BẮC KINH, TRUNG QUÔC / JAKARTA, INDONESIA – Media OutReach – UnPAY và Viện nghiên cứu của Tencent vừa công bốsách trắng vềthị trường thanh toán của Indonesia. Sách trắng này tập trung vào các điểm nóng và các vấn đềchính của hệ thống thanh toán và đây là ấn phẩm thứ hai trong loạt tài liệu có tựa đề “Venturing Out”. Cuốn sách này có mục tiêu giúp các công ty thanh toán Trung Quốc có được sự hiểu biết sâu hơn vềIndonesia, quốc gia có dân sốđông thứ tư thếgiới. Được biết, cuốn sách trắng đầu tiên được xuất bản vào tháng 10/2018 và tập trung vào cơ sở hạ tầng thanh toán của Singapore.
Dù vẫn là quốc gia đang phát triển, song Indonesia hiện là nền kinh tếlớn nhất ở khu vực ASEAN với tổng sản phẩm quốc nội (GDP) năm 2017 đạt 1.016 tỷ USD. Dự báo, tốc độ tăng trưởng GDP của nước này sẽ đạt 5,3% vào năm 2020. Tiền mặt vẫn được sử dụng rất phổ biến và rộng rãi ở Indonesia, trong khi tỷ lệ người dân mở tài khoản ở ngân hàng truyền thống còn ở tỷ lệ thấp là 34%. Với tiềm năng rất lớn như vậy, nên Indonesia được đánh giá là thị trường hết sức hấp dẫn cho các nhà đầu tư vào lĩnh vực thanh toán sốvà tài chính.
Để có thể hoạt động ở Indonesia, các công ty phải có hệ thống truy cập hoàn chỉnh. Đây là quy định của Ngân hàng Trung ương Indonesia (là Bank Indonesia). Bank Indonesia và Otoritas Jasa Keuangan (OJK) quản lý các dịch vụ liên quan đến giao dịch tài chính và thanh toán. Các dịch vụ thanh toán được phân làm 2 hạng mục: đơn vị cung cấp dịch vụ ở tuyến trước và đơn vị cung cấp dịch vụ ở tuyến sau. Đơn vị cung cấp dịch vụ ở tuyến trước gồm các định chế, tổ chức có quan hệ trực tiếp với khách hàng như ví điện tử; đơn vị vận hành các cửa thanh toán tiền; tổ chức tài chính cung cấp dịch vụ thanh toán, xử lý các giao dịch trực tuyến và đảm bảo vềmặt tài chính cho giao dịch. Đơn vị cung cấp dịch vụ ở tuyến sau không có có quan hệ trực tiếp với khách hàng, gồm các tổ chức thẻ; cơ quan thanh toán bù trừ; các đơn vị thanh toán cuối cùng. Các tổ chức chỉ có thể xin cấp phép hoạt động ở một trong hai hạng mục này, nhưng có thể xin được cấp nhiều giấy phép ở trong cùng một hạng mục.
Hiện có 3 trụ cột chính của cơ sở hạ tầng thanh toán ở Indonesia: thanh toán bằng thẻ, tiền điện tử và công nghệ mạng thanh toán ngang hàng (peer to peer – PTP). Các công cụ thanh toán bằng thẻ gồm: thẻ tín dụng, thẻ ATM và thẻ ghi nợ (debit). Các quy định vềPTP giám sát các dịch vụ cửa thanh toán/chuyển tiền và các nhà cung cấp dịch vụ ví điện tử. Các nhà cung cấp dịch vụ thanh toán hiện bị cấm sử dụng tiển ảo cho các thanh toán PTP.
Theo quy định vềquản lý quota tiền điện tử, người sử dụng không đăng ký có thể lưu tối đa 2 triệu rupiah, trong khi người sử dụng có đăng ký có thể có ví với mức giới hạn lên tới 10 triệu rupiah. Việc giao dịch điện tử giới hạn 20 triệu rupiah/tháng. Tính đến thời điểm 21/12/2018, có tổng cộng 34 tổ chức ở Indonesia đã được nhận giấy phép kinh doanh tiền điện tử, trong đó trước hết phải kể đến GoPay, T Cash, PayPro và OVO.
Để đảm bảo hệ thống thanh toán vận hành trơn tru, Bank Indonesia đã thiết lập Cổng thanh toán điện tử quốc gia (GNP) để tích hợp các giải pháp thanh toán bị phân đoạn. GPN là hệ thống thanh toán liên kết nối và thống nhất có thể kết nối, tập hợp toàn bộ các kênh thanh toán ở Indonesia, bao gồm các ATM, POS, các phương thức thanh toán tiền điện tử như thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ, các cổng thanh toán. Bank Indonesia đang phát triển tiêu chuẩn thanh toán bằng code QR để có cơ sở hạ tầng thanh toán an toàn và tiện lợi.
Để có thêm thông tin vềsách trắng, hãy truy cập https://share.weiyun.com/5jsVMl9.
Recent Comments