HOHHOT, TRUNG QUỐC – Media OutReach Newswire – Ngày 21 tháng 5 năm 2025 – Là cảng nội địa lớn nhất Trung Quốc, Mãn Châu Lý (Manzhouli) đang mở rộng vượt ra ngoài vai trò truyền thống là “trạm trung chuyển”. Bằng cách thúc đẩy chế biến ngũ cốc, dầu và gỗ tại địa phương, thành phố này đang dần phát triển thành một trung tâm công nghiệp của khu vực.

Trong quý 1 năm nay, khối lượng hàng hóa xuất nhập khẩu giữa Nga và Trung Quốc qua cảrg Mãn Châu Lý đạt 6,53 triệu tấn, tăng 10,6% so với quý 1 năm ngoái; giá trị hàng hóa xuất nhập khẩu qua cảng Mãn Châu Lý đạt 47,67 tỷ nhân dân tệ, tăng 6,1%.

An aerial drone photo shows trains for China-Europe freight service at Manzhouli Railway Port in north China's Inner Mongolia Autonomous Region

Tại Manzhouli Xinfeng Grain and Oil Industry Co., Ltd. (Công ty TNHH Công nghiệp Dầu và Ngũ cốc Manzhouli Xinfeng), hạt cải dầu nhập khẩu tươi từ Nga được chế biến trên dây chuyền sản xuất thông minh. Từ khâu tách vỏ đến ép lấy dầu, các quy trình diễn ra suôn sẻ, khi dầu hạt cải vàng nhẹ nhàng chảy vào các bồn chứa.

Ông Yang Zhihong, Phó tổng giám đốc Công ty Manzhouli Xinfeng Grain and Oil Industry cho biết: “Ngay khi nguyên liệu thô được thông quan, chúng tôi sẽ bắt tay ngay vào sản xuất liên tục suốt ngày đêm. Dầu hạt cải của Nga, được đánh giá cao vì giá trị axit thấp và điểm bốc khói cao, đặc biệt được ưa chuộng trong các doanh nghiệp hạ nguồn ở Trung Quốc. Mô hình “nguồn cung của Nga, khâu chế biến của Trung Quốc” đang thúc đẩy sự thay đổi ngày càng tăng trong các doanh nghiệp địa phương, đưa họ vượt ra khỏi hoạt động thương mại đơn thuần để hướng tới chế biến tiên tiến hơn, có giá trị gia tăng cao hơn”.

Ông Yang Zhihong giải thích: “Bằng cách nhập khẩu nguyên liệu thô thông qua ‘thương mại biên mậi’, một chính sách đặc biệt cho phép cư dân ở khu vực biên giới tiến hành thương mại xuyên biên giới quy mô nhỏ theo thủ tục hải quan được đơn giản hóa, chúng tôi tiết kiệm được trung bình 500 nhân dân tệ (khoảng 69,5 USD) cho mỗi tấn hạt cải dầu. Kể từ năm ngoái đến nay, con số đó đã lên tới hơn 8 triệu nhân dân tệ”.

Mô hình dạng này cắt giảm thuế và phí thương mại truyền thống từ khoảng 18% xuống còn dưới 4 % tổng chi phí. Nó cho phép các doanh nghiệp tìm nguồn nguyên liệu thô với giá thấp hơn, trong khi cư dân biên giới kiếm được thu nhập từ chênh lệch giá, thuế nhập khẩu thấp tạo ra chuỗi cung ứng có lợi cho cả cư dân biên giới, hợp tác xã và doanh nghiệp.

Tính đến tháng 4 năm 2025, “thương mại biên mậu” ở Mãn Châu Lý đã vượt quá 100 triệu nhân dân tệ, với hơn 3.600 cư dân biên giới tham gia, tạo ra gần 2 triệu nhân dân tệ tiền thuế cho thành phố.

Sự phát triển mạnh mẽ của ngành chế biến gỗ Mãn Châu Lý song hành với ngành ngũ cốc và dầu mỏ. Kể từ khi thành lập cơ sở chế biến gỗ nhập khẩu vào năm 2003 đến nay, Mãn Châu Lý liên tục tập trung vào chế biến sâu và tinh, thể hiện tiềm năng to lớn của ngành chế biến gỗ.

Nằm trong khu hợp tác kinh tế biên giới Mãn Châu Lý Nội Mông, khu công nghiệp chế biến tài nguyên xuất nhập khẩu chế biến tới 5,6 triệu mét khối gỗ mỗi năm. Nơi đây đã phát triển một danh mục sản phẩm đa dạng, bao gồm đồ nội thất bằng gỗ nguyên khối, cửa ra vào và cửa sổ, sàn gỗ nguyên khối…

An aerial drone photo shows containers being loaded at Manzhouli Railway Port in north China's Inner Mongolia Autonomous Region

Trong khi đó, Mãn Châu Lý đã lên kế hoạch phát triển cụm công nghiệp hóa chất rộng 2,74 km2 nằm trong khu công nghiệp chế biến tài nguyên xuất nhập khẩu. Cụm này chủ yếu dựa vào việc nhập khẩu một lượng lớn khí dầu mỏ hóa lỏng (Liquefied Petroleum Gas -LPG), metanol và ancol từ Nga để thúc đẩy việc sử dụng hóa chất năng lượng mới tích hợp và các dự án liên quan.

Cụm công nghiệp hóa chất này sẽ cung cấp các sản phẩm trung gian hóa học cao cấp cho vật liệu polyme tiên tiến ở Trung Quốc và nhựa kỹ thuật, tạo động lực mới cho sự phát triển kinh tế của thành phố.

Ông Bai Zhiping, một quan chức của Sở Thương mại thành phố Mãn Châu Lý, cho biết: “Sự chuyển đổi của Mãn Châu Lý từ “trạm trung chuyển” thành “trung tâm công nghiệp” phản ánh sự phát triển của mô hình xử lý dựa trên cảng nội địa. Ngày càng nhiều doanh nghiệp đang chuyển dịch khỏi “nền kinh tế quá cảnh” truyền thống và tận dụng lợi thế của biên giới để tạo ra một hệ sinh thái công nghiệp mới tập trung vào chế biến sâu”.

Hashtag: #Manzhouli

Nguồn phát hành hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội dung của thông báo này.