Ngày 17/1/2019, NTT Communications Corporation (NTT Com), công ty chuyên cung cấp thông tin và các giải pháp công nghệ truyền thông (ICT) và là công ty con của NTT Group (có mã cổ phiếu được giao dịch tại Sở giao dịch chứng khoán Tokyo, Nhật Bản là TYO: 9432) đã công bốBáo cáo khảo sát và điều tra mới (có tên là Công trình nghiên cứu 451).
Với tiêu đề”Going Hybrid: Demand for Cloud and Managed Services Across Asia-Pacific” (tạm dịch Sử dụng dịch vụ đám mây lai: Nhu cầu đối với các dịch vụ điện toán đám mây và các dịch vụ được quản lý ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương), Báo cáo được thực hiện trên cơ sở hợp tác giữa NTT Communications với VMware, Inc. và được triển khai tại 6 quốc gia và vùng lãnh thổ là Australia, Hồng Kông, Indonesia, Malaysia, Singapore và Thái Lan trong quý 3/2018.
Báo cáo phân tích những sự lựa chọn công nghệ, các ưu tiên của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ, chiến lược sử dụng công nghệ điện toán đám mây và việc thực hiện.
Dịch vụ đám mây nhiều tầng (Multi-cloud) trở thành tiêu chuẩn đối nhiều doanh nghiệp ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Có đến 90% doanh nghiệp được khảo sát hiện có các môi trường đám mây nhiều tầng với mức độ tương tác khác nhau và hơn 50% doanh nghiệp được khảo sát đang sử dụng công nghệ đám mây lai (hybrid cloud). Đám mây lai – hybrid cloud là một môi trường điện toán đám mây kết hợp, giao thoa giữa: nền tảng đám mây riêng – private cloud được thiết kếriêng cho một tổ chức được cung cấp bởi một bên thứ 3 và các dịch vụ đám mây công cộng – public cloud (như Googke hay Amazon). Tuy nhiên, có tới gần 44% doanh nghiệp được khảo sát đã triển khai thí điểm công nghệ đám mây lai mà không hềcó chiến lược vềcông nghệ này.
Ông Dave Scott, Giám đốc phụ trách Bộ phận các giải pháp thuộc NTT Communications Managed Services nhận xét: “Gần 44% là tỷ lệ lớn rất đáng báo động, khi mà nhiều doanh nghiệp lớn không hềcó chiến lược sử dụng công nghệ đám mây lai. Trong khi thừa nhận các lợi ích tiềm tàng, song họ lại đánh giá thấp tính phức tạp vềkỹ thuật của chiến lược này. Chính điều này có thể làm cho các nỗ lực hiện đại hóa doanh nghiệp của họ bị trục trặc, nếu họ không có một kếhoạch sử dụng lâu dài công nghệ đám mây lai”.
Ba con đường khác nhau dẫn đến việc dịch chuyển công nghệ đám mây lai: cloud-first (đám mây đầu tiên), lift-and-shift (nâng lên và dịch chuyển) và refactor-and-shift (cải tiến mã nguồn và dịch chuyển)
Các doanh nghiệp được khảo sát đều coi công nghệ điện toán đám mây là một thành phần cơ bản trong chiến lược hiện đại hóa doanh nghiệp của mình, trong khi công nghệ điện toán đám mây lai đưa các bước trung gian trong việc chuyển đổi doanh nghiệp. Theo Báo cáo, có tới hơn 50% doanh nghiệp nhấn mạnh đến việc dịch chuyển khối lượng công việc của họ từ các môi trường bên trong doanh nghiệp (máy tính, mạng cục bộ), khi sử dụng đám mây công cộng. Tuy nhiên, không hềcó cách tiếp cận rõ ràng vềviệc dịch chuyển dịch vụ đám mây. Hiện tại có tới 28% doanh nghiệp tập trung vào cách tiếp cận theo kiểu nâng lên và dịch chuyển; 28% khác lại chọn cách cải tiến mã nguồn và dịch chuyển. Khoảng hơn 30% doanh nghiệp khác lại tập trung vào những dịch vụ đám mây công cộng để thực hiện các ứng dụng mới.
Xét trên khía cạnh các kếhoạch triển khai lượng công việc trên đám mây lai, hầu như không có sự thống nhất ở các doanh nghiệp. Trong 2 năm tới, lĩnh vực quản lý quan hệ khách hàng (CRM)/bán hàng và marketing (49%), cơ sở dữ liệu và kho chứa dữ liệu (48%) và việc lưu giữ file và nội dung (47%) sẽ là đối tượng tập trung chính để khối lượng công việc được dịch chuyển đến các môi trường đám mây lại, tăng mạnh lần lượt từ mức 25%, 28% và 28% hiện nay. Tỷ lệ lớn cho thấy niềm tin của các doanh nghiệp tăng mạnh đối với công nghệ điện toán đám mây lai để hỗ trợ các danh mục ứng dụng và toàn bộ các yêu cầu kinh doanh.
Các dịch vụ được quản lý: Cần tới việc hiệu chỉnh quá trình thực hiện đối với các doanh nghiệp thiếu công nghệ điện toán đám mây lai và thiếu cả chiến lược vềan ninh.
Một sự cân nhắc quan trọng nữa để thúc đẩy việc dịch chuyển đám mây lai là vấn đềan ninh và tính tuân thủ. Nội dung này được tới 95% doanh nghiệp được khảo sát coi là đòi hỏi hàng đầu. Ngoài ra, gần 50% doanh nghiệp được khảo sát lưu ý đến việc cải thiện trong sự nhất quán của an ninh ở các môi trường và việc quản lý tốt hơn các nguy cơ, thách thức có thể xuất hiện khi các doanh nghiệp bắt đầu triển khai các môi trường đám mây nhiều tầng.
Các doanh nghiệp bắt đầu triển khai chiến lược điện toán đám mây lai phải đảm bảo rằng họ xây dựng an ninh, nhưng công tác thiết kếvà áp dụng an ninh cho đám mây lai là thách thức lớn và đây là nhiêm vụ đôi khi vượt quá khả năng của đội ngũ chuyên vềan ninh bên trong doanh nghiệp. Có tới hơn 50% doanh nghiệp được khảo sát cho rằng họ sử dụng các dịch vụ được quản lý tại một điểm nào đó trên hành trình áp dụng công nghệ điện toán đám mây của họ.
Ngoài vấn đềan ninh, các doanh nghiệp cũng cần đến các nhà cung cấp các dịch vụ được quản lý để hỗ trợ thiết kếban đầu và việc triển khai điện toán đám mây lai cũng như việc vận hành để tối ưu hóa khối lượng công việc giữa các môi trường hạ tầng khác nhau nhằm đạt kết quả tốt nhất của sự pha trộn giữa năng suất, an ninh, chi phí và mức độ sẵn có.
Ông Dave Scott cho biết: “Các dịch vụ được quản lý từ đầu cuối đến đầu cuối và việc quản lý an ninh đang trở thành chiến lược trên các con đường phát triển của doanh nghiệp”.
Tất cả các doanh nghiệp đều đang ở các giai đoạn khác nhau trong việc thiết kế, triển khai và vận hành khối lượng công việc của họ hay các hệ thống trong một môi trường đám mây lai. Bộ phận các dịch vụ được quản lý của NTT Communications đang ở vị trí thuận lợi sẵn sàng cung cấp các giải pháp công nghệ thông tin thông minh, đáng tin cậy và an toàn thông qua hàng loạt các dịch vụ. Ví dụ, các doanh nghiệp ngay lập tức có thể tiếp cận với các nguồn lực toàn cầu và các khả năng của NTT Communications như các mạng tốc độ cao, các trung tâm dữ liệu toàn cầu và các dịch vụ điện toán đám mây với việc chỉ cần ký kết một hợp đồng đơn lẻ và một thỏa thuẩn cung cấp dịch vụ theo tầng (SLA).
Để biết thêm thông tin vềtình trạng sử dụng công nghệ điện toán đám mây lai, hãy download toàn bộ bản báo cáo tại đây: www.nttcominsight.com/go-hybrid.
Thông tin vềCông trình nghiên cứu 451
Công trình nghiên cứu 451 thực hiện việc khảo sát, điều tra độc lập của 464 nhà quản lý có quyền ra quyết định vềcông nghệ thông tin, đại diện cho các doanh nghiệp lớn ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương trong quý 3/2018. Các doanh nghiệp được khảo sát có từ 1.000 đến hơn 100.000 nhân viên và trong đó, hơn 3/4 doanh nghiệp có doanh thu hàng năm đạt hơn 1 tỷ USD. Dựa trên kết quả thu được, công trình nghiên cứu này đã cung cấp thông tin vềviệc lập kếhoạch và công tác quản lý điện toán đám mây lai; chỉ ra các yếu tốthúc đẩy, yếu tốkìm hãm và các yếu tốcó ảnh hưởng đến việc lựa chọn các nền tảng, công cụ, công nghệ và các dịch vụ được quản lý cả ở hiện tại và sau vài năm nữa.
Thông tin vềNTT Communications
NTT Communications chuyên giải quyết các thách thức vềcông nghệ trên phạm vi toàn thếgiới bằng cách giúp các doanh nghiệp vượt qua những rủi ro, độ phức tạp trong các môi trường thông tin và truyền thông của họ bằng các giải pháp hạ tầng công nghệ thông tin được quản lý. Các giải pháp này được hỗ trợ bởi cơ sở hạ tầng trên toàn cầu của NTT Communications gồm những mạng lưới vươn tới và bao trùm 190 quốc gia và vùng lãnh thổ cùng các cơ sở trung tâm dữ liệu hiện đại nhất trên thếgiới với tổng diện tích lớn hơn 400.000 m2.
NTT Communications là một doanh nghiệp trực thuộc NTT (Nippon Telegraph and Telephone Corporation) Group, một trong những tập đoàn thông tin và truyền thông lớn nhất thếgiới của Nhật Bản, bên cạnh các công ty NTT Data, NTT Security, NTT DOCOMO và Dimension Data.
Để biết thêm thông tin, hãy truy cập www.ntt.com.hk | www.hknet.com | www.facebook.com/nttca | www.linkedin.com/company/ntt-com-asia-limited
Recent Comments