papers.ssrn.com/sol3/papers.cfm?abstract_id=3850570

Bài báo này được xuất bản lần đầu trên trang web Kiến thức Kinh doanh Trung Quốc (China Business Knowledge – CBK) bởi Trường Kinh doanh CUHK: https://bit.ly/3wPxOqD

Thông tin về CUHK Business School (Trường Kinh doanh thuộc Đại học Hồng Kông Trung Quốc)

Trường Kinh doanh thuộc CUHK bao gồm 2 trường – Kế toán và Quản lý khách sạn và Du lịch – và 4 khoa – Khoa Kinh tế quản lý và khoa học phục vụ việc ra quyết định, Tài chính, Quản lý và Marketing. Được thành lập tại Hồng Kông vào năm 1963, đây là trường kinh doanh đầu tiên cung cấp các chương trình cử nhân về quản trị kinh doanh (BBA), thạc sĩ về quản trị kinh doanh (MBA) và thạc sĩ cao cấp về quản trị kinh doanh (Executive MBA) trong khu vực. Hiện tại, Trường cung cấp 10 chương trình đại học và 20 chương trình sau đại học, bao gồm MBA, EMBA, Master, MSc, MPhil và Ph.D. Trường hiện có hơn 4.500 sinh viên đại học và sau đại học đến từ hơn 20 quốc gia / vùng lãnh thổ theo học.

Trong Bảng xếp hạng MBA toàn cầu của Financial Times năm 2022, chương trình đào tạo của CUHK được xếp hạng thứ 50. Trong bảng xếp hạng EMBA năm 2021 của Financial Times, CUHK EMBA được xếp hạng 19 trên thế giới. Trường Kinh doanh thuộc CUHK có số lượng cựu sinh viên kinh doanh lớn nhất (hơn 40.000 người) trong số các trường đại học / trường kinh doanh tại Hồng Kông. Nhiều người trong số họ là lãnh đạo chủ chốt doanh nghiệp.

Thông tin thêm có sẵn tại http://www.bschool.cuhk.edu.hk hay bằng cách kết nối với Trường Kinh doanh, thuộc CUHK trên các mạng xã hội như:
Facebook: www.facebook.com/cuhkbschool
Instagram: www.instagram.com/cuhkbusinessschool
LinkedIn: www.linkedin.com/school/cuhkbusinessschool
WeChat: CUHKBusinessSchool

#CUHKBusinessSchool