DUBAI, UAE – Media OutReach – Ngày 14/2/2019  – DHL đã công bốphiên bản lần thứ năm của Chỉ sốkết nối toàn cầu (Global Connectedness Index – GCI) – một phân tích chi tiết vềtoàn cầu hóa được đo lường bằng các luồng thương mại quốc tế, vốn, thông tin và con người.

Phiên bản mới nhất này đã ghi nhận sự tiến bộ nhanh chóng của Các tiểu Vương quốc Ả rập Thống nhất (UAE) khi quốc gia này đã vươn lên vị trí thứ 5 trên thếgiới xét trên phương diện kết nối toàn cầu. Vào năm 2004, UAE còn đứng ở vị trí thứ 18. Lần đầu tiên vào năm 2012, UAE lọt vào Top 10 quốc gia có mức độ kết nối cao nhất  thếgiới (đứng ở ngôi bậc thứ 9) và liên tục từ đó đến nay, UAE luôn ở trong Top 10, đứng đầu trong sốcác quốc gia ở khu vực Trung Đông và Bắc Phi. Chính phủ UAE luôn tích cực ủng hộ việc kết nối mà biểu hiện sinh động nhất, cụ thể nhất là Khu tự do sân bay Abu Dhabi (Abu Dhabi Airports Free Zone – ADAFZ) tập trung vào các sản phẩm phi dầu lửa như là một phần trong chiến lược đa dạng hóa nền kinh tế. Các quốc gia trong khu vực Trung Đông và Bắc Phi như Israel, Bahrain, Mauritius, Qatar, Saudi Arabia, Seychelles và Lebanon đã lọt vào Top 50 quốc gia có chỉ sốGCI cao nhất. Khu vực Trung Đông và Bắc Phi đứng thứ 3 thế giới vềsự kết nối toàn cầu xét theo khu vực, chỉ sau châu Âu và Bắc Mỹ.

Chỉ sốGCI năm 2018 đo lường tình trạng toàn cầu hóa hiện tại, cũng như thứ hạng cá nhân của từng quốc gia, dựa trên độ sâu (cường độ của dòng chảy quốc tế) và chiều rộng (phân phối của dòng chảy địa lý) của các kết nối quốc tế. Năm quốc gia kết nối toàn cầu hàng đầu thếgiới năm 2017 là Hà Lan, Singapore, Thụy Sĩ, Bỉ và Các tiểu Vương quốc Ả rập Thống nhất (UAE).

Ông Nour Suliman, Giám đốc điều hành (CEO) của DHL Express khu vực Trung Đông và Bắc Phi nhận xét: “Trong khi dầu khí vẫn tiếp tục là ngành đóng góp chủ lực cho kinh tếcủa UAE và gắn kết với nền kinh tếtoàn cầu, thì việc thiết lập khu vực tự do thương mại như ADAFZ đã thu hút nhiều doanh nghiệp, nhà đầu tư nước ngoài và được coi là trung tâm chiến lược và cửa ngõ vào Abu Dhabi, UAE và cả khu vực rộng hơn (theo https://www.khaleejtimes.com/adafz-opens-up-gateway-of-trade-opportunities). Sự gia tăng các giao dịch  thương mại của các công ty hoạt động trong các khu vực tự do thương mại  đã đóng góp  trực tiếp vào sự phát triển của nhiều lĩnh vực phi dầu lửa như hàng không, dược phẩm, công nghệ, thương mại điện tử chiếm tới 62% tổng kim ngạch thương mại (theo https://www.khaleejtimes.com/business/economy/free-zones-lift-uae-non-oil-trade-by-25-to-dh12-trillion)”.

Ông Nour Suliman cho biết thêm: “Trong vài năm gần đây, kim ngạch thương mại của UAE với nhiều đối tác chính đã tăng đáng kể; chẳng hạn với Saudi Arabia đã vượt ngưỡng 10 tỷ USD/năm (theo https://aawsat.com/english/home/article/1571751/saudi-uae-development-partnerships-raise-investments-25-5-years). Trong khi dự báo, năm 2020, kim ngạch thương mại giữa UAE và Ấn Độ cũng sẽ vượt ngưỡng 100 tỷ USD (theo https://www.khaleejtimes.com/business/economy/uae-india-trade-to-cross-100-billion-by-2020-minister).

Ông Nour Suliman nhấn mạnh: “DHL Express mới khai trương một cơ sở logistics trị giá 5,8 triệu USD tại Jordan như là một phần trong cam kết của Tập đoàn sẽ đầu tư 170 triệu USD vào phát triển hạ tầng tại khu vực Trung Đông và châu Phi (theo https://www.zawya.com/mena/en/business/story/DHL_expands_presence_in_Jordan_with_58mln_logistics_centre-SNG_135929311/)”.

Báo cáo mới của GCI thể hiện sự đánh giá toàn diện đầu tiên vềsự phát triển toàn cầu hóa trên 169 quốc gia và vùng lãnh thổ, kể từ cuộc trưng cầu dân ý vềBrexit ở Anh và cuộc bầu cử tổng thống năm 2016 tại Mỹ. Mặc dù căng thẳng chống toàn cầu hóa đang gia tăng ở nhiều quốc gia, tính kết nối đã đạt mức cao nhất mọi thời đại trong năm 2017, khi dòng chảy thương mại, vốn, thông tin và con người qua biên giới quốc gia lần đầu tiên tăng mạnh kể từ năm 2007. Sự tăng trưởng kinh tếmạnh thúc đẩy dòng chảy quốc tế, trong khi những thay đổi chính sách quan trọng như tăng thuếquan của Mỹ vẫn chưa được thực hiện.

Chủ đềnghiên cứu chính của bản báo cáo do các đồng tác giả của GCI Steven A. Altman và Pankaj Ghemawat thực hiện cho rằng ở cấp độ toàn cầu, thếgiới vẫn ít kết nối hơn so với những gì người ta nghĩ, ngay cả sau những lợi ích gần đây của toàn cầu hóa. Ví dụ, chỉ có khoảng 20% sản lượng kinh tếtrên toàn thế giới được xuất khẩu, khoảng 7% sốphút gọi điện thoại (bao gồm cả các cuộc gọi qua Internet) là cuộc gọi quốc tếvà chỉ có 3% người sống bên ngoài các quốc gia nơi họ sinh ra. Báo cáo cũng tiết lộ niềm tin vềthu hẹp khoảng cách cũng chưa khả quan. Hầu hết các quốc gia có nhiều kết nối với các nước láng giềng hơn là các quốc gia xa xôi khác.

Các nền kinh tếmới nổi vẫn ít kết nối hơn các nền kinh tếphát triển

GCI tiếp tục tiết lộ sự khác biệt lớn giữa các cấp độ toàn cầu hóa ở các nền kinh tếphát triển và các nền kinh tếmới nổi. Các nền kinh tếmới nổi giao dịch gần như mạnh mẽ như các nền kinh tếphát triển, nhưng các nền kinh tếphát triển được tích hợp sâu gấp hơn ba lần vào dòng vốn quốc tế, năm lần cho dòng người và gần chín lần đối với dòng thông tin. Ngoài ra, trong khi các nhà lãnh đạo từ các thị trường mới nổi lớn đã trở thành những người ủng hộ chủ trương toàn cầu hóa trên trường thếgiới, thì tiến bộ của các nền kinh tếmới nổi trong việc bắt kịp vềkết nối toàn cầu vẫn ở mức độ khá trì trệ.

Được biết, Chỉ sốkết nối toàn cầu DHL 2018 tập hợp hơn 3 triệu điểm dữ liệu từ các luồng quốc tếbao gồm thương mại, vốn, thông tin và con người. Nó ghi nhận và phân tích các mức độ toàn cầu hóa, cả ở cấp độ toàn cầu và 169 quốc gia và vùng lãnh thổ cùng chiếm 99% GDP của thếgiới và 97% dân sốtoàn cầu

Báo cáo và thông tin cơ bản bổ sung có thể được tải xuống tại Logistics.dhl/gci.

Thông tin vềDHL 

DHL là thương hiệu lớn toàn cầu trong lĩnh vực logistics. DHL có danh mục dịch vụ khổng lồtừ chuyển phát nhanh bưu phẩm, bưu kiện trong nước và quốc tế; chuyển giao hàng theo kênh thương mại điện tử, vận chuyển hàng nhanh bằng đường bộ, đường biển, đường hàng không cho đến việc quản lý chuỗi cung ứng công nghiệp. Không chỉ có vậy, với việc cung cấp các giải pháp chuyên sâu, chuyên ngành cho các thị trường phát triển, các ngành công nghiệp, bao gồm công nghệ, y tế, sinh học, năng lượng, ô tô và bán lẻ cộng với truyền thống là doanh nghiệp đi đầu trong việc thực thi trách nhiệm đóng góp cho cộng đồng và có mặt tại rất nhiều thị trường đang phát triển, DHL được đánh giá là doanh nghiệp logistics dành cho cả thếgiới. Với hơn 360.000 nhân viên đang làm việc tại hơn 220 quốc gia và vùng lãnh thổ, DHL kết nối mọi người dân và doanh nghiệp một cách rất an toàn và đáng tin cậy.

DHL là một đơn vị thành viên của Deutsche Post DHL Group (với doanh thu năm 2017 đạt hơn 60 tỷ euro).