ĐÀI BẮC, ĐÀI LOAN – Media OutReach – Ngày 20 tháng 6 năm 2020 – Giải thưởng Tang (Tang Prize) năm 2020 trong lĩnh vực Trung Quốc học đã được trao cho nhà sử học nổi tiếng Wang Gungwu “vì những hiểu biết sâu sắc và những mổ xẻ về lịch sử của trật tự thế giới Trung Quốc, người Trung Quốc ở nước ngoài và trải nghiệm di cư của Trung Quốc. Là học giả hàng đầu về quan hệ lịch sử Trung Quốc – Đông Nam Á, ông đã phát triển cách tiếp cận độc đáo để hiểu Trung Quốc bằng cách xem xét mối quan hệ lâu dài và phức tạp của quốc gia này với các nước láng giềng phía nam. Sự uyên bác và nhận thức có tính phê phán của ông đã làm phong phú thêm lời giải thích về vị thế đang thay đổi của người Trung Quốc trên thế giới, theo truyền thống được phát triển từ quan điểm nội bộ hoặc liên quan đến phương Tây”.
Sinh ra tại Surabaya ở Đông Ấn thuộc Hà Lan (nay là Indonesia) vào năm 1930 với cha mẹ là người Trung Quốc, Giáo sư Wang Gungwu lớn lên và được giáo dục ở Malaya thuộc Anh. Sau đó, ông theo học đại học và trên đại học ở London, nơi ông có bằng tiến sĩ của SOAS, Đại học London vào năm 1957. Với kiến thức uyên bác của mình về Trung Quốc học, ông đã từng làm việc tại các cơ sở giáo dục và nghiên cứu cao cấp ở Singapore, Malaysia, Hồng Kông, Australia và Mỹ. Ông cũng từng là Chủ tịch của Đại học Hồng Kông từ năm 1986 đến năm 1995; là giáo viên thỉnh giảng tại Trường All Souls thuộc Đại học Oxford (Anh); giáo viên thỉnh giảng Rockefeller tại Đại học London và là người có vinh dự được nhận Huân chương của Đế chế Anh (Order of the British Empire) vào năm 1991. Hiện tại, ông là giáo sư đại học tại Đại học Quốc gia Singapore (NUS).
Việc dành phần lớn cuộc đời trải nghiệm trong các nền văn hóa khác nhau đã mang lại cho giáo sư Wang Gungwu tính cách đa dạng như một học giả. Ông là “người trong cuộc” trong truyền thống học thuật của Nho giáo Trung Quốc và giáo dục tinh hoa của Anh và là “người ngoài cuộc” trong việc giải thích nhận thức của Trung Quốc về thế giới. “Điều thu hút tôi đến chủ đề đó (Hoa kiều) là ý nghĩa của Trung Quốc đối với thế giới bên ngoài, đặc biệt là với những người Trung Quốc đã rời khỏi đất nước và định cư ở nước ngoài”, giáo sư Wang Gungwu nhận xét như vậy trong hồi ký của mình có tựa đề Home Is Not Here (tạm dịch Ở đây không phải là nhà).
Cách tiếp cận độc đáo của ông để hiểu Trung Quốc từ góc nhìn của khu vực phía Nam Trung Quốc một phần là sự lựa chọn tự nhiên dựa trên kinh nghiệm cá nhân của ông. Kinh nghiệm tương tự này cung cấp cho ông nguồn cảm hứng dồi dào trong những năm trưởng thành để ông trở thành một học giả với tiếng nói có thẩm quyền trong phân tích thế giới quan của Trung Quốc.
Các thuật ngữ “Người Hoa ở nước ngoài” hoặc “Người nhập cư Trung Quốc” dùng để chỉ những từ như hua qiao (Hoa kiều) thường thấy trên các tờ báo tiếng Trung Quốc. Từ qiao được định nghĩa là những người ở tại những nơi hoặc quốc gia khác với nguồn gốc dân tộc của họ. Từ Qiao lần đầu tiên xuất hiện trong Wei Shu (Sách của Wei) và Jin Shu (Sách Jin), được viết trong thời kỳ Sáu triều đại của Trung Quốc (kéo dài tư năm 220 đến 589 sau Công nguyên) và được nhắc đến ở một vùng đất xa lạ. Tuy nhiên, khi thực tế buộc người di cư Trung Quốc kéo dài thời gian lưu trú, nơi ở của họ biến thành nơi cư trú lâu dài hoặc thậm chí vĩnh viễn và điều thay đổi là ý thức về bản sắc của họ.
Được giác ngộ bởi gia đình và nền tảng giáo dục của mình, Giáo sư Wang Gungwu biết quá rõ rằng, việc phát triển một bản sắc là một quá trình mang nặng cảm xúc nhiều hơn là một quyết định mang tính lý trí. Ngoài ra, vì bản sắc cá nhân của một người ngụ ý trạng thái tâm lý của người đó, nó có thể trải qua một sự biến đổi bất cứ khi nào hoàn cảnh của một người thay đổi. Do đó, không bao giờ có một câu trả lời rõ ràng khi nói đến bản sắc. Giáo sư Wang Gungwu đã tận dụng nền tảng đào tạo hàn lâm phương Tây của mình để có thể nhìn xa hơn các khái niệm phân đôi. Thay vào đó, ông khám phá các khái niệm bằng cách truy tìm nguồn gốc lịch sử của qiao.
Nhiều cuốn sách của ông, được viết với kinh nghiệm sống và sự uyên bác về lịch sử Đông Nam Á cũng như phân tích một cách tinh tế về vai trò của người Trung Quốc ở khu vực Đông Nam Á trong quá khứ và hiện tại, hiện đang được coi là sách kinh điển trong lĩnh vực này. Trong số hàng chục tác phẩm tiên phong mà ông đã xuất bản, có cuốn A Short History of the Nanyang Chinese (tạm dịch: Lịch sử sơ lược về người Trung Quốc Nam Dương) năm 1959; The Structure of Power in North China During the Five Dynasties (tạm dịch: Cấu trúc quyền lực ở Bắc Trung Quốc trong 5 triều đại) năm 1963; The Chinese Overseas: From Earthbound China to the Quest for Autonomy (tạm dịch: Người Trung Quốc ở nước ngoài: Từ Trung Quốc đến Cuộc tìm kiếm quyền tự trị) năm 2000); Renewal: The Chinese State and the New Global History (tạm dịch: Đổi mới: Nhà nước Trung Quốc và Lịch sử toàn cầu mới) năm 2013.
Các công trình nghiên cứu của Giáo sư Wang Gungwu là sự tích hợp của một loạt các giai đoạn lịch sử, bao gồm lịch sử của Trung Quốc ở nước ngoài, về mối quan hệ của Trung Quốc với thế giới bên ngoài, của Đông Nam Á, và về lịch sử thương mại và hàng hải. Ông được coi là một trong những người tiên phong trong các nghiên cứu ở nước ngoài của Trung Quốc.
Giáo sư Kuo-Tung Chen, chuyên gia nghiên cứu của Viện Lịch sử và Triết học, thuộc Academia Sinica, đã chỉ ra rằng, thành tựu nghiên cứu của Giáo sư Wang Gungwu được đặc trưng bởi khả năng “nhìn vào bức tranh lớn, tham khảo hiện tại với quá khứ và đưa ra quan điểm chính thống của mình”. Điều này cho phép ông phát triển một cái nhìn toàn cảnh về lịch sử của Trung Quốc và của Hoa kiều. Cùng với giáo sư Yu Ying-Shih, người từng đoạt Giải thưởng Tang lần thứ nhất trong lĩnh vực Trung Quốc học và là học giả của Academia Sinica, Giáo sư Wang Gungwu cũng được công nhận là một trong những chuyên gia hàng đầu về lịch sử Trung Quốc hiện còn sống và làm việc.
Được thành lập bởi doanh nhân Đài Loan, Tiến sỹ Samuel Yin, Giải thưởng Tang được trao 2 năm một lần trong 4 lĩnh vực là Phát triển bền vững, Khoa học dược phẩm sinh học, Trung Quốc học và Luật pháp. Mỗi người đoạt Giải thưởng Tang được nhận 40 triệu Đài tệ (khoảng 1,33 triệu USD) bằng tiền mặt, 10 triệu Đài tệ (khoảng 0,33 triệu USD) khoản tài trợ nghiên cứu, một huy chương được làm bằng vàng nguyên chất 99,99% được thiết kế bởi nhà thiết kế Nhật Bản Fukasawa Naoto. Giải thưởng nhằm mục đích thúc đẩy sự tương tác và hợp tác giữa văn hóa và công nghệ để tìm ra cho sự phát triển bền vững của thế giới trong thế kỷ 21. Để biết thêm thông tin, hãy truy cập trang web chính thức của giải thưởng tại https://www.tang-prize.org/en/first.php.
Thông tin về Tang Prize (Giải thưởng Tang)
Tiến sĩ Samuel Yin, Chủ tịch Tập đoàn Ruentex, đã sáng lập Giải thưởng Tang vào tháng 12 năm 2012 như một phần mở rộng của giá trị tối cao mà gia đình ông đặt vào giáo dục. Với ý định nhớ lại thời kỳ hoàng kim của nhà Đường trong lịch sử Trung Quốc, Giải thưởng Tang tìm kiếm nguồn năng lượng truyền cảm hứng cho những người làm việc ở tất cả các nơi trên thế giới. Để biết thêm thông tin về Giải thưởng Tang và những người từng đoạt giải, hãy truy cập www.tang-prize.org.
Recent Comments