ULAANBAATAR, MÔNG CỔ – Media OutReach – Ngày 19 tháng 2 năm 2020 – Trong một báo cáo mới được công bố, Tổ chức Năng suất châu Á (the Asian Productivity Organization – APO) đã khuyến nghị Tổ chức Năng suất Mông Cổ (MPO) có thể mở rộng khả năng của mình để tăng năng suất và cải thiện khả năng thể hiện hình ảnh như là tổ chức năng suất hàng đầu của đất nước. Báo cáo phác thảo một chương trình chuyển đổi lớn, đòi hỏi nguồn lực đáng kể và các sáng kiến quốc gia. Khuyến nghị chính liên quan đến quy mô đội ngũ nhân viên nhỏ gọn và các nguồn lực sẵn có của MPO. MPO cần giành được các hợp đồng khách hàng dài hạn lớn từ khu vực công hoặc tư nhân hoặc tăng đáng kể thành viên để tạo đủ ngân sách phục vụ cho các chương trình và cải thiện các dịch vụ.
Tiến sĩ AKP Mochtan Tổng thư ký APO (bên phải) trao báo cáo cho ông Yamaaranz Erkhermbayar, Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành của MPO tại Ulaanbaatar, Mông Cổ.
Phương án lý tưởng trước mắt là MPO có được hợp đồng lớn từ chính phủ để xây dựng chiến lược quốc gia về nâng cao năng suất. MPO nên khuyến khích và hỗ trợ Chính phủ Mông Cổ khởi động lại Giải thưởng năng suất quốc gia, bao gồm hỗ trợ giới thiệu sáng kiến Kinh doanh xuất sắc (Business Excellence – BE). Các tổ chức khu vực công bắt đầu hành trình BE thường trở thành các tổ chức tầm cỡ thế giới. Nếu thành công, nỗ lực này có thể là một công cụ thay đổi cuộc chơi cho Mông Cổ, liên quan đến toàn bộ khu vực công và doanh nghiệp tư nhân trong một chương trình chuyển đổi do MPO quản lý.
APO hỗ trợ cho các tổ chức năng suất quốc gia theo Chương trình quốc gia cụ thể (Specific National Program – SNP) giải quyết các nhu cầu của tổ chức để cho phép các chiến lược và chương trình liên quan đến năng suất hiệu quả được phát triển, thực hiện và được duy trì. Mục tiêu của công việc tư vấn Chương trình quốc gia cụ thể cho MPO là xem xét các chiến lược, cơ cấu tổ chức, mô hình tài trợ, nhân sự, phương pháp tiếp cận quản trị, lãnh đạo, nhân sự, dịch vụ và chương trình, hoạt động kinh doanh, các hoạt động và hệ thống,… như đã được nhấn manh trong các khuyến nghị của báo cáo.
Tiến sĩ AKP Mochtan, Tổng thư ký APO đã trao Báo cáo về Tăng cường Tổ chức Năng suất Mông Cổ và Tăng năng suất tại Mông Cổ cho ông Yamaaranz Erkhermbayar, Chủ tịch và Giám đốc điều hành của MPO tại Ulaanbaatar vào ngày 21 tháng 1 năm 2020. Báo cáo sẽ là tài liệu tham khảo để chuyển đổi phong trào năng suất trong Mông Cổ và Tổng thư ký APO đã chúc MPO đạt nhiều thành tựu trong quá trình này.
Để đưa mọi thành phần có liên quan đều vào cuộc, đặc biệt là những đơn vị, đối tượng thuộc khu vực công, thực hiện các khuyến nghị được nêu trong báo cáo, Tiến sĩ AKP Mochtan đã có cơ hội gặp gỡ, làm việc và thảo luận với các quan chức của Văn phòng Chính phủ; Văn phòng Bộ Ngoại giao; Bộ Giáo dục, Khoa học, Văn hóa và Thể thao; Văn phòng Kiểm toán Quốc gia Mông Cổ; Bộ Thực phẩm, Nông nghiệp và Công nghiệp nhẹ và Đại học Chăn nuôi. Tất cả đều cam kết nâng cao năng suất từ cấp quốc gia đến cấp ngành và tổ chức. Ông Tengis O, Phó tổng Kiểm toán Quốc gia Mông Cổ phát biểu: “Văn phòng Kiểm toán Quốc gia Mông Cổ hoan nghênh báo cáo từ APO và muốn tập trung vào giải quyết năng suất của khu vực công bằng cách học hỏi kinh nghiệm của các thành viên APO khác”.
Tiến sĩ AKP Mochtan, Tổng thư ký APO nhấn mạnh: “Xét cho cùng, chính phủ nên phục vụ tốt hơn và đáp ứng sự mong đợi của công dân và khu vực tư nhân trong nước. Đó là một trong những điểm nổi bật của báo cáo”.
Được biết, Chương trình quốc gia cụ thể của APO được thiết kế để thúc đẩy các phong trào năng suất quốc gia của các quốc gia thành viên bằng cách giúp họ cải thiện khung pháp lý và chính sách trong các lĩnh vực liên quan đến nâng cao năng suất. Theo chương trình, APO cung cấp các dịch vụ tư vấn và kỹ thuật tùy chỉnh cho các tổ chức năng suất quốc gia hoặc các đối tác của họ để thực hiện các dự án có thể giải quyết các nhu cầu và mong muốn cụ thể của các quốc gia thành viên nhằm nâng cao năng suất và khả năng cạnh tranh.
Thông tin về APO (www.apo-tokyo.org)
Tổ chức Năng suất châu Á (APO) là một tổ chức liên chính phủ, cam kết cải thiện năng suất ở châu Á và Thái Bình Dương. Được thành lập vào năm 1961, APO đóng góp cho sự phát triển kinh tế – xã hội bền vững của khu vực thông qua các dịch vụ tư vấn chính sách, nỗ lực xây dựng năng lực thể chế, chia sẻ các thực hành tốt nhất về năng suất và phổ biến các dữ liệu và phân tích về năng suất.
Thành viên APO hiện tại bao gồm 20 nền kinh tế là Bangladesh, Campuchia, Đài Loan, Fiji, Hồng Kông, Ấn Độ, Indonesia, Iran, Nhật Bản, Hàn Quốc, Lào, Malaysia, Mông Cổ, Nepal, Pakistan, Philippines, Singapore, Sri Lanka, Thái Lan và Việt Nam.
Recent Comments