SINGAPORE – Media OutReach Newswire – GBG – công ty hàng đầu chuyên về nhận dạng và vị trí toàn cầu, phối hợp với Chartis Research, công bố thông tin rằng, có tới 8 trong 10 tổ chức tài chính và ngân hàng châu Á đang phải đối mặt với những thách thức đáng kể liên quan đến việc phát hiện gian lận kỹ thuật số, nhưng đang tích cực đầu tư vào công nghệ và trải nghiệm người dùng để giảm thiểu rủi ro và duy trì niềm tin của khách hàng.
Những phát hiện chính này là một phần trong Báo cáo mới nhất của GBG và Chartis Research có tiêu đề: “Building Trust in Digital Channels: A Study of Banking and Finance in Asia” (tạm dịch: “Xây dựng niềm tin vào các kênh kỹ thuật số: Nghiên cứu về tài chính ngân hàng ở châu Á”), xem xét những thách thức và tiến bộ trong việc phát hiện và ngăn chặn gian lận trong bối cảnh tỷ lệ áp dụng kỹ thuật số cao kỷ lục trong khu vực.
Tần suất và mức độ phức tạp gian lận gia tăng
Đang có một xu hướng đáng lo ngại về mức độ phức tạp và tần suất ngày càng tăng liên quan đến sự cố gian lận. Gần 90% số người được hỏi nhìn nhận những mánh khóe ngày càng tinh vi là thách thức lớn nhất trong việc phát hiện gian lận. Đáng chú ý là, những vụ lừa đảo và tấn công giả mạo (phishing attack) có mức tăng đột biến, với lần lượt 59% và 57% số người được hỏi báo cáo về tình trạng gia tăng của 2 loại hình lừa đảo điển hình này.
Gian lận dựa vào nhận dạng (ID) giả cũng hiện đang là hiện tượng phổ biến trong thời gian gần đây – dù là một hiện tượng mang tính truyền thống ở Bắc Mỹ, nhưng kiểu gian lận này đang ngày càng nhiều hơn ở châu Á, khi các vụ gian lận ngày càng phổ biến, với 58% báo cáo gia tăng các vụ việc như vậy.
Việc cân bằng bảo mật với niềm tin của khách hàng khi ứng dụng kỹ thuật số đang gia tăng
Đáng chú ý là, có tới 97% số người được hỏi thừa nhận khó khăn trong việc duy trì sự cân bằng giữa bảo mật và trải nghiệm của khách hàng, với 79% phản ánh rằng, đây là một trở ngại lớn. Thực tế này phản ánh sự thúc đẩy nhanh chóng việc ứng dụng kỹ thuật số trên khắp châu Á, nơi mà việc thanh toán theo thời gian thực hiện đang chiếm ưu thế, do vậy tự nhiên làm tăng lỗ hổng cho gian lận len lỏi vào cả tổ chức tài chính và khách hàng của tổ chức. Vì vậy, điều cần thiết là các tổ chức này phải đảm bảo áp dụng các biện pháp bảo mật mạnh mẽ, đồng thời cung cấp trải nghiệm đảm bảo hơn cho khách hàng để duy trì niềm tin của khách hàng.
Những hệ thống cũ làm gián đoạn khả năng phát hiện gian lận chính xác, nhưng hầu hết các tổ chức đều có những nền tảng để đưa gian lận vào một nền tảng riêng
Việc phát hiện chính xác những loại hình gian lận mới và phức tạp hơn đòi hỏi phương pháp tiếp cận nhiều lớp, tích hợp các kỹ thuật phát hiện bất thường truyền thống với những phương pháp tiên tiến hơn như mạng nơ-ron. Tuy nhiên, sự có mặt của các hệ thống và công nghệ cũ khiến việc tiếp nhận và sử dụng dữ liệu bổ sung trở nên khó khăn hơn trong một số hành vi gian lận hiện hữu, với 64% cho rằng, đây là lý do chính dẫn đến tỷ lệ dương tính giả cao. Vấn đề này càng trở nên nghiêm trọng hơn do thực tế là các tổ chức đã gặp khó khăn do dữ liệu kém – một nhận biết được chia sẻ bởi hơn một nửa số người được hỏi (52%).
Điều đáng mừng là, các tổ chức đang chủ động giải quyết vấn đề này, với 88% số người được hỏi đã sở hữu một nền tảng hợp nhất và duy nhất cho phép trao đổi và chia sẻ dữ liệu, nhằm mục tiêu cuối cùng là giảm thiểu rủi ro trước những gian lận và tội phạm tài chính tiềm ẩn.
Chủ động đầu tư công nghệ là ưu tiên hàng đầu
Các ngân hàng và tổ chức tài chính ở châu Á thường tập trung vào việc tuyển dụng nhân viên để lấp đầy khoảng trống trong phát hiện gian lận. Tuy nhiên, nghiên cứu nhận thấy rằng, các tổ chức này sẽ cần tăng cường đầu tư vào học máy và trí tuệ nhân tạo (AI) trong những năm tới (16% trong các năm 2023-2024 tăng lên 68% trong năm 2025-2026). Thực tế này cho thấy sự dịch chuyển từ phát hiện bất thường truyền thống sang khả năng tự động có thể xử lý những tác vụ phức tạp hơn. Sự dịch chuyển này nhằm mục đích giảm gánh nặng cho nhân viên và chi phí tổ chức cao, đồng thời cải thiện hiệu quả phát hiện gian lận.
Trong báo cáo, ông Bernardi Susastyo, Tổng giám đốc, châu Á và Bộ phận phát hiện gian lận châu Á – Thái Bình Dương của GBG, nêu rõ: “Sự hợp tác của chúng tôi với Chartis làm sáng tỏ những thách thức cấp bách mà ngành ngân hàng và tài chính tại châu Á đang phải đối mặt. Thực tế này nhấn mạnh đến sự cấp thiết của việc tiếp nhận khách hàng một cách liền mạch và các biện pháp phòng chống gian lận mạnh mẽ. Khi các mối đe dọa gian lận ngày càng gia tăng, thật đáng khích lệ khi thấy nhiều tổ chức áp dụng biện pháp bảo mật chủ động thông qua các công nghệ mới”.
Ông Bernardi Susastyo cho biết thêm: “GBG cam kết cách mạng hóa các giải pháp phòng ngừa rủi ro gian lận doanh nghiệp kỹ thuật số và chống gian lận cho các tổ chức trong khu vực và toàn cầu, trao quyền cho họ phát triển trong thời đại kỹ thuật số, đồng thời bảo vệ họ chống lại tội phạm tài chính”.
Để biết thêm thông tin và tải xuống toàn bộ nghiên cứu,hãy truy cập: https://hubs.ly/Q02HmC3b0
https://www.gbgplc.com/en/
https://www.linkedin.com/company/gb-group/\
Hashtag: #GBG #Chartis
Nguồn phát hành hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội dung của thông báo này.
Thông tin về GBG
GBG là công ty hàng đầu chuyên về nhận dạng và định vị toàn cầu. Trong thế giới ngày càng số hóa, GBG giúp các doanh nghiệp phát triển bằng cách cung cấp thông tin và kiến thức để họ đưa ra quyết định tối ưu về khách hàng của họ vào thời điểm quan trọng nhất.
Mỗi giây, dữ liệu toàn cầu, công nghệ nhanh nhạy và đội ngũ chuyên gia của GBG hỗ trợ hơn 20.000 tổ chức có danh tiếng nhất thế giới tiếp cận và đặt niềm tin vào khách hàng..
Để biết thêm thông tin, hãy truy cập www.gbgplc.com và theo dõi GBG trên LinkedIn và X @gbgplc.
Recent Comments