JAKARTA, INDONESIA /SINGAPORE – Media OutReach – Quỹ Tanoto (Tanoto Foundation), một tổ chức từ thiện độc lập do hai ông Sukanto Tanoto và Tinah Bingei Tanoto thành lập vào năm 1981, vừa ra mắt loạt podcast “Khai thác tiềm năng: Cuộc trò chuyện với Quỹ Tanoto”.

Tập đầu tiên, có tên ‘Beyond the Pandemic’ (tạm dịch: Vượt qua đại dịch) và có trên Spotify và YouTube, có sự tham gia của bà Belinda Tanoto, Ủy viên Quỹ Tanoto và Giáo sư Tikki Pangestu, chuyên gia về các bệnh truyền nhiễm.

Bà Belinda Tanoto, cũng là Giám đốc điều hành của Tập đoàn khai thác các tài nguyên toàn cầu Royal Golden Eagle (RGE), đã tích cực tham gia vào một số chương trình của Quỹ Tanoto trong việc phát triển nguồn nhân lực như giảm thiểu tình trạng chậm phát triển về thể chất, xóa đói giảm nghèo, giáo dục và phát triển mầm non, sức khỏe bà mẹ và phát triển khả năng lãnh đạo.

Ngoài trọng tâm dài hạn khác là cải thiện sức khỏe của mọi người thông qua hoạt động từ thiện y tế, kể từ khi đại dịch COVID-19 bắt đầu bùng phát, Quỹ Tanoto đã hợp tác với các đối tác cùng chí hướng để cung cấp các hỗ trợ khẩn cấp cho các chính phủ và cộng đồng dưới hình thức thiết bị bảo hộ cá nhân, khẩu trang, chất khử trùng, bao bì thực phẩm, và gần đây là cung cấp oxy y tế và máy tạo oxy ở Indonesia.

Podcast chủ yếu tập trung vào khả năng của châu Á trong việc thoát khỏi đại dịch COVID-19 , cũng như các cơ hội để đẩy nhanh sự phục hồi của các quốc gia châu Á. Giáo sư Tikki Pangestu, Giáo sư thỉnh giảng tại Trường Y Yong Loo Lin, thuộc Đại học Quốc gia Singapore (NUS) và từng là Giám đốc Chính sách nghiên cứu và Hợp tác của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã chia sẻ rộng rãi về tầm quan trọng của tiêm chủng, xét nghiệm, điều trị và trách nhiệm xã hội. Theo Giáo sư, các quốc gia phải chuẩn bị sẵn sàng để sống chung với loại virus SARS – CoV-2 và các biến thể, khi họ thoát khỏi đại dịch.

Giáo sư Tikki Pangestu liên tục nhấn mạnh đến tiêm chủng là sự cân nhắc quan trọng đối với bất kỳ cộng đồng nào để vượt qua virus và giảm tỷ lệ tử vong và nhập viện. Ông trích dẫn thực tế là Israel, Anh, Singapore và Trung Quốc là những quốc gia tiếp tục chứng minh khả năng quản lý và điều hành hiệu quả đối với virus trong bối cảnh xuất hiện nhiều biến thể gây lây nhiễm với tốc độ nhanh hơn.

Tuy nhiên, ông bày tỏ lo ngại về các thách thức mà nhiều nước đang phát triển phải đối mặt là do dự về nguồn cung vaccine, logistics. Ông gợi ý rằng, việc quản lý tốt và nâng cao trình độ khoa học có thể giúp một quốc gia đạt được miễn dịch cộng đồng, khi 80-90% dân số được tiêm chủng đầy đủ.

Israel và Vương quốc Anh là hai ví dụ tiêu biểu về cách vaccine làm giảm không chỉ sự lây lan của đại dịch COVID-19, mà còn giảm tỷ lệ tử vong. Với độ bao phủ tiêm vaccine khoảng 60% dân số, người dân Israel có nguy cơ bị nhiễm bệnh thấp hơn 30 lần và ít phải nhập viện hơn 10 lần so với không tiêm. Trong khi Vương quốc Anh, quốc gia có tỷ lệ bao phủ tiêm vaccine 30-40%, thì việc đối phó tốt hơn với biến thể Delta (có khả năng dễ gây lây nhiễm hơn), có tỷ lệ tử vong thấp hơn đáng kể.

Cả bà Belinda Tanoto và Giáo sư Tikki Pangestu đều nhất trí với quan điểm rằng, một mình chính phủ không thể chống lại virus, mà quan hệ đối tác công – tư (PPP) có thể giúp thúc đẩy nỗ lực trong các chiến dịch tiêm chủng và truyền thông sức khỏe cộng đồng. Giáo sư Tikki Pangestu thừa nhận, trong khi các tổ chức tư nhân đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp tài chính cho việc mua vaccine, ôxy và thiết bị bảo vệ cá nhân, thì các cơ quan chính phủ có thể tăng cường nỗ lực truyền thông, vận động và giáo dục sức khỏe cộng đồng để khắc phục tình trạng do dự về vaccine.

Sự hợp tác rộng rãi hơn sẽ làm giảm tình trạng bất bình đẳng về vaccine, mở rộng khả năng tiếp cận vaccine và đẩy nhanh tốc độ sử dụng vaccine. Podcast đã đề cập ngắn gọn đến chiến dịch tiêm chủng hàng loạt “gotong royong” của Indonesia, một sự hợp tác công – tư nhằm tăng mạnh số lượng vaccine được tiêm cho người dân trên khắp đất nước đông dân thứ 4 thế giới này.

Giáo sư Tikki Pangestu cho biết thêm, các cơ sở y tế tư nhân như bệnh viện và phòng khám tư nhân, cùng với các công ty dược phẩm đóng vai trò quan trọng trong việc phân phối và cung cấp vaccine cho người dân. Theo ông, các cá nhân có thể đóng một vai trò quan trọng, nêu cách những nhân vật nổi tiếng, những người có ảnh hưởng, các nhà lãnh đạo cộng đồng và tôn giáo đã giúp đẩy mạnh chiến dịch tiêm chủng, tư vấn sức khỏe cộng đồng và thực hành vệ sinh tốt.

Cuộc trò chuyện chuyển sang vai trò của các tổ chức từ thiện và phi lợi nhuận để không chỉ đóng góp vào khả năng miễn dịch của cộng đồng, mà còn bảo vệ sức khỏe cộng đồng. Giáo sư Tikki Pangestu nhận định: “Các hoạt động từ thiện đã tiếp tục hỗ trợ nghiên cứu y học, đóng góp vào lượng kiến ​​thức ngày càng tăng sẽ thúc đẩy việc khám phá các giải pháp hiệu quả trong tiêm chủng và điều trị”.

Vào năm 2017, Quỹ Tanoto đã đóng góp một món quà mang tính chuyển đổi cho Trung tâm Y tế SingHealth Duke-NUS để thành lập Trung tâm Nghiên cứu Virus và Y học thực nghiệm @SingHealth Duke-NUS (ViREMiCS). Quỹ Tanoto cũng tài trợ cho việc nghiên cứu bệnh tiểu đường, tim mạch và ung thư lần lượt vào năm 2013, 2014 và 2016.Ngoài việc hỗ trợ các chương trình phát triển nguồn nhân lực và thực hiện các Mục tiêu Phát triển Bền vững (Sustainable Development Goal – SDG) của Liên hợp quốc, Quỹ Tanoto cũng đã đóng góp rộng rãi vào hoạt động từ thiện y tế khi tìm cách đóng góp có ý nghĩa vào nghiên cứu các bệnh phổ biến ở châu Á và cải thiện khoảng thời gian sức khỏe của dân số trên toàn cầu.

Có thể xem podcast: ‘Beyond the Pandemic’ trên:

Thông tin về Tanoto Foundation (Quỹ Tanoto)

Quỹ Tanoto là một tổ chức từ thiện độc lập được thành lập bởi 2 ông Sukanto Tanoto và Tinah Bingei Tanoto dựa trên niềm tin rằng, mỗi người cần có cơ hội để nhận ra tiềm năng đầy đủ của mình. Các chương trình của Quỹ Tanoto bắt nguồn từ niềm tin rằng, giáo dục chất lượng sẽ thúc đẩy cơ hội bình đẳng. Quỹ khai thác sức mạnh biến đổi của giáo dục để phát huy hết tiềm năng của con người và cải thiện cuộc sống. Quỹ Tanoto tập trung vào việc tạo ra tác động tích cực trong 3 lĩnh vực: cải thiện môi trường học tập, phát triển các nhà lãnh đạo tương lai, cũng như nghiên cứu y tế và khoa học.

#TanotoFoundation