HỒNG KÔNG, TRUNG QUỐC – Media OutReach –- Để trở thành một nhà lãnh đạo đòi hỏi nhiều kỹ năng, bao gồm khả năng giải mã và đánh giá các phản ứng có tính cảm xúc của cấp dưới một cách nhanh chóng và chính xác. Kỹ năng này, còn được gọi là khẩu độ cảm xúc, là một kỹ năng lãnh đạo quan trọng cho phép các nhà lãnh đạo diễn giải các phản ứng của nhóm nhân vien dưới quyền về các sự kiện của tổ chức.
Giáo sư Ying-yi Hong, Giáo sư về Marketing của Khoa Marketing của Trường Kinh doanh thuộc Đại học Hồng Kông Trung Quốc (The Chinese University of Hong Kong – CUHK), cho biết: “Khả năng khẩu độ cảm xúc cung cấp cho nhà lãnh đạo nhiều thông tin về cách một nhóm phản ứng theo cảm xúc với tình huống cụ thể nào đó và cho phép nhà lãnh đạo cư xử một cách phù hợp và có tính chiến lược”.
Gần đây, một công trình nghiên cứu được thực hiện với sự hợp tác giữa các nhà nghiên cứu tại Đại học Công giáo Australia ở bang New South Wales và Trường Kinh doanh Ross của Đại học Michigan (Mỹ), giáo sư Ying-yi Hong đã khám phá cách văn hóa ảnh hưởng đến khẩu độ cảm xúc.
Nữ giáo sư Ying-yi Hong nhận xét: “Việc giải mã chính xác cảm xúc tập thể là đặc biệt cần thiết, vì các cá nhân thường phụ thuộc nhiều hơn vào những suy luận chính xác liên quan đến niềm tin, mục tiêu và xu hướng hành động của tập thể, để điều hướng cuộc sống xã hội một cách hài hòa”.
Nghiên cứu trước đây đã chỉ ra việc làm thế nào mà dưới ảnh hưởng trên phạm vi rộng của một tập thể, khả năng giải mã ảnh hưởng tập thể của cá nhân có thể giúp họ thành công trong việc liên lạc, lãnh đạo và điều hướng động lực nhóm. Trước nghiên cứu này, nữ giáo sư và các nhà nghiên cứu khác đã phát hiện ra rằng, người Trung Quốc có mức độ đồng cảm tập thể thấp hơn so với người Mỹ. đối với trận động đất và sóng thần Nhật Bản năm 2011
Tuy nhiên, không dễ để giải thích và phân tích các phản ứng tập thể.
Nữ giáo sư Ying-yi Hong lý giải: “Không giống như nhận thức cảm xúc cá nhân, khi sự chú ý tập trung vào một mục tiêu trọng tâm duy nhất,thì nhận thức cảm xúc tập thể đòi hỏi phải tập trung vào một cái nhìn rộng hơn về các mục tiêu. Với bản chất tinh tế, biến thể và thoáng qua của các tín hiệu cảm xúc, nhiệm vụ tìm hiểu thành phần tình cảm tổng thể của một nhóm có thể là rất khó khăn và đầy thách thức”.
Toàn cầu so với cục bộ
Con người xử lý thông tin trên quan điểm tổng thể về thông tin cụ thể (toàn cầu) hoặc chi tiết về thông tin đó (địa phương). Các nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng, những người có khả năng xử lý toàn cầu cao sẽ thành công hơn trong việc nhận ra cảm xúc tập thể. Với văn hóa phụ thuộc lẫn nhau, người phương Đông được biết là bị ảnh hưởng nhiều hơn từ những cảm xúc được thể hiện bởi những người xung quanh so với người phương Tây. Nói cách khác, quá trình xử lý toàn cầu của người phương Đông phổ biến hơn so với các đối tác phương Tây. Tuy nhiên, liệu điều này có nghĩa là người phương Đông thực sự giỏi nhận ra cảm xúc tập thể hơn người phương Tây?
Để tìm câu trả lời, giáo sư Ying-yi Hong và các cộng tác viên của bà đã thử nghiệm hai giả thuyết trong nghiên cứu: Thứ nhất, Trung Quốc sẽ cho thấy mức độ chính xác cao hơn trong việc nhận ra các kiểu phản ứng cảm xúc nhóm so với người Bắc Mỹ. Thứ hai, sự biến đổi đa văn hóa được dự đoán trong giả thuyết đầu tiên sẽ được dàn xếp bởi quá trình xử lý toàn cầu lớn hơn được thể hiện giữa người Trung Quốc so với người Bắc Mỹ.
Tổng cộng có 98 sinh viên đại học người Mỹ da trắng đến từ một trường đại học Mỹ và 79 sinh viên Trung Quốc sinh ra ở Trung Quốc đại lục đén từ một trường đại học Hồng Kông đã được tuyển dụng cho nghiên cứu. Những người tham gia được yêu cầu trình bày các phản ứng cảm xúc mà họ nhìn thấy trong ảnh nhóm gồm 4 người. Theo đó một số người trong ảnh thể hiện sự hạnh phúc, tức giận, sợ hãi hoặc biểu cảm khuôn mặt trung tính. Các bức ảnh nhóm 4 người được hiển thị rất nhanh (chỉ nửa giây), vì vậy đó không phải là một nhiệm vụ dễ dàng. Mặt khác, nhận thức toàn cầu so với địa phương của người tham gia đã được kiểm tra bằng cách sử dụng tác vụ nhận dạng chữ cái Navon trong đó một số chữ cái lớn (ví dụ: “F”) được tạo thành bởi một số chữ cái nhỏ (ví dụ: nhiều chữ “T”).
Những người tham gia được yêu cầu xác định chữ cái lớn hay nhỏ càng nhanh và càng chính xác càng tốt. Việc nhanh chóng nhận ra các chữ cái lớn đòi hỏi xử lý toàn bộ hình ảnh, trong khi nhận dạng nhanh các chữ cái nhỏ đòi hỏi xử lý cục bộ các chi tiết trong ảnh. Do đó, với thời gian phản ứng ngắn hơn trong việc xác định các chữ cái lớn so với các chữ cái nhỏ, thì người đó mang tính toàn cầu hơn so với một người định hướng nhận thức địa phương.
Sự khác biệt về văn hóa trong việc nhận biết cảm xúc tập thể
Như đã được dự đoán, nghiên cứu cho thấy, những người tham gia Trung Quốc đã chứng minh mức độ chính xác cao hơn trong việc nhận ra cảm xúc nhóm so với các đối tác Mỹ. Tuy nhiên, những người tham gia Trung Quốc cho thấy, mức độ chính xác thấp hơn trong việc xác định cảm xúc cá nhân so với người Bắc Mỹ. Ngoài ra, dựa trên phản ứng của họ trong nhiệm vụ nhận dạng chữ cái Navon, những người tham gia Trung Quốc có định hướng nhận thức toàn cầu co hơn so với các người tham gia phương Tây.
Để tìm hiểu thêm liệu nhận thức toàn cầu có đóng vai trò trong nhận dạng cảm xúc tập thể hay không, các nhà nghiên cứu đã mô phỏng 5.000 mẫu từ dữ liệu gốc và đạt được khoảng tin cậy 95%. Điều này cho thấy, tác động gián tiếp của nhận thức toàn cầu đối với nhận dạng cảm xúc tập thể là rất đáng kể. Nói cách khác, hiệu suất cao hơn của sinh viên Trung Quốc trong việc nhận ra cảm xúc tập thể trên thực tế bị ảnh hưởng bởi mức độ xử lý toàn cầu cao hơn của họ.
Giáo sư Ying-yi Hong nhận định: “Lớn lên ở nơi mà họ chú trọng vào tập thể, chứ không phải là cá nhân dường như định hình những cách cơ bản để cá nhân nhìn thấy phản ứng cảm xúc. Kết quả của chúng tôi cho thấy rằng, trong số các cá nhân đến từ bối cảnh, môi trường văn hóa được biết đến luôn thúc đẩy sự phụ thuộc lẫn nhau so với tính độc lập, còn tồn tại một khả năng lớn hơn để nhận ra những thay đổi tinh tế trong các phản ứng cảm xúc của tập thể”.
Nghiên cứu trong tương lai
Giáo sư Ying-yi Hong cho biết thêm, sắp tới, các nghiên cứu về cách văn hóa tương tác với các quá trình tâm lý là cần thiết để con người có được sự hiểu biết toàn diện hơn về cách chúng ta hiểu về thế giới của chính mình.
Giáo sư Ying-yi Hong cho biết: “Nghiên cứu này đại diện cho khám phá đầu tiên và ban đầu trong việc kiểm tra bằng chứng về sự biến đổi đa văn hóa trong việc giải mã cảm xúc tập thể. Như vậy, nghiên cứu mở ra một dòng điều tra mới trong tài liệu vừa chớm nở về nhận dạng cảm xúc tập thể và bổ sung cho sự tập trung truyền thống vào các quá trình nhận biết cảm xúc cá nhân. Hơn nữa, dựa trên những phát hiện của chúng tôi về việc giải mã ảnh hưởng tập thể, chúng tôi hy vọng rằng, các lĩnh vực khác về nhận thức của mọi người, như phân cấp nhóm, đa dạng nhóm và năng lực nhóm, cũng như nhiều hoạt động khác nhau giữa các nền văn hóa khác nhau”.
Tài liệu tham khảo:
Ying Yang, Ying-yi Hong và Jeffrey Sanchez-Burks, Emotional Aperture Across East and West: How Culture Shapes the Perception of Collective Affect, Journal of Cross-Cultural Psychology (2019) (tạm dịch: Khẩu độ cảm xúc phương Đông và phương Tây: Văn hóa định hình nhận thức về ảnh hưởng tập thể như thế nào, Tạp chí Tâm lý học xuyên văn hóa (2019).
Bài viết này lần đầu tiên được xuất bản trên trang web Kiến thức kinh doanh Trung Quốc (CBK) của Trường kinh doanh thuộc CUHK: https://bit.ly/2SdJXBD.
Thông tin về Trường Kinh doanh thuộc CUHK
Trường Kinh doanh thuộc CUHK bao gồm 2 trường – Kế toán và Quản lý khách sạn và Du lịch – và 4 khoa – Khoa học phục vụ việc ra quyết định và Kinh tế quản lý, Tài chính, Quản lý và Marketing. Được thành lập tại Hồng Kông vào năm 1963, đây là trường kinh doanh đầu tiên cung cấp các chương trình Cử nhân về quản trị kinh doanh (BBA), thạc sĩ về quản trị kinh doanh (MBA) và MBA cao cấp (EMBA) trong khu vực. Hiện tại, Trường cung cấp 8 chương trình đại học và 20 chương trình sau đại học, bao gồm MBA, EMBA, Master, MSc, MPhil và Tiến sỹ (Ph.D).
Trong Bảng xếp hạng MBA toàn cầu của Financial Times 2019, MBA của CUHK được xếp hạng thứ 57. Trong bảng xếp hạng EMBA 2019 của FT, EMBA của CUHK được xếp hạng 24 trên thế giới. Trường Kinh doanh thuộc CUHK có số lượng cựu sinh viên kinh doanh lớn nhất (hơn 36.000) trong số các trường đại học / trường kinh doanh tại Hồng Kông. Nhiều người trong số họ hiện là lãnh đạo doanh nghiệp chủ chốt. Trường hiện có khoảng 4.400 sinh viên đại học và sau đại học và Giáo sư Lin Zhou là Hiệu trưởng của Trường Kinh doanh thuộc CUHK.www.bschool.cuhk.edu.hk hoặc kết nối với Trường Kinh doanh thuộc CUHK trên các mạng xã hội Facebook: www.facebook.com/cuhkbschool và LinkedIn: www.linkedin.com/school/3923680/ WeChat:CUHKBusinessSchool
Recent Comments